Bé yêu được 6 tháng tuổi là giai đoạn đầy thử thách với ba mẹ khi không biết lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng như thế nào hợp lý. Hiểu được điều này, Fitobimbi xin chia sẻ cho phụ huynh một số kinh nghiệm khi chăm sóc bé yêu trong thời kỳ ăn dặm.
Vì sao cần cho bé ăn dặm theo lịch cụ thể?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, ba mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Bởi, khoảng thời gian này, cơ thể bé cần nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài. Mặt khác, bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa dần hoàn thiện nên trẻ có thể xử lý được nhiều loại đồ ăn khác nhau: cứng, mềm, dai,…
Để bé có những trải nghiệm ăn dặm nhẹ nhàng thì việc tuân thủ lịch ăn dặm ngay trong những ngày đầu ăn đóng vai trò hết sức quan trọng để bé rèn luyện nề nếp cũng như thói quen ăn uống tốt hơn. Mặt khác, việc bé ăn một lượng thức ăn ổn định, đúng giờ cũng sẽ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tránh được tình trạng quá tải, gây rối loạn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn dặm vẫn được bú sữa thường xuyên, nhất là giai đoạn dưới 1 tuổi. Vì vậy, khi thiết lập lịch ăn dặm cho bé 6 tháng, ba mẹ không cần quá cứng nhắc. Hãy đảm bảo mỗi cữ ăn của con cách nhau khoảng 4 tiếng và cung cấp lượng thức ăn theo nhu cầu để cơ thể định hình thói quen tốt và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo Easy
EASY là viết tắt của Eat – Activity – Sleep – Your time. Đây là chuỗi hoạt động bao gồm: Ăn – Hoạt động chơi – Ngủ – Thời gian của mẹ. Chu kỳ này bắt đầu từ lúc trẻ thức dậy cho tới khi con lên giường đi ngủ. Nuôi con theo phương pháp EASY sẽ giúp trẻ dần hình thành nhịp sinh học theo các hoạt động diễn ra trong ngày. Ăn dặm theo EASY chỉ là chỉ là một phần trong phương pháp nuôi con EASY mà thôi. Trong thời điểm đầu của giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé như sau:
Lịch ăn dặm bé 6 tháng tuần
- 7h30: Mẹ đánh thức bé dậy, tiến hành vệ sinh, sau đó cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 8h30: Cho bé ăn cháo sữa hoặc bột. Mẹ nên nấu cháo loãng, xay mịn, có vị ngọt để bé ăn dễ dàng hơn
- 12h30: Cơm nghiền nát hoặc cháo loãng ăn cùng rau củ nghiền
- 16h30: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 17h30: Cho bé cơm nghiền nát hoặc cháo loãng giống bữa trưa
- Trước 19h: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuần 2
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tuần 2 cũng tương tự như tuần 1, vẫn tập trung vào bột loãng, cháo có vị ngọt.
- 7h30: Sau khi thức giấc, mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 8h30: Cho bé ăn cháo sữa hoặc bột
- 12h30: Cơm nghiền nát hoặc cháo loãng. Mẹ nên đa dạng bữa ăn dặm cho bé bằng cách thêm rau xanh, củ quả hoặc đậu nghiền
- 16h30: Cho bé uống sữa
- 17h30: Cho bé ăn cơm nghiền nát hoặc cháo loãng như bữa trưa
- Trước 19h: Cho bé uống sữa trước khi đi ngủ
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuần 3
Khi bé được 6 tháng 3 tuần tuổi, khả năng ăn dặm của bé có chút tiến bộ, mẹ có thể tăng dần độ thô của cháo trong thực đơn ăn dặm.
- 7h30: Sau khi bé thức giấc, mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như thường ngày. Lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi chỉ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, tuyệt đối không được uống sữa tươi đâu nhé!
- 8h30: Mẹ cho bé ăn bột hoặc cháo xay. Cháo không cần xay quá nhuyễn mà nên có kết cấu đặc một chút. Việc tăng dần độ thô của cháo sẽ giúp bé rèn luyện khả năng nhai nuốt
- 12h30: Cho bé ăn cháo loãng hoặc rau, củ xay nhuyễn
- 16h30: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như thường ngày.
