Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn cho sự phát triển. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ về sự phát triển của bé trong giai đoạn này cũng như lưu ý cần thiết về dinh dưỡng cho hai mẹ con.
Xem nhiều hơn:
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Ở tuần thứ 31, hành trình mang thai của mẹ đã bước vào những tháng cuối. Lúc này, bên trong bụng mẹ, bé đang phát triển rất nhanh, chuẩn bị cho cuộc sống mới. Vậy thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn. Theo chuyên gia, thời điểm 31 tuần bé có kích thước cỡ một quả dừa. Cân nặng thai nhi khoảng 1,5kg và dài hơn 40cm tính từ đầu đến gót chân.
Ngoài cân nặng thì mẹ cũng nên quan tâm đến những chỉ số phát triển của bé trong giai đoạn này. Cụ thể:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Khoảng 72-84mm, trung bình là 78mm
- Chiều dài xương đùi (FL): Khoảng 55-65mm, trung bình là 59mm
- Chu vi vòng bụng (AC): Khoảng 245-311mm, trung bình là 278mm
- Chu vi vòng đầu (HC): Khoảng 276-310mm, trung bình 293mm
Ở tuần thai này mẹ sẽ tăng khoảng 500g/ tuần và nửa số cân nặng này là của bé. Trong 7 tuần tới, bé có thể tăng thêm 1/3- 1/2 trọng lượng khi chào đời.
Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần và những lưu ý cho mẹ
Thai 31 tuần là mấy tháng? Sự phát triển của thai nhi tuần 31 về hình thái
31 tuần có nghĩa mẹ đang mang thai ở tháng thứ 7, như vậy chỉ còn 2 tháng là bé chào đời. Bên trong bụng mẹ, thai nhi phát triển rất nhanh. Mỗi ngày bé sẽ thải ra khoảng 250ml nước tiểu. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ nhận thấy tóc bé mọc nhiều. Ngoài ra, khuôn mặt và các biểu cảm cũng rõ ràng hơn. Vì vậy ngoài bảng cân nặng thai nhi 31 tuần, mẹ nên chú ý đến sự phát triển hình thái của con. Cụ thể:
- Thai nhi 31 tuần phát triển 5 giác quan
Tuổi thai 31, bộ não của bé sẽ phát triển nhanh. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ được thực hiện với tốc độ siêu nhanh. Bé sẽ có thể xử lý thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận biết tín hiệu từ 5 giác quan.
Con chưa thể ngửi thấy mùi vì còn phải nằm trong ối. Tuy nhiên ngay khi chào đời, mùi hương của mẹ sẽ là mùi mà bé thích.
- Đôi mắt
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 còn được thể hiện ở mắt. Nghiên cứu cho thấy ở tuần thai này, bé sẽ chớp mắt rất chậm, khoảng 6-15 lần một giờ. Tuy nhiên thông qua siêu âm mẹ sẽ có thể bắt được khoảnh khắc đáng yêu khi con mở hoặc chớp mắt.
- Phổi
Thai nhi tuần 31 vẫn đang thực hiện các kỹ năng thở. Ở giai đoạn này cử động thở của bé sẽ tăng từ 10-20% sau tuần 28 lên 30-40% vào tuần 31.
- Ngủ nhiều
Không chỉ lớn hơn về kích thước mà các giác quan của bé cũng phát triển nhanh. Tuy nhiên để chuẩn bị cho cuộc sống mới, thai nhi ở tuần 31 vẫn ngủ rất nhiều và lâu. Để đánh thức bé mẹ hãy ăn thử thứ gì có đường.
Thai nhi 31 tuần đã biết làm những gì?
Ngoài việc thai nhi 31 tuần nặng bao nhiêu, mẹ còn tò mò xem con đã biết làm gì. Theo chuyên gia, ở cột mốc này cử động của bé đã hoàn thiện hơn. Vì vậy con sẽ biết làm những việc như sau:
Đạp và mút ngón chân
Tuần 31, cục cưng của mẹ vẫn rất năng động. Con cử động nhiều ở trong bụng như xoay mình, cuộn người, khua chân, múa tay,… Tuy vậy lúc này bé đã lớn, bụng mẹ chật chội nên không đủ chỗ để con vùng vẫy thoải mái như xưa.
Trên thực tế thông qua hình ảnh siêu âm, thời điểm này mẹ sẽ có thể bắt gặp hình ảnh thai nhi đang mút tay cái của mình.
