Nội dung chính

Trẻ 21, 22, 23 tháng chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 21 22 23 tháng bước vào thời kỳ bùng nổ ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tình trạng trẻ 21 tháng chậm nói ngày càng phổ biến. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng chậm nói ở trẻ nhé!

Trẻ 21, 22, 23 tháng chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 21, 22, 23 tháng chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Sự phát triển của trẻ 21 22 23 tháng tuổi

Trẻ từ 21 – 23 tháng tuổi biết làm gì? Hãy cùng điểm qua một vài thành tựu của bé trong giai đoạn này nhé!

Kỹ năng xã hội

Bé từ 21 tháng tuổi bắt đầu biết thể hiện sự quan tâm đến người xung quanh. Con không thích chơi một mình, thay vào đó tỏ ra hào hứng hơn với các trò chơi tập thể. Con thích bắt chước mọi hành vi của người lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách cư xử của cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, con đã biết tự ngồi bô khi có nhu cầu, có thể tự rửa tay, rửa mặt và đánh răng. Ngoài ra, con cũng biết mặc và cởi quần áo, nhưng chưa biết cách cài khuy.

Sự phát triển về mặt cảm xúc

Đây là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ bắt đầu hình thành tính cách, có sở thích cá nhân, điều đó thể hiện qua những lựa chọn về trang phục, món ăn. Đôi khi mẹ sẽ thấy trẻ khá cứng đầu, hay ăn vạ nhằm kiểm tra xem mình có thể làm gì và không thể làm gì. Trẻ 21 22 23 tháng tuổi đã biết gọi tên cảm xúc của bạn thân. Vì vậy, mẹ hãy vỗ về, an ủi và hỏi lý do khi con nói “mẹ ơi, con bị đau” nhé!

Sự phát triển về mặt cảm xúc
Sự phát triển về mặt cảm xúc

Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 21 22 23 tháng tuổi có thể tích lũy được 200 – 400 từ vựng. Nhờ vậy, con có thể nói được những câu ngắn và hiểu nhiều hơn những gì người lớn truyền đạt.

Bên cạnh đó, con đã biết phân biệt các con vật theo loại (chẳng hạn chim bồ câu thuộc loài chim) và phân loại đồ vật theo màu sắc và hình dạng.

Tuy vậy, mỗi bé là một cá thể riêng nên tốc độ phát triển không giống nhau. Đừng quá lo lắng nếu bé làm ít hơn những gì kể trên nhé! Hãy nhờ bác sĩ tư vấn nếu bé rơi vào trường hợp trẻ 21 22 23 tháng chậm nói.

Nguyên nhân trẻ 21 22 23 tháng tuổi chậm nói

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Dưới đây là một số tác nhân chính:

Trẻ chậm nói do mắc bệnh lý

Trẻ chậm nói có thể do đang gặp các khuyết tật về tai – mũi – họng. Điển hình như dính lưỡi, sứt môi, mở hàm ếch, khả năng nghe kém,… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nghe, hiểu và bắt chước lời nói của những người xung quanh. 

Chậm nói do ảnh hưởng tâm lý

Trong thời thơ ấu, nếu trẻ trải qua tai nạn nghiêm trọng hoặc biến cố nào đó, chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ. Đây là yếu tố gia tăng tình trạng chậm nói và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trẻ chậm nói do ảnh hưởng tâm lý
Trẻ chậm nói do ảnh hưởng tâm lý

Trẻ 21 22 23 tháng chậm nói do mắc chứng tự kỷ

Chậm nói là một trong những biểu hiện thường gặp của hội chứng tự kỷ. Bởi vậy, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé và đưa tới bệnh viện khám càng sớm, càng tốt.

Dấu hiệu trẻ 21 22 23 tháng chậm nói

Ở giai đoạn này, không phải tất cả các bé đều có thể giao tiếp rõ ràng. Bé thường phát âm sai, nói lắp bắp, khó khăn với các chữ cái có cách phát âm gần giống nhau. Cũng có những bé sẽ huyên thuyên luôn miệng suốt ngày. Cả 2 trường hợp đều khá bình thường, bé sẽ dần hoàn thiện theo thời gian nên ba mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện sau, mẹ cần chú ý vì điều đó cho thấy con có thể bị chậm nói và cần được can thiệp kịp thời:

  • Khả năng tiếp thu vốn từ mới còn hạn chế
  • Thích sử dụng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp
  • Không bắt được được âm thanh hoặc chỉ lặp đi lặp lại những từ đơn giản
  • Khó khăn trong việc hiểu các mệnh lệnh đơn giản
  • Không hiểu được nghĩa của câu dài
  • Không tuân theo chỉ dẫn đơn giản từ người lớn
  • Bé nói líu chữ, không ai trong gia đình có thể hiểu bé nói gì
Dấu hiệu trẻ chậm nói mà mẹ cần biết
Dấu hiệu trẻ chậm nói mà mẹ cần biết

Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Trẻ 21, 22, 23 tháng chậm nói không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện nếu gặp một số biểu hiện dưới đây:

  • Bé không phản ứng hoặc quay đầu lại khi được gọi tên
  • Bé không sợ người lạ do không phân biệt được người lạ hay quen
  • Bé không bắt chước do thiếu khả năng tập trung
  • Không biết chỉ tay để yêu cầu trợ giúp
  • Hạ ăn vạ, khóc thét không nói thành lời
  • Bé khó ăn, không chịu nhai, khó ngủ, thường xuyên mất tập trung,…

Khắc phục trẻ chậm nói như thế nào?

Trẻ 21 22 23 tháng chậm nói cần được can thiệp sớm, nhất là ở độ tuổi dưới 3 tuổi, vì đây là thời điểm vàng trong mọi vấn đề phát triển của trẻ. Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian tương tác, quan tâm, trò chuyện với trẻ để con sớm bắt kịp mốc phát triển ngôn ngữ nhé!

  • Diễn tả thành lời những việc bạn làm: Việc giải thích cho bé những việc đang làm sẽ giúp con mở rộng vốn từ, kích thích sự tò mò và khám phá của trẻ với những đồ vật, sự việc xung quanh
  • Thường xuyên dẫn bé đến nơi đông người: Thay vì chỉ để con chơi mình trong nhà, mẹ mẹ hãy cùng con khám phá thế giới bên ngoài, vừa đi vừa chỉ cho bé vật này, vật kia và trò chuyện cùng con. Lâu dần, con sẽ có thêm vốn từ vựng và tự tin trong giao tiếp hơn
  • Cùng bé đọc sách: Hãy tạo cho bé thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé. Sách mang đến cho bé tri thức và những điều bổ ích, mới mẻ. Những câu chuyện, hình ảnh trong cuốn sách cũng sẽ giúp bé nhớ lâu và tiếp thu nhanh hơn. Khi đọc sách cho bé, mẹ hãy chỉ tay vào đồ vật được nói đến, thường xuyên đặt câu hỏi để kích thích bé nhé!
  • Hát cho con nghe: Những giai đoạn tươi vui, lời hát dễ nghe, dễ thuộc sẽ giúp bé vừa tăng thêm vốn từ, vừa học cách phát âm

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ 21 22 23 tháng chậm nói. Nếu nhận thấy bé có biểu hiện chậm nói, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia nhằm xác định nguyên nhân và biện pháp can thiệp kịp thời nhé!

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này