Nội dung chính

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn hướng dẫn xử lý A-Z

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Lúc này, nếu cha mẹ không biết cách xử lý, tình trạng của bé sẽ trở nên ngày càng tồi tệ.

Hướng dẫn A-Z xử lý bé bị viêm họng ăn vào là nôn
Hướng dẫn A-Z xử lý bé bị viêm họng ăn vào là nôn

Vì sao bé bị viêm họng ăn vào là nôn?

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của viêm họng bao gồm: đau đầu, đau họng, buồn nôn, nôn và sốt. Bệnh có tính chất lây lan cao và thường lây tử người sang người.

Tình trạng bé bị viêm họng ăn vào là nôn có thể xảy ra sau bữa ăn. Cơn ho do viêm họng có thể đến bất cứ lúc nào, nhất là khoảng thời gian sau ăn. Lúc này, họng của bé có thể đã bị kích thích, dẫn đến phản xạ ho, kèm theo dịch nhầy và thức ăn.

Bé bị viêm họng cứ ăn vào là nôn
Bé bị viêm họng cứ ăn vào là nôn

Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng gây khó nuốt nên có hiện tượng cứ ăn vào là nôn, thậm chí bú sữa cũng nôn trớ. Điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng.

Trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn có nguy hiểm không?

Nôn là một triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong hầu hết mọi trường hợp, trẻ bị viêm họng gây nôn thường không quá nghiêm trọng, con sẽ cảm thấy tốt hơn khi nhận được sự chăm sóc kịp thời. Một số trẻ nôn mửa để làm sạch chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp. Nếu trẻ bị viêm họng có nhiều đờm và chất nhầy, bạn có thể giúp ngăn ngừa nôn trớ bằng cách khuyến khích trẻ xì mũi.

Tuy nhiên, nếu thấy con bị viêm họng ăn vào là nôn kèm theo những biểu hiện bất thường như đau họng, đau cơ, mệt mỏi, sốt, mất khứu giác, khó thở…  thì cần đặc biệt chú ý. Bởi những triệu chứng này có sự tương đồng với Covid-19. Lúc này trẻ cần được chăm sóc y tế kịp thời để tìm ra nguyên nhân cũng như điều trị phù hợp.

Khi nào bé bị viêm họng ăn vào là nôn cần đến gặp bác sĩ?

Như đã đề cập ở trẻ, nôn trớ là phản ứng bình thường do tác động viêm họng gây ra. Vì vậy, trẻ còn bị viêm họng thì nôn trớ còn kéo dài. Mặc dù, tình trạng viêm họng có thể tự cải thiện, tuy nhiên trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên khó thể lường trước những mối nguy mà con sẽ phải đối mặt. Bởi vậy, ngay khi phát hiện con bị viêm họng và nôn trớ, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tùy vào độ tuổi và mức độ nguy hiểm của triệu chứng mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng trẻ. Việc tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ sẽ giúp trẻ sớm bình phục và không còn hiện tượng ăn vào là nôn nữa.

Khi nào bé bị viêm họng và nôn nên tìm gặp bác sĩ?
Khi nào bé bị viêm họng và nôn nên tìm gặp bác sĩ?

Cách xử lý tình trạng bé viêm họng ăn vào là nôn

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ, phụ huynh cần có cách chăm sóc bé bị viêm họng ăn vào là nôn phù hợp để con sớm cải thiện:

Ngủ đủ giấc

Ngủ là lúc cơ thể có thời gian tự sửa chữa, phục hồi lại các chức năng. Vì vậy, cho bé ngủ đủ giấc là rất quan trọng, nhất là khi đang bị ốm. Mẹ cần khuyến khích bé ngủ đúng giờ, đủ giấc, trung bình mỗi tối từ 7 – 9 tiếng.

Súc miệng bằng nước muối

Vệ sinh khoang miệng bằng dung dịch nước muối là phương pháp hữu hiệu khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn. Nước muối sinh lý sẽ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virus, giảm viêm nhiễm. Đồng thời làm sạch khoang miệng, tiêu đờm, cho bé đường thở thông thoáng. Mẹ nên dạy trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, vừa giảm đau họng, vừa ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Cho bé súc miệng bằng nước muối
Cho bé súc miệng bằng nước muối

Bổ sung nhiều chất lỏng

Chất lỏng giúp ngăn ngừa mất nước và giữ ấm cho cổ họng của trẻ. Mẹ nên cho bé dùng nước ấm, nước trà, nước ép trái cây để làm dịu họng. Đồng thời, tránh xa các loại nước uống chứa nhiều đường hóa học, nước có gas, nước đá lạnh,…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ bị viêm họng dễ nôn trớ khi ăn. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến bữa ăn cho con cũng cần hết sức chú ý. Khi niêm mạc họng đang có dấu hiệu tổn thương, mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm khô, cứng, khó nuốt. Thay vào đó nên ưu tiên các món ăn chế biến dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột,.. Ngoài ra, không thể quên bổ sung cho bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường đề kháng, đẩy nhanh tiến trình điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?
Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?

Vậy trẻ bị viêm họng nên ăn gì? Một vài món ăn bổ dưỡng, tốt cho cổ họng của bé phải kể đến là: Cháo táo đỏ bí ngô, cháo thịt bò cà chua, cháo bột yến mạch, súp gà hầm, cháo trứng hạt sen,…

Làm ẩm không khí

Sử dụng máy làm ẩm không khí mát để loại bỏ không khí khô có thể gây kích ứng thêm viêm họng, nhất định phải làm sạch máy tạo ẩm thường xuyên để không phát triển vi khuẩn hoặc nấm mốc. Hoặc mẹ có thể cho bé xông hơi trong phòng kín cũng là liệu pháp giảm viêm họng cực tốt.

Tránh xa các chất gây kích ứng

Giữ cho ngôi nhà của bạn không có các sản phẩm tẩy rửa và khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng của trẻ.

Trên đây là các cách xử lý bé bị viêm họng ăn vào là nôn cũng như những thông tin cần thiết khác. Mong rằng chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bé sớm khỏi bệnh!

Chia sẻ bài viết này