Phản ứng với chuyện “ân ái” của bố mẹ
Tình dục cũng có tác động tích cực đến bé. Một số trẻ sẽ yên lặng trong khi số khác lại rất kích động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cả hai phản ứng này đều rất bình thường và bé không thể nhận biết những gì diễn ra. Con chỉ vui vẻ theo tâm trạng của mẹ mà thôi.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai ở tuần 31
Sự thay đổi của cơ thể mẹ có mối liên hệ mật thiết với việc thai 31 tuần nặng bao nhiêu. Theo chuyên gia, khi thai nhi lớn cơ thể mẹ sẽ xuất hiện triệu chứng khó chịu. Cụ thể:
Hụt hơi, ợ nóng
Cùng với sự phát triển của thai nhi, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên khoảng 40-50% ở tuần 31. Tử cung lúc này cũng được đẩy lên rất gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ hụt hơi, ợ nóng. Để giảm khó chịu, mẹ hãy dựa gối cao khi ngủ và chia nhỏ bữa ăn thường xuyên.
Xuất hiện cơn gò Braxton Hicks
Nếu chưa từng bị những cơn co thắt tử cung làm phiền thì ở tuần này mẹ sẽ có thể cảm nhận nó rõ ràng hơn. Cơn co Braxton Hicks thường không đều đặn bởi đây là gò sinh lý. Nó sẽ xuất hiện một lúc rồi biến mất. Tuy vậy để giảm khó chịu mẹ hãy tập luyện hít sâu thường xuyên. Điều này sẽ rất có ích cho cơn chuyển dạ sau này.
Đau thắt lưng
Khi thai lớn dần mẹ sẽ có thể bị đau thắt lưng. Tuy nhiên hãy báo ngay cho bác sĩ nếu trước đây mẹ chưa từng bị. Vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của việc sinh non. Ngoài sinh non thì chứng đau lưng có thể là do tử cung đang lớn hoặc mẹ có những thay đổi Hormone.
- Tử cung lớn sẽ làm thay đổi trọng tâm cơ thể, khiến cho cơ bụng căng và yếu đi. Từ đó gây ra những cơn đau nhức tại vùng thắt lưng khi mẹ thay đổi tư thế
- Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng làm các khớp và dây chằng nối xương chậu, xương sống bị lỏng. Khiến mẹ bị mất cân bằng, cảm thấy đau nhức khi đi, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
Tiểu đêm nhiều
Cùng với sự lớn lên của bé, tử cung của mẹ cũng tạo áp lực nhiều hơn lên bàng quang trong tam cá nguyệt thứ 3. Điều này vô tình khiến nó có ít chỗ hơn để trữ nước tiểu. Để giảm số lần phải đi vệ sinh mẹ có thể đi tiểu gấp đôi bằng cách đi lại xong khi vừa đi tiểu xong. Điều này sẽ giúp đảm bảo bàng quang của mẹ đã sạch hoàn toàn.
Trở nên vụng về
Mẹ bầu ở tuần 31 sẽ thường trở nên vụng về. Lý do là bởi lúc này bụng bắt đầu lớn khiến việc thay đổi tư thế, đứng lên, ngồi xuống của mẹ khó khăn. Tuy nhiên đừng tự dằn vặt bởi mẹ cũng giống như đại đa số bà bầu khác thôi.
Mất trí nhớ
Ngoài việc 31 tuần thai nhi nặng bao nhiêu mẹ bỉm còn thắc mắc rằng ở tuần thai này tại sao trí nhớ của mình suy giảm. Theo chuyên gia, hội chứng mất trí nhớ khi mang thai là do hormone progesterone và estrogen tăng nhanh, ảnh hưởng đến các nơron của não.
Ngoài ra, việc stress, bận rộn, mất ngủ trong quá trình bầu cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng. Bởi tình trạng này sẽ dần biến mất sau vài tháng sinh. Để hạn chế ảnh hưởng công việc mẹ có thể ghi mọi thứ cần làm ra giấy hoặc cài đặt chúng vào điện thoại,…
Gặp vấn đề về giấc ngủ
Mất ngủ khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở trong tam nguyệt thứ 3. Mẹ mất ngủ do những triệu chứng khó chịu của thai kỳ như chuột rút, ợ chua, đi tiểu thường xuyên hoặc do thay đổi hormone. Để cải thiện tình trạng này mẹ hãy thử dành vài phút nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân.
