Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì? Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau; kháng sinh, kháng viêm hoặc các loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của cơn sốt,…
Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì?
Thuốc hạ sốt – Dùng khi con bị sốt cao
Khi bé bị sốt do viêm họng, ngay lập tức mọi người sẽ nghĩ tới việc cho con sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, thuốc hạ sốt không nên là lựa chọn đầu tiên.
Cụ thể:
- Khi nhiệt độ trực tràng của bé dưới 38,9 độ C: chưa cần cho con uống hạ sốt; thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích con nghỉ ngơi, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như: nới lỏng quần áo, lau người cho trẻ bằng khăn ấm, đắp khăn ẩm lên trán,…
- Khi nhiệt độ trực tràng của bé trên 38,9 độ C: lúc này bên cạnh việc áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý, cha mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ em bao gồm:
- Acetaminophen (tên thương mại Tylenol, Hapacol, Efferalgan, Panadol,…)
- Ibuprofen (tên thương mại Advil, Motrin,…)
Lưu ý:
- Viêm họng có thể gây ho, lúc này, cha mẹ có thể nghĩ tới việc cho con uống thuốc trị ho. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, trong nhiều loại thuốc ho có chứa Acetaminophen. Vì vậy, hãy đọc kỹ thành phần thuốc để tránh cho con uống quá liều Acetaminophen.
- Mặc dù thuốc hạ sốt aspirin được giới thiệu là có thể sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng, không nên cho trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng loại thuốc này, đặc biệt là khi trẻ bị viêm họng do virus. Sử dụng aspirin khi bị bệnh do virus có thể gây ra hội chứng Reye với các triệu chứng thường thấy như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, thậm chí hôn mê,… Bạn cũng cần lưu ý tránh cho con sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa thành phần salicylate hoặc acetylsalicylate – đây là các cách gọi khác của aspirin.
Thuốc kháng sinh – Chỉ dùng để điều trị viêm họng do vi khuẩn
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị viêm họng là do virus và vi khuẩn. Trong trường hợp bé bị viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho con. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, phần lớn các trường hợp viêm họng ở trẻ em không cần được điều trị bằng kháng sinh. Vì thực tế cho thấy có tới 70 – 80% trẻ bị viêm họng là do virus. Và thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm họng do virus gây ra.
Khi trẻ được chẩn đoán viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu con điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh Amoxicillin hoặc Penicillin. Trong trường hợp con bị mẫn cảm với Penicillin, bác sĩ có thể yêu cầu con sử dụng một trong những loại kháng sinh như:
- Cephalexin (tên thương mại Keflex, Cepol, Ceporexine, Ceporex,…)
- Cefadroxil (tên thương mại Cefadroxil, Droxicef, Tytdroxil, Biodroxil, Fabadroxil, Melyroxil,…)
- Clindamycin (tên thương mại Cleocin, Dalacin, Clinacin,…)
- Clarithromycin (tên thương mại Biaxin, Maxclary,…)
- Azithromycin (tên thương mại Zithromax, Azithrocin,…)
Thuốc kháng viêm – Đôi khi được sử dụng thay cho kháng sinh
Trong một số trường hợp, thay vì kháng sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu con uống thuốc kháng viêm để làm giảm viêm (sưng, đỏ, đau) ở vùng niêm mạc và hầu.
Các loại kháng viêm thường được kê đơn cho trẻ em bị sốt viêm họng bao gồm:
- Alphachymotrypsin (Alpha Choay, Katrypsin, Chymobest,…)
- Prednisolon 5mg
✔️✔️✔️ Thuốc viêm họng cho bé – 3 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến
Thuốc trị ho – Cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em
Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì? Khi bị viêm họng, bé có thể ho nhiều. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc ho vì những loại thuốc này ít mang lại lợi ích cho trẻ nhỏ và có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhiều loại thuốc trị ho không kê đơn có chứa cả thành phần kháng viêm, hạ sốt,… Điều này có thể làm tăng nguy cơ quá liều khi được dùng chung với một loại thuốc khác.
Thay vì cho con uống thuốc ho, cha mẹ nên:
- Cho con uống nhiều nước (sữa mẹ đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi; sữa mẹ, nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả,… với trẻ trên 6 tháng tuổi).
- Sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm trong không khí. Điều này giúp con thở dễ hơn và giảm ho.
- Nếu có thể, hãy cho con súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày để diệt khuẩn.
Lưu ý khi cho bé sốt viêm họng uống thuốc
Cho trẻ uống thuốc không hề đơn giản. Vì uống quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi cho con uống thuốc để điều trị sốt và viêm họng, cha mẹ hãy lưu ý những điều sau:
- Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc khi không được hướng dẫn.
- Hiểu rõ tên, tác dụng; liều lượng, tần suất, thời gian sử dụng; cách bảo quản thuốc.
- Hiểu rõ cách sử dụng thuốc: uống, tiêm, thoa lên da,…
- Hiểu rõ tác dụng phụ hoặc phản ứng phổ biến khi uống thuốc.
- Hiểu rõ cách thuốc tương tác với các loại thuốc khác.
- Thuốc kháng sinh cần được sử dụng hết liều, ngay cả khi tình trạng viêm họng của trẻ có đã được cải thiện.
Kết luận
Chắc hẳn, sau khi đọc bài viết này, các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi “bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì” rồi đúng không. Mặc dù đã biết về các loại thuốc được sử dụng để điều trị sốt, viêm họng cho con; nhưng cha mẹ cần đặc biệt lưu ý: tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc. Vì uống thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con.
✔️✔️✔️ Xem thêm TPBVSK Fitobimbi: