Nội dung chính

10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu cần chú ý

Ba tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, bởi trong cơ thể mẹ bầu có những thay đổi nhất định. Vậy dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, hẳn các mẹ cũng rất tò mò không biết em bé trong bụng đã có sự thay đổi như thế nào? Cùng khám phá quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu nhé!

  • Từ tuần thứ 7: Não và mặt của thai phát triển. Võng mạc bắt đầu hình thành, những chồi sau này trở thành chân, cánh tay cũng xuất hiện
  • Từ tuần thứ 8: Mũi, môi trên đã hình thành. Cổ và thân mình bắt đầu duỗi thẳng. Bé cưng lúc này đã đạt chiều dài khoảng 16mm.
  • Tuần thứ 9: Ngón chân thai nhi xuất hiện, mí mắt hình thành. Đầu thai nhi khá lớn nhưng phần cằm vẫn cần thời gian để hoàn thiện. Bước sang tuần này, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm
  • Tuần thứ 10: Đầu thai nhi trở nên tròn hơn, khuỷu tay đã có thể gập lại, các ngón tay và ngón chân không còn màng. Dây rốn có thể thấy rõ ràng
  • Tuần thứ 11: Em bé chính thức được miêu tả bằng từ “thai”. Khuôn mặt bé rộng ra, hai mắt cách xa. Bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển. Hồng cầu bắt đầu có trong gan thai nhi
  • Tuần thứ 12: Thai nhi 3 tháng đầu có mức cân nặng trung bình khoảng 14g, chiều dài khoảng 5.4cm. Khuôn mặt thai nhi trông rõ ràng hơn, móng tay dần hình thành. Bé bắt đầu có những cử động tự thân. hay còn gọi là thai máy. Tuy nhiên, những “cú đạp” của bé còn rất nhẹ nhàng nên mẹ không dễ để nhận ra
Quá trình thai phát triển 3 tháng đầu
Quá trình thai phát triển 3 tháng đầu

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Chắc hẳn, mẹ đang tò mò không biết bé yêu trong bụng có đang khỏe mạnh hay không? Thực ra, không cần phải siêu âm thường xuyên mẹ cũng có thể biết thai nhi phát triển tốt hay không thông qua các dấu hiệu sau:

Ốm nghén

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bắt đầu gia tăng. Sự thay đổi này khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra các triệu chứng ốm nghén. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với mùi vị. Triệu chứng ốm nghén thường kéo dài trong 3 tháng đầu và bắt đầu từ tháng thứ 4 sẽ giảm dần.

Tưởng chừng là một sự khó chịu diễn ra trong cơ thể mẹ, nhưng thực chất ốm nghén lại là dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, dù có mệt mỏi, nghén ăn thế nào, mẹ cũng thấy rất đáng phải không?

Ốm nghén là tín hiệu cho thấy thai phát triển tốt
Ốm nghén là tín hiệu cho thấy thai phát triển tốt

Cân nặng tăng dần đầu

Cân nặng của mẹ tăng đều được cho là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu dễ nhận biết nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chế độ dinh dưỡng mà mẹ đang áp dụng đang rất hợp lý.

Tùy theo thể trạng trước khi mang thai, mức tăng cân của mỗi mẹ sẽ có sự khác biệt đôi chút. Nếu như mẹ có thể trạng bình thường, mức tăng cân lý tưởng là khoảng 0.3 – 0.5kg/tuần ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Luôn cảm thấy nhức mỏi

Mẹ không nhìn nhầm đâu ạ, cơ thể nhức mỏi chính là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu. Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển thai nhi. Càng vào những tháng cuối thai kỳ, sức ép mà thai nhi gây lên cho xương chậu, mạch máu, các dây thần kinh là càng lớn. Đây là lý do khiến mẹ luôn cảm thấy đau bụng dưới, tê chân, mỏi lưng,… Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện rõ ràng hơn ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Cơ thể luôn cảm thấy nhức mỏi
Cơ thể luôn cảm thấy nhức mỏi

