Nội dung chính

Phương pháp ăn dặm BLW tự chỉ huy là gì?

Bạn đã biết ăn dặm BLW là gì chưa? Muốn cho bé ăn dặm thành công, cha mẹ nhất định phải trang bị cho mình những kiến thức dưới đây:

>>> Xem thêm:

Hiểu đúng về phương pháp ăn dặm BLW là gì? Sai một li, đi một dặm
Hiểu đúng về phương pháp ăn dặm BLW là gì? Sai một li, đi một dặm

Ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm BLW hay ăn dặm trẻ tự chỉ huy là một phương pháp bổ sung thực phẩm vào chế độ ăn của trẻ ngoài nguồn dinh dưỡng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

BLW là một triết lý trong đó con bạn sẽ được khuyến khích tự xúc ăn ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm. Thuật ngữ này được đề xuất bởi một cựu nhân viên y tế Gill Rapley, tại Anh.

Ăn dặm BLW là tự bé chỉ huy bữa ăn của mình
Ăn dặm BLW là tự bé chỉ huy bữa ăn của mình

BLW khuyến khích bản năng ăn uống bẩm sinh của trẻ phát triển, đồng thời thúc đẩy cân nặng và tạo thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt quá trình lớn khôn của trẻ. Ngoài ra, ăn dặm BLW cũng cho phép trẻ tự điều chỉnh lượng thức ăn và chia sẻ giờ ăn trong gia đình. Từ đó mang lại những lợi ích lâu dài, bao gồm: trẻ ăn được nhiều loại thức ăn hơn, cũng như tăng sự tự tin.

Những lợi ích khi cho bé ăn dặm BLW là gì?

  • Ăn dặm do bé tự chỉ huy giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Với BLW, bé sẽ thưởng thức món ăn y trang những gì các thành viên còn lại trong gia đình ăn. So với phương pháp ăn dặm truyền thống, việc xay nhuyễn thức ăn cho trẻ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
  • Với BLW, mỗi bữa ăn là một niềm vui: BLW không kiểm soát số lượng ăn mỗi bữa, thay vào đó là cho trẻ tự quyết định. Cho đến khi trẻ tròn một tuổi, chúng sẽ tiếp tục nhận được sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, theo phương pháp BLW, mẹ khỏi lo con thiếu chất, thiếu cân. Đặc biệt, những hành vi như ép ăn, ăn rong, quấy khóc cũng sẽ không còn nữa. Bé sẽ nhận thức đến bữa ăn là “được ăn” chứ không còn là “phải ăn” nên tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn.
  • Bé học được cách xử lý thức ăn một cách an toàn bằng cách học cách nhai và sau đó nuốt
  • Bé học cách nhận biết các kết cấu, hình dạng, kích thước và mùi vị của thức ăn khác nhau
  • Bé học các kỹ năng vận động tinh (phối hợp tay mắt và cầm nắm)
  • Bé biết được cảm giác đói và no. Từ đó phát triển khả năng tự điều chỉnh lượng ăn của riêng mình
  • Giảm kén ăn khi còn nhỏ, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên

loi ich khi cho be an dam blw

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm BLW là gì?

Bên cạnh những lợi ích to lớn trên, nếu mẹ cho bé ăn tự chỉ huy không đúng cách, phương pháp này làm tăng nguy cơ mắc nghẹn, vì thức ăn dặm BLW có kết cấu và hình dạng khác nhau. Trẻ sẽ tự đút thức ăn mà không có sự trợ giúp của cha mẹ nên đôi khi không kiểm soát được khối lượng thức ăn đưa vào miệng, tiềm ẩn nguy cơ nghẹn và nôn trớ. Để hạn chế gặp phải tình huống xấu này, hãy đảm bảo rằng em bé của bạn đang ngồi thẳng lưng. Không bao giờ để bé một mình trong khi ăn.

Một mối quan tâm khác là những em bé này có thể không nhận đủ sắt và năng lượng để phát triển khỏe mạnh. Điều này là do sự đa dạng và số lượng thức ăn mà bé có thể tự ăn có thể bị hạn chế. Để giúp bé có đủ năng lượng và chất sắt, bạn có thể cho bé ăn thêm một số thức ăn như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ, đậu nghiền và đậu lăng và thịt băm.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết ăn dặm BLW là gì rồi đúng chứ? Hãy cùng tìm hiểu thêm xem thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm tự chỉ huy là khi nào nhé!