Những lưu ý “vàng” cho mẹ bầu giai đoạn thai được 31 tuần
Có được đáp án “thai 31 tuần nặng bao nhiêu gam” mẹ bỉm sẽ có biện pháp can thiệp để đạt được mốc tiêu chuẩn. Theo chuyên gia, để bé phát triển khỏe mạnh, giai đoạn này mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau.
Dinh dưỡng thai nhi 31 tuần tuổi
Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi 31 tuần nên ăn gì để bé đạt chuẩn. Theo chuyên gia, thời điểm này mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng như sau để vào con mà không vào mẹ.
- Ăn thực phẩm lành mạnh: Một số thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, bánh mì, thực phẩm ít béo là gợi ý “vàng” cho mẹ trong giai đoạn này. Bởi ngoài cung cấp dinh dưỡng nó còn giúp mẹ dễ tiêu, hạn chế táo bón thai kỳ
- Cung cấp đủ nước: Mẹ bầu mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2-2,5 lít nước. Có thể sử dụng nước lọc, nước ép hoa quả hoặc điện giải để tăng cường ối cho con
- Hạn chế cá biển: Dù là thực phẩm tốt cho não bộ nhưng trong cá biển lại chứa rất nhiều thủy ngân. Vì vậy mẹ nên hạn chế sử dụng trong giai đoạn này. Một số loại cá chứa ít thủy ngân có thể dùng như cá tuyết, cá rô phi, cá chép, cá hồi,…
- Chia nhỏ bữa ăn: Việc chia nhỏ bữa ăn ở tuần 31 sẽ giúp mẹ bỉm kiểm soát được chứng ợ hơi. Theo đó mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 4-5 bữa nhỏ, thay vì chỉ 3 bữa chính. Đồng thời tránh thức ăn cay
- Uống vitamin đầy đủ: Thai 31 tuần, mẹ vẫn cần phải duy trì bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin như đầu. Đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic, DHA cho bé
Thai nhi 31 tuần mẹ nên tập thể dục thế nào để đảm bảo?
Có nên tập thể dục trong tháng thứ 7 thai kỳ. Câu trả lời là có. Bởi hoạt động này có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng, tăng độ phục hồi sau sinh, giảm táo bón, rút ngắn thời gian chuyển dạ cũng như giảm bớt đau lưng.
Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ hai cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Do đó mẹ nên áp dụng biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.
- Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ, tránh tạo áp lực lớn lên dây chằng
- Tránh các bài tập đòi hỏi chuyển động quá nhiều, ngoài ra mẹ chỉ nên tập với cường độ nhẹ, không nên quá sức
- Trước khi tập nhớ khởi động kỹ để tránh đau cơ
- Không tập thể dục ở những nơi quá nóng vì nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu khi mang thai 31 tuần
Ở tuần 31, mẹ bầu có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Theo dõi nguy cơ tiền sản giật: Tiền sản giật là biến chứng tiềm ẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế ở tuần 31, mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời phát hiện biến chứng. Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết tiền sản giật ở tuần 31 như sưng mặt mặt đột ngột, huyết áp cao, đau đầu, suy giảm thị lực,…
- Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tuần hoàn, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Ở tuần 31 khi thai nhi lớn, mẹ nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, không tăng cân nhiều đồng thời ngủ nghiêng bên trái để giảm áp lực cho các mạch máu
- Uống nước nhiều: Nhiệt độ cơ thể tăng lên khi mẹ mang bầu, đặc biệt là khi thai lớn. Việc thiếu nước có thể khiến cho mẹ thấy mệt mỏi, mất sức đau đầu. Do đó nhớ bổ sung đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mát cho cơ thể cũng như bôi trơn hoạt động
Bắt đầu nhờ sự giúp đỡ của người thân
Ngoài việc thai 31 tuần nặng bao nhiêu cân, giai đoạn này mẹ cũng nên sắp xếp nhờ người giúp đỡ khi sinh. Để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi mẹ cần phải lên kế hoạch từ giờ.
