“Trẻ cắt thắng lưỡi muộn có sao không?” là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Đây là dị tật khá phổ ở trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ lo sợ cắt thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến con nên thường trì hoãn, đợi bé lớn mới tiến hành điều trị.
Cắt thắng lưỡi muộn có sao không?
Dính thắng lưỡi xảy ra khi tấm niêm mạc nối chân lưỡi với sàn miệng quá ngắn, khiến đầu lưỡi khó di động. Các dạng dính thắng lưỡi ở trẻ là:
- Mức độ 1: mức độ nhẹ, chiều dài thắng lưỡi từ 12 – 16mm
- Mức độ 2: mức độ vừa, chiều dài thắng lưỡi từ 8 – 11mm
- Mức độ 3: mức độ nặng, chiều dài thắng lưỡi từ 3 – 7mm
- Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn, chiều dài dưới 3mm
Trẻ bị dính thắng lưỡi mức độ nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi. Tuy nhiên, nếu cắt thắng lưỡi muộn thì quá trình phẫu thuật sẽ trở nên phức tạp hơn, trẻ cũng sẽ bị đau và chảy máu nhiều hơn.
Dị tật này không để lại hậu quả về sức khỏe những gây khá nhiều bất tiện cho trẻ trong sinh hoạt và ăn uống. Trẻ bị dính thắng lưỡi thường khó bú, ăn và nói chuyện được bình thường. Vì vậy. khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ cần cho con làm phẫu thuật càng sớm càng tốt. Việc cắt dây thắng lưỡi sớm sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Ít đau, không gây hoảng sợ cho trẻ. Những tháng đầu sau sinh, các mạch máu dưới lưỡi của trẻ chưa hình thành nhiều. Vì vậy, nếu làm phẫu thuật sớm, trẻ sẽ không bị đau cũng như chảy máu, vết thương dễ lành hơn
- Cắt thắng lưỡi sớm giúp bé cử động lưỡi linh hoạt hơn, qua đó khắc phục được tình trạng khó bú và phát âm kém
- Cắt thắng lưỡi sớm tiết kiệm được chi phí. Thông thường với trẻ cắt thắng lưỡi muộn, bác sĩ sẽ phải tiến hành gây mê. Trong khi đó, nếu cắt thắng lưỡi sớm, trẻ chỉ cần phải gây mê tại chỗ, giúp tiết kiệm chi phí thực hiện
Cắt thắng lưỡi muộn hoàn toàn có thể thực hiện được. Song việc trì hoãn sẽ gây nhiều cản trở trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Đặc biệt với trẻ trong giai đoạn tập nói, dính thắng lưỡi sẽ khiến con bị nói ngọng, khó phát âm. Vì vậy, sau khi cắt trẻ buộc phải tham gia quá trình trị liệu ngôn ngữ.
Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp cho trẻ
Bác sĩ không khuyến khích cha mẹ cắt thắng lưỡi muộn cho bé. Vậy thời điểm cắt thắng lưỡi thích hợp là gì?
Dính thắng lưỡi có thể được phát hiện ngay sau sinh. Thời điểm cắt thắng lưỡi còn tùy thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi cũng như những ảnh hưởng của dị tật với sinh hoạt của trẻ.
Để tránh nguy cơ tổn thương lưỡi, nhiễm trùng hay gặp phải tác dụng phụ, bác sĩ thường khuyên phụ huynh nên chờ đến khi bé được 3 – 4 tháng tuổi mới làm phẫu thuật.
Cắt thắng lưỡi muộn có nguy hiểm không?
Cắt dây thắng lưỡi là một tiểu phẫu đơn giản, các bước tiến hành diễn ra nhanh chóng nên hầu như không gây đau, không làm tổn thương đến tâm lý của trẻ. Với trẻ cắt thắng lưỡi muộn, bác sĩ có thể tiến hành tiêm thuốc gây mê. Sau đó sử dụng kéo mổ để cắt phần niêm mạc dính thắng lưỡi.
Em bé sau khi thực hiện tiểu phẫu có thể ăn uống trở lại bình thường mà không gặp bất kỳ ảnh hưởng nào. Bởi vậy, không có lý do gì để trì hoãn cắt thắng lưỡi cho bé.
Quy trình cắt thắng lưỡi ở trẻ
Quy trình cắt thắng lưỡi muộn ở trẻ được tiến hành cụ thể như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để tránh bé cử động, cũng như tác dụng phụ sau phẫu thuật. Khoảng 15 – 30 phút sau khi cắt thắng lưỡi, bé có thể bú ngay
- Trẻ trên 2 tuổi: Sử dụng công nghệ cắt laser hoặc dao điện. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê, sau khi cắt sẽ khâu lại vết thương bằng chỉ y tế. Vết cắt sẽ lành sau khoảng vài tuần
Những lưu ý khi cắt thắng lưỡi cho trẻ
Khi cắt thắng lưỡi muộn cho bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tại vị trí cắt thắng lưỡi sẽ xuất hiện vết màu trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, sẽ biến mất sau vài ngày nên cha mẹ không cần phải lo lắng
- Trẻ cắt thắng lưỡi muộn cần theo dõi sau phẫu thuật. Trường hợp vị trí cắt có dấu hiệu lạ cần liên hệ ngay tới bác sĩ để được xử lý, tránh nguy cơ nhiễm trùng
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có
- Không nên để trẻ chạm tay vào vết cắt, điều này khiến vết thương lâu lành, cũng như gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Cho bé uống nhiều nước để làm sạch miệng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập
- Cung cấp cho bé những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, hạn chế tác động đến vết cắt
- Để giúp cử động lưỡi được linh hoạt và nhanh chóng trở lại bình thường, mẹ nên hướng dẫn bé cách uốn lưỡi, thè lưỡi, đưa lưỡi sang trái, phải
Trên đây là giải đáp “cắt thắng lưỡi muộn có sao không?”. Mong rằng những chia sẻ sẽ giúp cha mẹ “bỏ túi” được cho mình nhiều thông tin hữu ích.