Điều quan trọng để thành công khi áp dụng ăn dặm BLW là bắt đầu cho trẻ ăn khi có dấu hiệu sẵn sàng. Thông thường, vào khoảng tháng thứ 6, những kỹ năng của trẻ sẽ dần được hoàn thiện để có thể tự chỉ huy bữa ăn của mình. Ngay cả khi không có răng, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể nhai nhiều loại thức ăn mềm, dạng cục và thức ăn dạng ngón tay. Những dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm bao gồm:

  • Có thể ngồi dậy tốt mà không cần hỗ trợ
  • Có thể cầm nắm đồ vật bằng tay và trở nên nhanh nhẹn hơn
  • Đưa đồ ăn vào miệng
  • Thể hiện sự quan tâm đến đồ ăn và những bữa ăn

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm BLW

Để tập cho bé ăn dặm BLW thành công, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Về thức ăn

  • Lên thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 6 tháng tuổi phù hợp “gu” ăn uống của trẻ, nhưng vẫn phải đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Lựa chọn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi để đảm bảo bé hấp thu tốt nhất
  • Cắt rau củ, thịt, cá thành dạng sợi hoặc hình que để bé cầm nắm và nhai, nuốt dễ dàng hơn
  • Không nêm nếm gia vị như đường, muối, mật ong vào đồ ăn của bé. Tránh cho bé ăn thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn, hạt ngũ cốc hay trứng lòng đào. Hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa thật sự trưởng thành nên khả năng hấp thu và đào thải các chất này còn gặp nhiều trở ngại
Hiểu đúng về phương pháp ăn dặm BLW là gì? Sai một li, đi một dặm
Hiểu đúng về phương pháp ăn dặm BLW là gì? Sai một li, đi một dặm

Về cách ăn

Nguyên tắc về cách ăn khi cho bé tập ăn dặm BLW là gì?

  • Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tư thế ngồi ăn của bé. Tốt nhất nên cho bé ngồi trên ghế tập ăn đi kèm với bàn. Tập cho bé thói quen ngồi thẳng lưng, mặt quay về phía bàn từ những ngày đầu
  • Đảm bảo chắc chắn rằng bạn chỉ chuẩn bị thực đơn ăn dặm BLW, sau đó việc xúc thức ăn là do trẻ. Không can thiệp quá sâu vào những gì diễn ra trong bữa ăn của bé. Hãy để bé tự lập và với việc ăn uống của mình
  • Cho trẻ ăn vào khung giờ cố định, phù hợp khi trẻ còn đang tỉnh táo, không buồn ngủ, mệt mỏi hay quấy khóc
  • Không ép, hồi thúc trẻ khi ăn hay có bất kỳ những cử chỉ gì khiến bé rối trí
  • Cố gắng cho trẻ ăn dặm khoảng một giờ sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Không nên kéo dài khoảng thời gian này quá lâu mà cần sự liền mạch để trẻ không bị quá đói hoặc quá no
  • Trong thời gian đầu cho con ăn dặm BLW, bé có thể sẽ chơi với thức ăn nhiều hơn là ăn. Đây cũng là cách để trẻ khám phá và học tập nhiều kỹ năng mới. Bạn đừng đặt quá nhiều kỳ vọng rằng con sẽ ăn nhiều, ăn sạch sẽ ngay trong thời gian đầu nhé! Theo thời gian, trẻ sẽ bắt đầu tiêu thụ thức ăn nhiều hơn và giờ ăn cũng không kéo dài lâu như trước nữa

Thực đơn ăn dặm BLW?

Tìm ý tưởng cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé là điều không mấy dễ dàng. Đừng lo, Fitobimbi xin cung cấp đến các mẹ bỉm sữa 30 công thức ăn dặm ngon, hấp dẫn cho bé ăn cả tháng không sợ trùng.

Thực đơn ăn dặm ngày 1:

  • Táo nướng
  • Măng tây hấp
  • Khoai tây hấp

Thực đơn ăn dặm ngày 2:

  • Khoai lang tím hấp
  • Bí ngòi hấp
  • Bí đỏ hấp
  • Cá tilapia nướng lò vi sóng
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm

Thực đơn ăn dặm ngày 3:

  • Cà rốt hấp
  • Măng tây hấp
  • Súp lơ xanh hấp
  • Bơ nghiền nhuyễn trộn sữa chua làm sốt chấm

Thực đơn ăn dặm ngày 4:

  • Súp lơ luộc
  • Măng tây luộc
  • Lòng đỏ trứng tráng

Thực đơn ăn dặm ngày 5:

  • Cà rốt chiên
  • Cà rốt hấp
  • Khoai tây hấp
  • Đậu cove hấp

Thực đơn ăn dặm ngày 6:

  • Măng tây, khoai lang nướng
  • Bánh ngô chiên
  • Bánh korokke bí đỏ, khoai tây, thịt bò

Thực đơn ăn ăn dặm ngày 7:

  • Cà rốt hấp
  • Táo
  • Thịt viên chiên
  • Bắp cải hấp

Thực đơn ăn dặm ngày 8:

  • Măng tây luộc
  • Củ cải luộc
  • Nui
  • Thịt viên chiên

Thực đơn ăn dặm ngày 9:

  • Bí đỏ hấp
  • Su su luộc
  • Khoai tây cuộn thịt bò rắc phomai

Thực đơn ăn dặm ngày 10:

  • Đậu luộc
  • Súp lơ xanh
  • Trứng chiên tôm
  • Mì sợi

Thực đơn ăn dặm ngày 11:

  • Bí đỏ hấp
  • Khoai tây hấp
  • Gà viên chiên với nấm hương, mộc nhĩ

Thực đơn ăn dặm ngày 12:

  • Củ cải trắng luộc
  • Bí đỏ luộc
  • Chả đậu xanh
  • Quý bóc vỏ, tách xơ, bỏ hạt

Thực đơn ăn dặm ngày 13:

  • Bánh bao chay
  • Thịt bò cuộn măng tây
  • Bí đỏ hấp
  • Dâu tây

Thực đơn ăn dặm ngày 14:

  • Su su luộc
  • Khoai lang luộc
  • Tôm áp chảo
  • Đu đủ chín
  • Cà chua bi vàng

Thực đơn ăn dặm ngày 15:

  • Cà tím luộc
  • Đậu Nhật hấp
  • Bánh khoai lang chiên
  • Xoài chín

Thực đơn ăn dặm ngày 16:

  • Cà rốt luộc
  • Gà rang
  • Khoai tây nướng
  • Quả kiwi

Thực đơn ăn dặm ngày 17:

  • Bông cải hấp
  • Ớt chuông hấp
  • Thanh long đỏ

Thực đơn ăn dặm ngày 18:

  • Cà tím nướng
  • Măng tây luộc
  • Dưa lưới

Thực đơn ăn dặm ngày 19:

  • Súp lơ xanh hấp
  • Bí xanh hấp
  • Que phomai

Thực đơn ăn dặm ngày 20:

  • Cánh gà chiên xù
  • Cơm nát trộn củ quả thập cẩm
  • Dâu tây

Thực đơn ăn dặm ngày 21:

  • Bông cải trắng luộc
  • Măng tây xào
  • Bánh mì
  • Cam bóc vỏ, bỏ xơ và hạt

Thực đơn ăn dặm ngày 22:

  • Đậu cove luộc
  • Bí đỏ hấp
  • Bơ chín

Thực đơn ăn dặm ngày 23:

  • Cà rốt hấp
  • Bánh mì nướng
  • Chuối cắt lát

Thực đơn ăn dặm ngày 24:

  • Củ cải luộc
  • Su su luộc
  • Táo nướng quế

Thực đơn ăn dặm ngày 25:

  • Ức gà luộc, xé nhỏ
  • Khoai lang nướng
  • Xoài chín

Thực đơn ăn dặm ngày 26:

  • Cánh gà áp chảo
  • Măng tây luộc
  • Táo

Thực đơn ăn dặm ngày 27:

  • Táo nướng
  • Khoai tây hấp
  • Đậu Hà Lan hấp

Thực đơn ăn dặm ngày 28:

  • Cà rốt luộc
  • Bột mì chiên
  • Đậu đũa hấp
  • Bánh mì
  • Cam bóc vỏ, bỏ xa và hạt

Thực đơn ăn dặm ngày 29:

  • Cà rốt luộc
  • Bánh mì thập cẩm
  • Quả kiwi

Thực đơn ăn dặm ngày 30:

  • Cánh gà chiên xù
  • Cơm trộn rau củ thập cẩm
  • Dâu tây

Trên đây là giải đáp “ăn dặm BLW là gì”, cũng như những thông tin bổ ích xoay quanh phương pháp ăn dặm này. Giai đoạn đầu ăn dặm rất quan trọng, vì vậy chuẩn bị kiến thức và tâm lý thật tốt để chăm sóc bé yêu nhé!

Chia sẻ bài viết này