Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm là cách được nhiều phụ huynh áp dụng. Vậy phương pháp này có an toàn không? cách dùng thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi có an toàn không?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Ngạt mũi là hiện tượng trẻ sơ sinh bị bít tắc một hoặc cả hai bên mũi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi là do nhiễm virus cúm. Trong trường hợp này, ngoài ngạt mũi, trẻ còn có biểu hiện ho, đau họng và hắt hơi.
Nguyên nhân thường gặp thứ hai đó là do bé bị dị ứng, với biểu hiện như ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi. Tình trạng này có thể xuất hiện quanh năm do ảnh hưởng từ môi trường sống như bụi bẩn, nấm mốc, dán, lông vật nuôi,… hoặc xảy ra trong mùa hoa nở.
Ngoài ra, các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp khác cũng có thể dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở trẻ như: viêm mũi nhiễm khuẩn, viêm mũi vị giác, viêm mũi vận mạch.
Có nên dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh không?
Ngạt mũi là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chứng kiến con khó chịu, mệt mỏi do chứng ngạt mũi đem lại, nhiều bố mẹ sốt sắng đã tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh, đặc biệt là chưa thông qua chỉ định từ bác sĩ có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp tác dụng.
Theo chuyên gia, nghẹt mũi không phải tình trạng quá nghiêm trọng, cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé bằng các biện pháp dân gian. Trong số đó, nổi bật là cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm.
Dầu tràm là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm. Theo đông y, dầu tràm có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn cao nên thường dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Kháng khuẩn, kháng nấm
Tác dụng này đến từ hai hoạt chất, a-Terpineol và Cineol có trong dầu tràm. Chúng giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, vì vậy là giải pháp an toàn, hiệu quả khi bé bị nghẹt mũi.
Chống viêm
Trong dầu tràm chứa nồng độ cao terpinen-4-ol, có đặc tính chống viêm mạnh. Vì vậy, sử dụng dầu tràm có thể giảm sưng, viêm do histamine gây ra.
Chống cảm lạnh
Cảm lạnh là nguyên nhân chính khiến bé bị ngạt mũi. Trong khi đó, dầu tràm lại có tác dụng làm ấm, làm nóng phổi. Chỉ cần xoa một chút tinh dầu tràm lên lòng bàn tay, bàn chân bé là có thể tránh gió hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Trị nghẹt mũi cho bé bằng mẹo dân gian tuy “chậm” mà “chắc”. Mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giúp bé giảm nghẹt mũi:
Xông tinh dầu tràm
Sử dụng máy xông, tinh dầu tràm sẽ được khuếch tán trong không khí, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thông mũi xoang, thoáng họng. Từ đó sớm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào máy xông. Đặt máy xông ở gần giường để hơi sương tiếp cận được đến bé. Lưu ý, trong quá trình sử dụng, mẹ nên thay nước và vệ sinh thường xuyên để tránh bị ẩm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
Cho trẻ ngửi tinh dầu tràm
Đây là cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên bôi trực tiếp dầu tràm lên da bé. Bởi dầu tràm có tính nóng, có thể gây kích ứng, nóng rát da bé. Thay vào đó, mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ vài giọt tinh dầu vào đó rồi quấn lỏng quanh cổ bé. Cách này giúp mùi hương của dầu tràm phát tán, tiêu diệt vi khuẩn và giảm nghẹt mũi cho bé hiệu quả.
Hòa dầu tràm với nước tắm
Không có cách nào làm thông mũi họng tự nhiên và hiệu quả hơn tắm nước nóng. Hơi nước ấm sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loãng dịch nhầy, tạo điều kiện đào thải chúng ra ngoài. Đặc biệt, mỗi khi chuyển mùa, trẻ dễ bị cảm lạnh, tắm nước ấm sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn hơn. Cách chữa ngạt mũi cho trẻ này sẽ gia tăng hiệu quả vượt trội khi nhỏ thêm vào nước tắm chỉ 2 – 3 giọt tinh dầu. Tuy nhiên, trong quá trình tắm cho bé, mẹ không nên để dầu tràm dính vào mắt trẻ. Bởi dầu có thể làm mắt bé bị cay, đỏ khó chịu.
Massage tinh dầu tràm
Thông thường, đi kèm với nghẹt mũi, trẻ sơ sinh còn hay bị mệt mỏi, đau nhức cơ. Massage là liệu pháp tuyệt vời để xua tan mọi phiền toái này ở trẻ. Để quá trình massage trở nên trơn tru hơn, mẹ nên chuẩn bị thêm tinh dầu tràm. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Mẹ đặt bé nằm ngửa, cởi bỏ lớp áo quần
- Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay
- Massage nhẹ nhàng lên bụng, ngực, lưng, lòng bàn tay và chân bé
- Vừa massage, mẹ cố gắng trò chuyện để bé vui vẻ và thoải mái hơn
- Sau khi massage xong nên mặc quần áo ngay để tránh bé bị lạnh
Những lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Sử dụng dầu tràm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bé khi dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh:
- Dầu tràm khá đậm đặc, vì vậy khi dùng cho trẻ nhỏ, mẹ không nên xoa trực tiếp lên da. Điều này sẽ có thể khiến bé bị kích ứng và bỏng da. Thay vào đó, mẹ nên pha loãng dầu tràm với các loại dầu nền khác như dầu hạt nho, dầu bơ, dầu oliu, dầu hạnh nhân,…
- Không sử dụng quá nhiều dầu tràm, chỉ khoảng 2 -3 giọt mỗi lần. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên thoa liên tục dầu tràm cho bé. Bôi dầu tràm quá nhiều có thể gây choáng váng cho bé
- Chọn mua dầu tràm chất lượng, đến từ thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình sử dụng
Trên đây là các cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm. Mong rằng với chia sẻ này, mẹ sẽ chăm sóc bé tốt hơn mỗi khi bị ngạt mũi.