Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 4 – 5% trẻ sơ sinh mắc dị tật dính thắng lưỡi. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt thắng lưỡi. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?
Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở các bé trai. Dị tật này mô tả tình trạng niêm mạc dưới lưỡi quá ngắn hoặc bị dính chặt khiến cử động lưỡi kém linh hoạt, gây ảnh hưởng đến việc bú và khả năng nói của trẻ sau này.
Khi phát hiện dấu hiệu dính thắng lưỡi, trẻ sẽ được chỉ định cắt. Vậy cắt thắng lưỡi là gì? cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không, có đau không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Cắt thắng lưỡi là gì?
Cắt thắng lưỡi là chỉ định được thực hiện khi trẻ bị dính thắng lưỡi. Đây là một tiểu phẫu nhỏ, giúp giải quyết phần niêm mạc nối mặt dưới lưỡi và sàn miệng. Song song với cắt thắng lưỡi, bác sĩ còn tiến hành tạo hình dưới lưỡi, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và đặc biệt là giúp lưỡi cử động linh hoạt hơn.
Tại sao trẻ cần cắt thắng lưỡi?
Theo bác sĩ, trẻ bị dính thắng lưỡi cần được chỉ định cắt càng sớm, càng tốt. Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó bú và chậm lên cân. Nhiều trẻ bị dính thắng lưỡi không được phát hiện, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói và phát âm. Trẻ bị dị tật dính thắng lưỡi thường bị nói ngọng hoặc phát âm sai một số âm tiết như t, n, l, d,… Đặc biệt, dính thắng lưỡi còn khiến hai răng cửa hàm dưới có xu hướng mọc thưa và lệch. Điều này khiến trẻ tự ti trong giao tiếp và trở lên cô lập, ảnh hưởng đến tâm lý sau này.
Cắt thắng lưỡi có đau không?
Dính thắng lưỡi thường được phát hiện rất sớm, khoảng vài tháng sau khi trẻ chào đời. Vì vậy, khi được chỉ định cắt thắng lưỡi, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng và sợ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này. Vậy cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? có đau không?
Cắt thắng lưỡi là một thủ thuật rất đơn giản. Bác sĩ chỉ cần sử dụng kéo cắt phần màng. Tùy vào mức độ dính thắng lưỡi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Trẻ không cần gây mê toàn thân, chỉ cần xịt tê tại chỗ. Cắt thắng lưỡi hầu như không chảy máu, ít gây đau. Bé có thể bủ trở lại 10 – 15 phút sau phẫu thuật.
Việc cắt thắng lưỡi cần được thực hiện càng sớm, càng tốt. Bởi nếu trì hoãn, khi trẻ lớn mạch máu và dây thần kinh dưới lưỡi sẽ hình thành ngày càng nhiều. Lúc này nếu làm phẫu thuật, trẻ sẽ bị mất máu nhiều và đau hơn.
Nhìn chung, cắt thắng lưỡi được thực hiện khá đơn giản, không gây nguy hiểm tới trẻ. Tuy nhiên, để cuộc tiểu phẫu diễn ra thuận lợi, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại.
Mẹ nên đọc: Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ qua góc nhìn thực tế
Cắt thắng lưỡi ở đâu?
Bên cạnh việc tìm hiểu “cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?”, nhiều cha mẹ còn bày tỏ sự quan tâm đến các địa chỉ cắt thắng lưỡi uy tín, chất lượng.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cắt thắng lưỡi. Mặc dù đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ nhưng trước đó trẻ cần được khám và đánh giá mức độ bệnh. Từ đó đưa ra quyết định có nên can thiệp phẫu thuật hay không. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Dưới đây là một số gợi ý các địa chỉ cắt thắng lưỡi cho trẻ mà cha mẹ có thể xem xét:
- Bệnh viện Nhi Trung ương
- Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai
- Khoa Nhi, bệnh viện Thanh Nhàn
- Khoa Nhi, bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Khoa Nhi – bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
- Hoặc một số bệnh viện tư nhân khác
Chi phí phẫu thuật cắt thắng lưỡi
Chi phí phẫu thuật cũng là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Được biết, cắt thắng lưỡi giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ, kỹ thuật và cơ sở y tế mà bạn lựa chọn làm phẫu thuật.
Theo khảo sát, chi phí cắt thắng lưỡi ở trẻ dao động như sau:
- Với phương pháp phẫu thuật bằng dao điện: Hơn 1 triệu động
- Với phương pháp phẫu thuật bằng laser: 7 – 8 triệu đồng
Dựa vào điều kiện tài chính của gia đình mà cha mẹ có thể chọn phương pháp cắt lưỡi phù hợp cho bé.
Trên đây là giải đáp “cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ “bó túi” được nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc bé!