Nội dung chính

7 cách làm cho thai máy giúp con phản xạ và phát triển não bộ

Thai nhi bỗng nhiên ít đạp hoặc không đạp khiến mẹ vô cùng lo lắng? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách làm cho thai máy. Cùng theo dõi nhé!

Mẹ thử ngay 7 cách làm cho thai máy giúp con phản xạ và phát triển não bộ
Mẹ thử ngay 7 cách làm cho thai máy giúp con phản xạ và phát triển não bộ

Thai máy vào tháng thứ mấy?

Thai máy là những cử động của thai nhi mà mẹ có thể cảm nhận được trong quá trình mang thai. Đó có thể những cử động như: trở mình, huýt tay, đạp chân,… Thai nhi thường đạp khi phản ứng với những tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như: âm thanh, ánh sáng,…

Mỗi bé sẽ có cơ chế vận động riêng, vì vậy thời điểm thai máy cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, em bé sẽ đạp mạnh mẽ vào những tháng cuối thai kỳ, với tần suất nhiều hơn.

Thông thường, mẹ có thể bắt đầu cảm nhận thai máy từ từ khi thai được 15 – 16 tuần tuổi. Song, trên thực tế, bé đã bắt đầu biết cử động vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy vậy, những cử động này thường không rõ ràng nên mẹ khó có thể nhận biết.

Thai nhi đạp bao nhiêu lần/ngày là bình thường?

Cảm nhận được một sinh linh bé nhỏ đang tồn tại trong bụng thật sự là khoảnh khắc vô cùng hạnh phúc với những ai làm mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để ba mẹ theo dõi sức khỏe của thai nhi. Trước khi giải đáp “cách làm cho thai máy”, mẹ hãy cùng tìm hiểu xem thai nhi đạp bao nhiêu lần/ngày là bình thường nhé!

Mỗi bé có cơ chế vận động riêng
Mỗi bé có cơ chế vận động riêng

Theo bác sĩ, thai nhi có hơn 4 “cú” đạp mỗi giờ được coi là khỏe mạnh. Theo đó, trung bình mỗi ngày, số cử động của thai nhi là 16 – 45 lần. Với tần suất 50 – 75 phút/lần. Khoảng tuần thứ 28 – 32 của thai kỳ là thời điểm thai máy mạnh nhất. Sau đó giảm dần vào những tháng cuối thai kỳ. Ở thời điểm chuyển dạ, trung bình mỗi giờ thai hoạt động khoảng 31 lần.

Thai nhi sẽ không cử động khi ngủ, mỗi lần kéo dài 20 – 40 phút, hiếm khi quá 90 phút. Vì vậy, nếu trong 2 giờ liên tiếp, mẹ không cảm nhận được bất cứ cử động của thai nhi trong bụng, mẹ nên đi khám để được theo dõi sức khỏe thai.

Vị trí thai máy

Vào mỗi khoảng thời gian trong ngày, số lần thai máy sẽ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, em bé thường đạp nhiều hơn vào buổi tối và ban đêm. Song, cũng có một số trường hợp thai đạp nhiều vào buổi sáng. Mẹ sẽ cảm nhận được những cử động của bé ở bên hông hoặc phía trước bụng. Nếu kết quả siêu âm cho thấy nhau thai bám thấp, bạn nên tập trung cảm nhận ở phía 2 bên hông và dưới bụng.

Xem nhiều hơn: Thai máy ở vị trí nào? Hướng dẫn cách theo dõi thai máy

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận bé đạp gần cửa mình. Thai nhi ngày càng to, những cú đạp có sức công phá ngày càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu chút đó!

Từ tuần thứ 32 trở đi, chuyển động của bé ngày càng rõ ràng hơn. Đến nỗi, mẹ có thể nhận biết được thời gian ngủ của bé. Thông thường, lịch ngủ của bé và mẹ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sau khi thai nhi chào đời, bé sẽ theo nếp sinh hoạt này.

Cách làm cho thai máy để con năng động và phát triển trí não

Bé cưng đột ngột giảm thai máy, mẹ chớ vội lo lắng nhé! Hãy thực hiện ngay một số mẹo chọc thai nhi đạp dưới đây:

Hát cho bé nghe

Một cách làm cho thai máy đơn giản được nhiều mẹ áp dụng, đó chính là hát cho bé nghe. Bé có thể lắng nghe được âm thanh từ bên ngoài ngay từ khi còn là bào thai. Vì vậy, mẹ hãy dùng lời ru của mẹ hay giọng nói quen thuộc của bé để “đánh thức” bé nhé!

Bố mẹ nhớ là âm thanh không nên quá lớn, tránh áp trực tiếp vào bụng, khiến tổn thương đến thính giác thai nhi nhé!

Hát cho bé nghe
Hát cho bé nghe

Nằm nghiêng sang bên trái

Tư thế này giúp mẹ cảm nhận rõ ràng được những chuyển động của thai nhi. Bởi, khi nằm nghiêng sang trái sẽ kích thích máu lưu thông. Từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất đến thai nhi. Để kịp thích nghi với sự trao đổi này buộc thai nhi phải cử động nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nằm nghiêng sang bên trái còn giúp tránh chén ép từ cung, giảm thiểu hiện tượng phù tay, chân cho mẹ bầu.

Mặc dù được cho là tư thế nằm tốt, nhưng không vì vậy mà mẹ bầu giữ nguyên không dịch chuyển. Mẹ cần thay đổi thường xuyên để tránh bị mỏi.

Ấn nhẹ ngón tay vào bụng

Cách làm cho thai máy tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý cho mẹ, đó là dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng. Thông thường, thai nhi sẽ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài. Vì vậy mẹ có thể thử áp dụng khi không thấy bé đạp. Nhớ là chỉ sử dụng một ngón, thay vì cả bàn và ấn nhẹ nhàng để không gây tổn thương tới thai nhi.

Ấn nhẹ ngón tay vào bụng
Ấn nhẹ ngón tay vào bụng

Uống nước ép trái cây

Uống một ly nước ép trái cây cũng là cách làm cho thai máy. Gợi ý tốt nhất cho mẹ bầu là uống sữa trái cây hoặc sữa chua. Lưu ý là không nên uống các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường hóa học nhé!

Uống nước mía

Đây là thức uống cực tốt cho nước ối của mẹ bầu, giúp tăng lượng nước ối có trong cổ tử cung. Bên cạnh đó, nước mía còn là cách giúp mẹ “đánh thức” thai nhi, nhờ vào lượng đường cung cấp cho máu. Vì vậy, khi mẹ thấy thai nhi đột ngột im ắng, hãy uống một ly nước mía mát nhé!

Uống một ly nước mát

Nếu không muốn uống nước mía, mẹ có thể thử một ly nước mát lạnh đều được nhé! Hoặc cũng có thể chườm khăn lạnh lên bụng để kích thích bé chuyển động.

Chiếu đèn pin vào bụng bé

Không chỉ âm thanh, thai nhi cũng có thể phản ứng với ánh sáng từ bên ngoài bụng mẹ. Bé sẽ cử động theo hướng có ánh sáng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, chỉ nên chiếu đèn pin vào bụng ở một khoảng cách an toàn, cùng cường độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thị giác của trẻ sau này.

Trên đây là một số cách làm cho thai máy mà mẹ có thể áp dụng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ bầu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Chia sẻ bài viết này