Nội dung chính

Hình ảnh bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh lý có khả năng lây nhiễm và bùng phát thành dịch. Tuy lành tính nhưng nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sau này!

Bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Bệnh quai bị hay còn gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ, do virus Mumps gây ra và có khả năng lây lan từ người sang người qua tiếp xúc hoặc hít phải giọt hô hấp của người bệnh. Quai bị gây tổn thương ở 2 bên mặt, hàm và giữa tai. Mặc dù hầu hết các trường hợp bệnh thường ít gây nghiêm trọng, nhưng khi trẻ bị quai bị đều cảm thấy đau, sưng khu vực này. 

Bệnh quai bị có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ từ 2 tuổi và thanh thiếu niên. Tần suất bệnh tăng dần theo độ tuổi, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10 – 19. Đặc biệt, bé trai thường có nguy cơ mắc cao hơn so với bé gái.

benh quai bi o tre em la gi

Thông thường, khi trẻ mắc, cơ thể sẽ tạo kháng thể có khả năng chống lại virus gây bệnh suốt đời. Vì vậy, bệnh quai bị ở trẻ em chỉ xuất hiện 1 lần trong đời, hiếm bị lần thứ 2. Tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào mùa Thu – Đông. Mặt khác, tỷ lệ mắc bệnh ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh miền Bắc thường cao hơn.

Nguyên nhân trẻ bị quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có khả năng tồn tại khá lâu trong không khí, khoảng 1 – 2 tháng ở nhiệt độ 15 – 200 độ C và bị tiêu diệt dưới tác động của hóa chất diệt khuẩn và nhiệt độ cao trên 560 độ C.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không? Trên thực tế, bệnh do virus gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh qua những giọt chất lỏng nhỏ khi người nhiễm virus hắt hơi, ho nói chuyện hoặc cười. Hoặc tiếp xúc với những đồ vật mà họ sử dụng như khăn giấy, ống hút, ly uống nước cũng có thể truyền virus. Nếu người nhiễm bệnh không rửa tay, bất kỳ bề mặt họ chào vào đều có thể lây bệnh quai bị cho người chạm vào.

Trẻ dễ bị lây quai bị nhất từ 2 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu cho đến 5 ngày sau khi các triệu chứng kết thúc. Bất cứ ai bị nhiễm bệnh đều có thể truyền bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Đặc trưng của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt khiến vùng má dưới mang tai phình ra, kèm theo các giác đau nhức. Ngoài ra, trẻ bị quai bị còn có các triệu chứng khác như:

  • Khó nói và nhai
  • Đau tai
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon

Thông thường, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bệnh khởi phát. Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em có thể giống với các tình trạng sức khỏe khác. Vì vậy, nếu chưa chắc chắn về tình trạng của trẻ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Hình ảnh bệnh quai bị ở trẻ em

Để ba mẹ có thể nhận diện rõ ràng bệnh quai bị ở trẻ, hãy cùng theo dõi những bức hình sau:

Quai bị làm sưng tuyến mang tai
Quai bị làm sưng tuyến mang tai

Quai bị làm sưng tuyến mang tai 1

Vết sưng khiến trẻ khó nhai và nói
Vết sưng khiến trẻ khó nhai và nói
Ngoài ra, trẻ bị quai bị còn có thể bị sốt
Ngoài ra, trẻ bị quai bị còn có thể bị sốt
Khi trẻ bị quai bị, ba mẹ nên đưa đến bác sĩ để được xử lý đúng cách
Khi trẻ bị quai bị, ba mẹ nên đưa đến bác sĩ để được xử lý đúng cách

Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không? Mặc dù ở trẻ, bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

Điếc tai

Virus gây quai bị có thể xâm nhập và gây tổn thương ốc tai khiến trẻ bị điếc 1 bên tai. Biến chứng này khó hồi phục, nhưng rất hiếm gặp, tỷ lệ bị khoảng 1/200.000.

Viêm não và viêm màng não

Không chỉ tấn công ốc tai, trong một số trường hợp virus gây quai bị còn xâm nhập vào hệ tuần hoàn đi đến não bộ. Từ đó gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến trẻ bị viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não. Với các triệu chứng sau:

  • Viêm màng não: Tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn ý thức, co giật. Biến chứng quai bị ở trẻ em này chỉ xuất hiện khi bệnh trở nên nghiêm trọng
  • Viêm não: Đau nhức đầu, sốt cao, co giật, liệt khu trú, tăng trương lực cơ, rối loạn hành vi,…

Viêm não và viêm màng não

Viêm tinh hoàn ở bé trai

Biến chứng này thường xảy ra ở các trẻ trong độ tuổi dậy thì, tỷ lệ cao lên đến 20%. Trẻ bị viêm tinh hoàn thường xuất hiện triệu chứng sau 1 – 2 tuần kể từ khi bị quai bị. Các triệu chứng bao gồm: sưng đau vùng bìu, đau đầu dữ dội, sốt cao, tinh hoàn sưng to, da bìu đỏ,… Khi thấy triệu chứng này ở trẻ, ba mẹ nên cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị, tránh trì hoãn gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Viêm buồng trứng ở bé gái

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây biến chứng viêm buồng trứng cho các bé gái. Tương tự như vậy, biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ trong tuổi dậy thì, với tỷ lệ bị khoảng 7%. Tuy nhiên, viêm buồng trứng do quai bị gây ra không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ nếu được điều trị kịp thời.

Nhồi máu phổi

Biến chứng nhồi máu phổi thường xảy ra sau khi trẻ bị viêm tinh hoàn do quai bị. Lúc này, cơ thể sẽ thiếu máu dẫn đến tình trạng tổn thương phổi, khiến vùng mô bị hoại tử. Một số biểu hiện trẻ bị nhồi máu phổi bao gồm: tụt huyết áp, toát nhiều mồ hôi, đau ngực, khó thở.

Nhồi máu phổi

Viêm tụy

Viêm tụy cũng là một trong những biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em, với tỷ lệ khoảng 3 – 7% tổng số trẻ mắc. Khi bị viêm tụy, trẻ sẽ có các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị cấp, sốt,… Biến chứng tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể khiến trẻ tử vong.

Viêm tuyến giáp, cơ tim, đường hô hấp

Ngoài ra, bệnh quai bị ở trẻ nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm đường hô hấp (viêm phổi, viêm thanh khí phế quản), viêm thần kinh thị giác, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gân. Đây đều là biến chứng nặng, khó điều trị, vì vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

5 mẹo chữa quai bị ở trẻ em cực hiệu quả

Cách phòng chống bệnh quai bị ở trẻ em

Để phòng ngừa quai bị ở trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ: súc họng và nhỏ mũi bằng nước muối loãng hoặc dung dịch kháng khuẩn khác
  • Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh
  • Khi đưa trẻ đến nơi đông người, nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao như bệnh viện, mẹ nên đeo khẩu trang cho bé
  • Cách tốt nhất để phòng bệnh bệnh quai bị ở trẻ em là tiêm vắc xin. Hiện nay, vắc xin quai bị là loại vắc xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực để không có khả năng gây bệnh. Vắc xin này nằm trong chương trình tiêm chủng phòng chống bệnh do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y khoa khuyến cáo. Vắc xin quai bị được tiêm ở dạng kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella. Tất cả trẻ em khi đến tuổi đều được tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin vào lúc 12 – 15 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được bệnh quai bị ở trẻ em là gì, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Theo dõi Fitobimbi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe bé nhé!

https://www.childrenshospital.org/conditions/mumps
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/m/mumps-in-children.html
Chia sẻ bài viết này