Mỗi khi thời tiết thay đổi, các mẹ lại có nỗi lo mang tên trẻ bị viêm họng. Căn bệnh này không gây nguy hiểm, nhưng khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là gì, nhận biết ra sao và cách điều trị thế nào? Cùng Fitobimbi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm họng ở trẻ là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm các mô và niêm mạc trong họng của trẻ nhỏ. Bệnh có xu hướng sưng lên, gây đau rát cổ họng, khiến hoạt động nuốt thức ăn và hít thở gặp khó khăn.
Thống kê cho thấy, trẻ dưới 3 tuổi có thể bị viêm họng 4 – 6 lần/năm, thường là trong những tháng trời lạnh. Nhìn chung, viêm họng ở trẻ xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp,…
Nguyên nhân trẻ bị viêm họng
Viêm họng ở trẻ có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Nhiễm virus
Viêm họng cấp tính thường do virus gây ra, bao gồm virus cảm cúm (influenza virus), virus cảm lạnh (rhinovirus), respiratory syncytial virus – RSV), và virus Epstein-Barr. Với triệu chứng thường gặp là đau họng đi kèm với sốt cao.
Nhiễm vi khuẩn
Một số trường hợp viêm họng có thể do streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A). Bệnh gây nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng, với các biểu hiện như khó nuốt, đau họng đột ngột, sốt,… Bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 15 tuổi. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng hay mắc phải căn bệnh này.
Trẻ bị viêm họng do bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh lý gây bởi virus coxsackievirus A16. Bệnh ít để lại biến chứng và thường tự khỏi. Một trong những dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là tình trạng viêm họng. Ngoài ra trẻ còn bị sốt cao, nướu răng, loét miệng, má và cổ họng.
Do môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi, từ đó dễ mắc bệnh hơn. Cụ thể như sau:
- Không gian sống ẩm mốc, vệ sinh kém
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
- Sự thay đổi thất thường của thời tiết: sáng nắng chiều mưa, nhiệt độ hạ thấp nhanh chóng
- Trẻ thường xuyên đến những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học
- Trẻ không giai đoạn cai sữa, tập ăn dặm
- Tiếp xúc với lông chó, mèo và các con vật nuôi khác
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ
Sau 1 – 3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Đau họng: Đây là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng viêm họng ở trẻ. Điều này khiến trẻ cảm giác khó chịu, khó nuốt thức ăn hoặc uống nước
- Sưng họng: Họng của trẻ có thể bị sưng và đỏ. Ba mẹ có thể hoàn toàn nhìn thấy khi nhìn vào miệng của trẻ
- Ho: Viêm họng có thể gây ho, đây là phản ứng của cơ thể để loại bỏ dịch nhầy trong họng
- Sổ mũi: Trẻ bị viêm họng có thể có triệu chứng sổ mũi hoặc chảy nước mũi. Điều này có thể do viêm họng kích thích niêm mạc mũi và tạo ra dịch nhầy
- Hắt hơi: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ kích thích trong cổ họng
- Sưng và đau tai: Viêm họng có thể lan sang tai và gây đau tai. Trẻ có thể than phiền về điều này hoặc nếu để quan sát kỹ thì ba mẹ cũng có thể dễ dàng phát hiện
- Sốt: Trong trường hợp viêm họng do nhiễm trùng vi khuẩn, trẻ có thể bị sốt cao. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đang bị viêm nhiễm
- Mệt mỏi, khó chịu: Viêm họng có thể khiến trẻ trở nên mệt mỏi, khó chịu và không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động nào
Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể kiểm tra vòm họng của trẻ, trong một số trường hợp sẽ yêu cầu xét nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cách chữa viêm họng ở trẻ
Chuyên gia khuyến cáo trẻ mắc bệnh viêm họng cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nước. Đặc biệt là chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Đồng thời với trẻ có cơ địa nhạy cảm, cần tránh xa với các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc, bụi mịn, hóa chất, lông vật nuôi,… để tránh tình trạng thêm trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp tham khảo giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn khi bị viêm họng:
Vệ sinh mũi họng cho bé
Trong vài ngày đầu bị viêm họng, trẻ sẽ có biểu hiện ngạt mũi, dịch mũi lỏng. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu dịch mũi của trẻ quá đặc, mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một vài phút để dung dịch làm loãng dịch mũi. Sau đó dùng tay day nhẹ hai bên cánh mũi để gỉ mũi bong ra hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ.
Cho bé uống nước
Trẻ bị viêm họng được khuyến nghị uống nhiều nước để làm dịu, giữ ấm cổ họng và giúp giảm đau. Ba mẹ có thể cho bé uống nước ấm hoặc trà nóng pha với mật ong (nếu bé trên 1 tuổi) để tiêu viêm, giải cảm.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, khi trẻ bị viêm họng, mẹ nên tăng tần suất bú cho bé để vừa bổ sung nước, vừa giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và nhanh lành bệnh.
Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm
Không khí trong phòng quá khô còn thể khiến cổ họng của bé đau rát, từ đó khiến tình trạng viêm họng ngày càng trầm trọng. Vì vậy, vào ban đêm, mẹ có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé. Ngoài ra, mẹ có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào máy phun sương để giúp bé cảm thấy thư giãn hơn.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Dung dịch nước muối sinh lý có đặc tính kháng khuẩn tốt, làm dịu họng và giúp giảm tình trạng viêm họng hiệu quả. Mẹ có thể mua dung dịch nước muối tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà theo công thức 1/4 muỗng cafe muối với 250ml nước ấm. Cho bé súc miệng hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm họng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đảm bảo trẻ được ăn uống đủ và đủ dinh dưỡng. Tránh các thực phẩm có khả năng kích thích họng như thức ăn cay, nóng hoặc lạnh quá mức. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và giàu chất lỏng để giảm cảm giác đau họng.
Sử dụng thảo dược chữa viêm họng cho bé
Bên cạnh các cách chữa viêm họng ở trẻ kể trên, mẹ có thể sử dụng thêm một số thảo dược sau nhằm hỗ trợ giảm đau họng và ho:
- Nước ép cà rốt: Nước ép cà rốt được cho là có tác dụng giảm ho và làm dịu họng do chứa nhiều carotene và vitamin C.
- Nước ép nghệ: Nước ép nghệ có tác dụng kháng vi khuẩn và giảm viêm. Mẹ có thể cho bé dùng chung với sữa để dễ uống hơn
- Mật ong: Mật ong nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, vì vậy rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho dùng mật ong bởi nó có nguy cơ gây ngộ độc
- Nước ép gừng: gừng có chứa các kháng khuẩn giúp tiêu viêm ở họng. Nếu trẻ bị ngứa họng, bạn nên cho bé nhấp nửa ly nước ép gừng, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng
Trẻ bị viêm họng là một tình trạng phổ biến mỗi khi thời tiết thay đổi. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi viêm họng là giữ ấm cẩn thận, vệ sinh mũi họng thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh. Khi trẻ có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.