- Hãy liệt kê hết những người có thể giúp đỡ trong tuần lễ đầu sau sinh
- Chọn một người có thể giúp mẹ lên thời khóa biểu, điều phối công việc
- Lập danh sách những đồ cần mua đồng thời lên lịch, sắp xếp người chăm đứa lớn (nếu có)
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 31 tuần
Ngoài vấn đề cân nặng thì các mẹ bỉm còn nhiều câu hỏi liên quan đến sự phát triển của bé giai đoạn 31 tuần. Cụ thể:
Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Trả lời vấn đề này chuyên gia cho biết, có bé quay đầu rất sớm ở tuần 29 nhưng cũng có bé đợi đến cuối thai kỳ, tầm khoảng 35-36 tuần mới chịu quay. Do đó, hiện tượng thai nhi 31 tuần chưa quay đầu là rất bình thường. Nếu như sau tuần 36 bé vẫn chưa chịu quay mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ. Vị trí tốt nhất để mẹ sinh nở đó là ngôi thai đầu, khi đó đầu bé chúc xuống, gáy quay về bụng.
Thai 31 tuần gò cứng bụng có sao không?
Nhiều phụ nữ khi mang thai đến tuần 31 bắt đầu cảm thấy tử cung siết chặt hoặc có những cơn gò bụng. Vậy thai nhi 31 tuần gò có sao không? Theo chuyên gia, tùy vào đặc điểm con gò mà độ nguy hiểm khác nhau.
Cơn gò của trường hợp dọa sinh non:
- Mẹ sẽ thấy bụng dưới tức nặng, phần lưng đau nhức kèm dịch âm đạo màu hồng hoặc có dịch nhầy
- Cơn co tử cung xuất hiện với tần suất 2 cơn/ 10 phút, thời gian co cứng dưới 30s, cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm
Cơn gò là dấu hiệu sinh non:
- Mẹ thấy đau bụng từng cơn, cơn đau đều đặn, tăng dần
- Ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu hoặc ối
- Cơn co tử cung xuất hiện nhiều lần, thường là 2-3 lần/ 10 phút, tăng dần theo thời gian
- Cổ tử cung mở trên 2cm, thành lập đầu ối hoặc vỡ ối
Thai nhi 31 tuần đạp nhiều có sao không?
Ở tuần 31, em bé đang trong giai đoạn tăng trưởng nên sẽ nhanh chóng đạt được cân nặng, chiều cao. Bé di chuyển nhiều, huých, đạp và thực hiện các cú nhào lộn. Tất cả điều này có thể khiến mẹ thức giấc nhưng đừng lo lắng. Vì vậy là những dấu hiệu cho thấy bé đang khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Thai 31 tuần nặng 2kg có to quá không?
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu gam? Đáp là là khoảng 1,5kg. Vì vậy rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc liệu con 2kg có quá to không. Theo chuyên gia, nếu thai 31 tuần bé nặng 2kg có nghĩa là đang phát triển nhanh hơn bình thường. Thực tế, có một số bé được coi là thai nhi lớn hơn tuổi thai. Nhưng để chẩn đoán chính xác tình trạng này mẹ nên trao đổi với bác sĩ cụ thể hơn. Dựa vào khối lượng nước ối, độ cao tử cung, tuổi thai bác sĩ để xác định xem bé có bị to so với tuần tuổi hay không.
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ ở tuần 31?
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ có thể gặp phải tình trạng tiểu són. Điều này khiến mẹ gặp phải bất tiện khi ho, hắt hơi thậm chí là cười. Để chắc chắn rằng mẹ bỉ rò tiểu mà chứ không phải rỉ nước ối hãy trao đổi thêm với các bác sĩ về những dấu hiệu nhận biết.
Ngoài ra với mẹ bị chứng nhau tiền đạo (nhau thai đóng thấp ở mép hoặc cổ tử cung) thì cần trao đổi và gặp bác sĩ thường xuyên trong những tháng cuối để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trường hợp xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, chảy máu mẹ cần đến ngay bệnh viện cấp cứu.
Những xét nghiệm nào cần thực hiện ở tuần 31
Đây có thể là lần khám hàng tháng cuối cùng của mẹ. Bắt đầu từ tháng tiếp theo mẹ sẽ phải gặp bác sĩ thường xuyên, cách 2 tuần gặp 1 lần sau đó là 1 tuần 1 lần cho đến khi bé được sinh ra.
Tại tuần tái khám 31, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp, cũng như trọng lượng và hỏi mẹ về dấu hiệu có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu các mẹ mô tả cử động, lịch trình hoạt động của bé. Ngoài ra cũng giống như các lần khám trước, tuần khám này mẹ sẽ được khám trong, kiểm tra độ mở cũng như kích thước tử cung. Đồng thời tiến hành đo huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu để đánh giá tình hình.
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào bài viết trên đã giải đáp rõ. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể theo dõi thai kỳ cũng như sức khỏe một cách thuận lợi.