Vòng bụng ngày một lớn

Đây có lẽ là dấu hiệu bất cứ mẹ bầu nào cũng cảm nhận được khi em bé đang phát triển khỏe mạnh. Em bé hấp thụ dưỡng chất từ mẹ sẽ phát triển và lớn lên sẽ khiến vòng bụng ngày một tăng số đo. Hơn nữa, thể tích máu, nước ối, bánh nhau cũng như sự tăng cân tự nhiên cũng khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

Cảm thấy căng tức ngực

Đây là biểu hiện cho thấy cơ thể mẹ đã bắt đầu cho quá trình tiết sữa non. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ và khi cho con bú. Tuy gây ra những cảm giác khó chịu, nặng nề nhưng đây lại là tín hiệu đáng mừng cho thấy bé đang khỏe mạnh nhé!

Đường huyết ổn định

Đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây ra những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết áp thấp biểu hiện mẹ đang thiếu chất. Đường huyết quá cao là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì vậy, duy trì được mức đường huyết ổn định là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.

Đường huyết ổn định
Đường huyết ổn định

Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể thường xuyên bị khó tiêu, ợ nóng sau khi ăn uống. Đây chính là tín hiệu tốt cho thấy hormone trong thai kỳ đang hoạt động bình thường khi làm chậm quá trình tiêu hóa của cơ thể để giúp các chất dinh dưỡng len lỏi vào cơ thể. Hơn nữa, sự lớn lên của thai nhi cũng gây áp lực trong ổ bụng và dạ dày dẫn đến hiện tượng khó tiêu, ợ nóng.

Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu thông qua chỉ số của mẹ và bé

Đây là chỉ số chính xác nhất nói lên sức khỏe của thai nhi. Mẹ cần tìm hiểu để “chắc ăn” thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh trong 3 tháng đầu nhé!

Nhịp tim của bé

Theo dõi nhịp tim của thai nhi là điều quan trọng nhất để đảm bảo em bé đang hoạt động tốt. Nhịp tim thai nhi thay đổi theo từng giai đoạn. Ví dụ trong tuần thứ 6, nhịp tim thai dao động từ 100 – 160 lần/phút, tuần thứ 7 nhịp tim khoảng 150 lần/phút. Nhìn chung, trong những tháng đầu, nhịp tim của thai nhi khá nhanh, khoảng 160 – 180 lần/phút. Khi thai ổn định, nhịp tim sẽ chậm hơn.

Số lần cử động của bé

Để nhận biết dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, mẹ nên học cách đếm số cử động thai. Bao gồm tất cả các cử động của thai như quay tròn, cuộn người, rưới người, thọc mạnh, những cú đá. Thông thường, thai khỏe mạnh là khi bé có 10 cử động trong vòng 2 giờ. Ngược lại, nếu trong thời gian này, bé không xuất hiện 10 lần chuyển động thì đây là dấu hiệu không bình thường.

Cân nặng bé tăng đều

Thai nhi khỏe mạnh là khi có mức tăng trưởng đều đặn. Thông thường, vào tuần thứ 10, em bé sẽ đạt được mức cân nặng là 4g và dài khoảng 3.1cm. Đến tuần thứ 13, cân nặng khoảng 73g, chiều dài là 6.7cm. 

Việc khám thai đều đặn sẽ giúp mẹ biết được các chỉ số cụ thể của bé. Từ đó có những thay đổi phù hợp trong thai kỳ để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu chiếm tới 80%. Vì vậy, việc theo dõi cơ thể trong khoảng thời gian này là vô cùng quan trọng. Bất cứ khi nào nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ:

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trường hợp âm đạo ẩm ướt, khí hư ra nhiều, có mùi hôi gây ngứa ngáy đau rát có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng vùng kín. Vấn đề này cần được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ra máu bất thường

