Thông thường, bé 18 tháng tuổi đã có thể nói được những từ đơn giản. Tuy nhiên, có một số bé kỹ năng nói vẫn còn hạn chế. Đây là dấu hiệu trẻ 18, 19, 20 tháng chậm nói khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói có phải chậm nói?
Ba năm đầu đời được coi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng của trẻ. Thông thường, bé bắt đầu bibabibo từ tháng thứ 6. Sáng tới tháng thứ 9, bé đã biết nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “bye”,… Lớn hơn một chút, từ tháng 18 – 24, kỹ năng nói của trẻ được “up level”, con có thể hiểu được những mệnh lệnh đơn giản, cùng khả năng ghi nhớ từ cực siêu. Đây là thời điểm “vàng” để bạn dạy trẻ nói chuyện.
Theo quá trình phát triển bình thường, trẻ từ 18 tháng tuổi có thể đạt được những kỹ năng ngôn ngữ sau:
- Bé nói được những từ ngắn, gọi được tên đồ chơi, con vật và tên người
- Vốn từ vựng của trẻ dao động từ 6 – 20 từ
- Phân biệt được các bộ phận trên cơ thể
- Bé đã biết cách thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân qua lời nói như đòi đồ chơi, đòi ăn hay đi vệ sinh
- Nói được câu ngắn đơn giản
Không ít bậc phụ huynh có bé 18 tháng tuổi vẫn chưa biết nói. Hiện tượng này không quá nghiêm trọng, bởi mỗi bé là một cái thể riêng nên khả năng tiếp thu và học hỏi cũng sẽ khác nhau. Thông thường, bé gái thường nói sớm hơn bé trai. Rất có thể bé đang tập nghe hiểu rồi mới bắt đầu nói. Vì vậy, phụ huynh không cần phải quá lo lắng, hãy luôn bên con và hỗ trợ con tập nói nhé!
Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói
“Sợ con chậm nói” là nỗi lo “to đùng” của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Vậy trẻ chậm nói có dấu hiệu gì? Những dấu hiệu chậm nói của trẻ có thể xuất hiện từ khi con 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất khó để có thể khẳng định trẻ chậm nói vào thời điểm đó. Thay vào đó nên theo dõi buổi hiện chậm nói ở trẻ giai đoạn từ 18 tháng tuổi:
Trẻ 18 tháng chậm nói
- Bé không chỉ vào được các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng,…
- Vốn từ vựng nghèo nàn, dưới 6 từ
- Trẻ không muốn hoặc không thể giao tiếp, ngay cả khi cần sự giúp đỡ từ người lớn
- Không biết chỉ vào thứ mình muốn
- Khó hiểu những mệnh lệnh đơn giản như “đừng cầm nó”
- Không đáp lại khi được hỏi “cái gì đây”,… dù là lời nói hay cử chỉ
Trẻ 19 – 20 tháng chậm nói
- Vốn từ vựng của trẻ tăng chậm
Trẻ 24 tháng chậm nói
- Vốn từ vựng của trẻ dưới 15 từ
- Không biết bắt chước những lời nói đơn giản của ba mẹ
- Không nói được những câu đơn giản như “uống nữa”, “mẹ bế”,…
- Không hiểu các chỉ dẫn “con muốn uống không?”
- Thường tự chơi một mình, không thích các trò chơi giả làm búp bê
- Không thể nối hai từ đơn với nhau
- Không hiểu công dụng của các vật dụng trong nhà. Chẳng hạn như cái chổi là để quét nhà
Trẻ 25 – 35 tháng chậm nói
- Trẻ không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể
- Không nói được những câu đơn giản, gồm 2 – 4 từ
- Không nhớ những bài thơ hay bài hát ngắn được lặp đi lặp lại
- Không biết đặt câu hỏi đơn giản
- Bé giao tiếp khó hiểu
Trẻ 3 tuổi chậm nói
- Thường không sử dụng đại từ nhân xưng trong giao tiếp (con, mẹ, ba)
- Không nói được câu ngắn, chẳng hạn như “muốn uống nữa”
- Không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, như “lấy cốc của con”
- Trẻ phát âm không rõ ràng, nói lắp bắp, khiến người lớn khó hiểu
- Trẻ không đặt câu hỏi
- Ít quan tâm đến sách truyện
- Không thích tương tác với đồ vật hay bạn bè cùng lứa tuổi.
- Rất khó tách khỏi bố mẹ
Trẻ 4 tuổi chậm nói
- Trẻ thể nói thành thục hầu hết các phụ âm.
- Không phân biệt được sự khác nhau và giống nhau của sự việc, đồ vật
Nguyên nhân trẻ 18 tháng tuổi chậm nói
Trẻ 18, 19, 20 tháng chậm nói do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến như:
- Mắc các dị tật như hở hàm ếch, sứt môi,… gây cản trở hoạt động của bộ phận hình thành lên giọng nói
- Lưỡi quá dày khiến trẻ khó phát âm đúng
- Khả năng nghe kém, khiến trẻ khó bắt chước lời nói của người khác
- Gia đình quá chiều chuộng khiến trẻ không biết cách thể hiện mong muốn, nguyện vọng qua lời nói
- Cha mẹ ít quan tâm, chăm sóc hay thể hiện tình cảm với bé, thường xuyên để bé xem tivi, nghịch điện thoại và chơi một mình.
- Ít giao tiếp, nói chuyện hay đọc sách cho bé
Trẻ chậm nói kéo dài không chỉ gây cản trở khả năng giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy và tâm lý của trẻ. Vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu trẻ 18, 19, 20 tháng chậm nói, cha mẹ cần tìm cách khắc phục càng sớm, càng tốt.
Trẻ 18, 19, 20 tháng chậm nói phải làm sao?
Ba mẹ hãy cùng trẻ vượt qua rào cản ngôn ngữ theo những lời khuyên dưới đây:
- Khuyến khích bé giao tiếp, cho bé cơ hội được nói trong mọi hoàn cảnh
- Dành nhiều thời gian ở bên cạnh con, nói chuyện với con bất cứ lúc nào, dù là đang nấu cơm
- Mỗi khi đi ra ngoài, mẹ hãy chỉ cho bé những sự vật xung quanh và gọi tên chúng
- Thường xuyên khen ngợi khi con làm tốt, điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực để học hỏi
- Nhắc và chỉnh sửa những lời bé nói một cách hoàn chỉnh
- Chưa nên quá bận tâm về cách phát âm của trẻ. Hãy quan tâm đến nội dung bé muốn truyền tải. Chỉ cần bé nói lên những suy nghĩ, mong muốn của bản thân thì đã là một bước thành công rồi
- Hát, đọc truyện cho bé thường xuyên. Lưu ý trong quá trình chơi cùng bé, mẹ nên khuyến khích bé lặp lại lời nói hoặc thường xuyên đặt câu hỏi để khuyến khích bé nói nhiều hơn
Trên đây là một số thông tin liên quan đến trẻ 18, 19, 20 tháng chậm nói. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được bạn trong quá trình chăm sóc bé!