- 17h30: Cho bé ăn cháo. Mẹ có thể trộn chung cháo với ngũ cốc nghiền nát hoặc rau củ
- Trước 19h: Cho bé bú sữa hoặc sữa công thức trước khi đi ngủ
Lịch ăn dặm cho bé tuần 4
- 7h30: Sau khi bé thức giấc, mẹ hãy cho bé uống sữa như thường ngày
- 8h30: Cho bé ăn cháo. Cháo có thể nấu mềm mà không cần xay nhuyễn. Để cung cấp thêm dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thực phẩm khác để tập làm quen với các hương vị mới.12h30: Cho bé ăn cháo hoặc bột tương tự như bữa sáng.
- 16h30: Cho bé uống sữa
- 17h30: Cho con ăn bữa phụ với pudding, rau củ nghiền hoặc cháo sữa
- Trước 19h: Cho bé uống sữa
Nhìn chung, lịch ăn dặm cho bé 6 tháng qua các tuần không có nhiều sự thay đổi. Mẹ có thể tăng khẩu phần ăn của con qua các tuần nếu thấy bé ăn ngon miệng.
Tham khảo lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp khác
Bên cạnh lịch ăn dặm theo EASY, mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé theo các phương pháp khác như Nhật hoặc BLW.
Lịch ăn dặm kiểu Nhật
- 7h – 8h: Đánh thức bé dậy và cho ăn sữa
- 9h30 – 10h30: Cho bé ăn dặm trái cây nghiền, cháo hoặc bột
- 11h: Cho ăn sữa và ngủ trưa
- 14h: Cho bé thức dậy và ăn sữa, với liều lượng khoảng 150ml
- 14h – 15h: Mẹ chơi cùng bé, sau đó tắm cho bé
- 16h: Cho bé ăn bữa phụ
- 18h: Cho bé ăn dặm
- 19h: Cho bé ăn thêm sữa
- 20h: Thời gian cho bé tự ngủ
Lịch ăn dặm kiểu BLW
- 7h: Cho bé thức giấc, vệ sinh cá nhân rồi cho ăn sữa.
- 7h30: Cho bé tự chơi hoặc ba mẹ chơi cùng bé.
- 8h: Cho bé ăn nhẹ
- 8h30: Để bé tự chơi
- 9h – 9h30: Cho bé ăn sữa và đi ngủ
- 11h: Cho bé dậy
- 12h: Cho bé ăn dặm (rau củ nghiền)
- 12h30: Để bé tự chơi
- 13h30: Cho bé ăn sữa
- 16h: Tắm cho bé
- 17h: Cho bé ăn dặm
- 17h30: Thời gian để bé tự chơi
- 18h: Cho bé ăn sữa
- 19h: Cho bé đi ngủ
Những lưu ý khi áp dụng thời gian ăn dặm cho bé
- Không nên vội vàng cho bé ăn dặm quá sớm. Thời điểm lý tưởng bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn dặm là từ tháng thứ 6
- Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít tới nhiều để dạ dày bé thích nghi. Trong đó, bột ăn dặm là thức ăn lý tưởng trong giai đoạn khởi đầu này
- Không ép bé ăn, không kéo dài bữa ăn quá 30 phút
- Không đánh thức bé dậy, bắt trẻ phải ăn khi đang ngủ ngon
- Không cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa ăn vừa xem tivi hoặc bế con đi ăn rong
- Lựa chọn các dụng cụ ăn uống ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để thu hút sự chú ý của bé
- Tạo không gian ăn uống thoáng mát, thoải mái cho bé
- Nên cho bé ăn cùng bàn với gia đình. Điều này vừa giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương của các thành viên trong gia đình, vừa tạo hứng thú cho con mỗi bữa ăn
Trên đây là chia sẻ về lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Mong rằng bài viết đã giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong giai đoạn đầu bé ăn dặm. Qua đó giúp con yếu có khởi đầu tốt để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.