Có tới 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu và một nửa số chị em sau đó phải đối diện với nguy cơ sảy thai. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bất thường về hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Dọa sảy thai: Ra máu liên tục trong hơn 2 giờ đồng hồ, kèm theo hiện tượng chuột rút
  • Mang thai ngoài tử cung: Ra máu liên tục kèm hiện tượng đau bụng dữ dội
Bà bầu ra máu là dấu hiệu bất thường
Bà bầu ra máu là dấu hiệu bất thường

Nôn ói nhiều mất kiểm soát

Ốm nghén là một dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Tuy vậy, hiện tượng này được coi là bất thường khi bà bầu nôn quá nhiều, nôn liên tục. Lúc này, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất nước, mất cân bằng điện giải. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu này, mẹ cần tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị phù hợp.

Sốt cao

Thân nhiệt phụ nữ mang thai thường cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu sốt cao trên 38 độ C, mẹ bầu cần cảnh giác với các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm. Đặc biệt là trường hợp sốt cao kèm phát ban, đau khớp.

Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên

Hoa mắt, chóng mặt cũng là biểu hiện của tình trạng ốm nghén. Nếu xuất hiện thường xuyên thì mẹ bầu có thể đang phải đối mặt với tình trạng huyết áp thấp. Hãy đến bác sĩ nếu bạn cảm thấy chóng mặt ngay cả khi đứng lên, ngồi xuống nhé!

Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên
Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên

Đi tiểu buốt hoặc ra máu

Tiểu buổi hoặc ra máu là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể dẫn tới nguy cơ sinh non. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý dấu hiệu bất thường này.

Chuột ruột quá mức

Chuột rút là dấu hiệu bình thường trong thời gian mang thai, bao gồm 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài và ngày càng trầm trọng, mẹ bầu nên tới khám bác sĩ ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của thai yếu.

Thiếu hoặc không có tim thai

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không thể đo được nhịp tim thai của bé do thai nhi thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề nhau thai. Đặc biệt, nếu tim thai đập yếu hoặc không đập có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thai chết lưu.

Bề cao tử cung không đạt

Thông thường, sau 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai nhi. Đây là yếu tố đánh giá thai nhi trong tử cung có phát triển bình thường hay không. Nếu bề cao tử cung không đạt, rất có thể mẹ gặp vấn đề về nước ối hoặc thai ngôi mông.

Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

Nếu xuất hiện những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu thì đó là tin rất đáng mừng. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chủ quan, không chăm sóc hay hoạt động gì? Dưới đây là những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như magie, vitamin B1, DHA, axit folic, canxi, sắt,…
  • Không ăn đồ tái sống, lên men, đồ dễ gây ngộ độc,…
  • Không sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu và các chất kích thích khác
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chứa đường cao như bánh, kẹo, nước uống có gas,…
  • Nghỉ ngơi, vận động hợp lý, tránh làm việc quá sức và vận động mạnh
  • Mẹ có thể tham gia các lớp học yoga cho bà bầu để thư giãn, giảm mệt mỏi, đau người,…
  • Không thức khuya, nghỉ ngơi đều đặn
  • Khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ chỉ định
  • Lắng nghe cơ thể để nhanh chóng phát hiện bất thường
  • Mẹ 3 tháng đầu không nên tắm quá lâu. Bởi giai đoạn này sức đề kháng của mẹ có thể bị thay đổi dễ gây ra cảm lạnh
  • Không làm những công việc đòi hỏi mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi liên tục dễ bị đau đầu gối và phù nề nặng hơn
  • Giày cao quá 5 phân không được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn này vì có thể dẫn đến trơn trượt, vấp té làm tăng nguy cơ sảy thai
  • Hạn chế dùng thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay. Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh về tác hại của các loại hóa chất có trong dụng cụ làm đẹp này nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên hạn chế tiếp xúc
  • Những mẹ có nguy cơ trước đó cần trao đổi với bác sĩ để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất

Trên đây là một số dấu hiệu phát triển tốt 3 tháng đầu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thai kỳ, đồng thời nắm được các lưu ý quan trọng để bé chào đời khỏe mạnh!

Chia sẻ bài viết này