Nội dung chính

Trẻ 25,26,27 tháng chậm nói mẹ nên làm gì?

25,26,27 tháng tuổi trẻ đã có thể nói được những từ ghép dài. Tuy nhiên điều này ở một số bé vẫn còn hạn chế khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trẻ 25 đến 27 tháng tuổi chậm nói trong bài viết sau để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 25,26,27 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu thông tin trẻ 25 tháng tuổi chậm nói ta sẽ tìm hiểu sơ qua về sự phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn này.

Theo chuyên gia, trẻ 25,26,27 tháng tuổi đã biết đặt ra những câu hỏi dài và yêu cầu mẹ phải giải thích chúng một cách rõ ràng. Những đứa trẻ 2 tuổi thường thấy bản thân là một cá thể nên con tận dụng tất cả cơ hội để nói với mẹ thích hoặc không thích thứ gì. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có thêm rất nhiều từ vựng. Trung bình, một đứa trẻ 2 tuổi sẽ có khoảng 50 từ, thậm chí một số bé khác còn có nhiều hơn.

Vốn từ vựng của trẻ lúc này có thể là hơn 50 từ
Vốn từ vựng của trẻ lúc này có thể là hơn 50 từ

Trẻ 25,26,27 tháng tuổi có thể gọi tên các thứ mà bé nhìn thấy thường xuyên, bao gồm vật dụng xung quanh nhà như giường, cửa, ghế; động vật như chó, mèo, chim, cá và người xung quanh. Trẻ có thể yêu cầu các loại đồ ăn, đồ uống như sữa, bánh quy, chuối,…

Ngoài ra con cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến sự thiếu vắng quen thuộc, chẳng hạn như “hết sữa”. Trẻ lúc này đã hiểu rõ hơn về khái niệm “nhiều” và có thể yêu cầu “cho con thêm sữa”.

Nhìn chung thì giai đoạn này các bé có thể nói được thành thạo ít nhất là 50 từ. Kỹ năng ngôn ngữ của các bé trai có thể phát triển chậm hơn bé gái. Tuy nhiên trước sinh nhật lần thứ 3, hầu hết trẻ 2 tuổi có thể nói được những câu có ít nhất 3 từ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 25,26,27 tháng chậm nói

Ba năm đầu đời là mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của bé. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu “ê a” từ tháng thứ 6, tới tháng thứ 9 con đã có thể nói được những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “bà”,….

Từ 25-27 tháng tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của con sẽ được nâng cao, hiểu được những câu mệnh lệnh đơn giản và nhớ cực siêu. Thế nhưng không ít trường hợp trẻ được 2 tuổi vẫn “im hơi lặng tiếng”. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang chậm nói.

Trẻ 25 tháng tuổi chậm nói

  • Vốn từ vựng chưa đến 50 từ
  • Chưa tự nói ra nhu cầu, chủ yếu nhắc lại lời của người khác
  • Bé chưa nói được từ ghép, rất ít khi nói chuyện
  • Không hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh dài
  • Thường tự chơi một mình, không thích các trò chơi giả làm búp bê
  • Không thể nối từ đơn với nhau
  • Không hiểu công dụng của các vật dụng trong nhà
Trẻ chậm nói không hiểu được yêu cầu của mẹ
Trẻ chậm nói không hiểu được yêu cầu của mẹ

Trẻ 26 tháng tuổi chậm nói

  • Không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể
  • Không nói được những câu đơn giản gồm 2-4 từ
  • Không biết đặt câu hỏi đơn giản
  • Bé giao tiếp khó hiểu

Bé 27 tháng chậm nói

  • Con không hiểu và tuân thủ theo chỉ dẫn như “ngồi vào ghế ăn cơm”
  • Diễn đạt không rõ ý
  • Không biết cách đặt câu hỏi
  • Không thích tương tác với bạn bè, chỉ thích chơi 1 mình

Nguyên nhân trẻ 25-27 tháng tuổi bị chậm nói

Trẻ 26 tháng tuổi chậm nói hay bé 27 tháng chậm nói chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây.

  • Nguyên nhân bệnh lý: Một trong những lý do khiến trẻ 25 tháng chậm nói là do con đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng. Theo chuyên gia, các bệnh về tai-mũi-họng như lưỡi ngắn, hở hàm ếch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm của con. Ngoài ra, những trẻ có chứng tự kỷ, tăng động, trí não, nhận thức kém cũng sẽ phát triển ngôn ngữ muộn hơn
  • Nguyên nhân tâm lý: Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc mẹ thường để bé phải xem TV, dùng điện thoại thông minh một mình là một trong những lý do khiến trẻ trở nên ít nói. Bên cạnh đó, nếu trong quá khứ trẻ phải trải qua một biến cố hoặc tai nạn nghiêm trọng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý con. Trẻ rụt rè, ít nói và lười giao tiếp hơn

Không chỉ thế bé 27 tháng chậm nói còn có thể là do khả năng nghe kém, gia đình quá chiều, cha mẹ ít quan tâm, giao tiếp với bé,… Nhìn chung, giai đoạn 25-27 tháng tuổi, trẻ đang phát triển rất mạnh về mặt ngôn ngữ. Vì vậy nếu như tình trạng chậm nói kéo dài, tương lai sẽ là rào cản rất lớn cho việc học tập của con.

Trẻ 25,26,27 tháng chậm nói mẹ nên làm gì?

Tình trạng chậm nói ở trẻ 25 tháng có thể cải thiện bằng những biện pháp dưới đây.

Nạp từ thường xuyên cho bé
Nạp từ thường xuyên cho bé
  • “Nạp” từ thường xuyên cho bé: Bố mẹ cần phải tận dụng cơ hội để con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ví dụ khi bé đang chơi hoặc xem vật gì mẹ hãy giới thiệu cho con tên của vật đó. Lặp đi lặp lại nhiều lần để bé hiểu và phát triển hơn ngôn ngữ của mình
  • Giao tiếp bằng từ đơn với trẻ: Trong giai đoạn đầu phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên tập giao tiếp với trẻ bằng những từ đơn. Khi trẻ đã có vốn từ kha khá (khoảng 30-40 từ) mẹ hãy bắt đầu giao tiếp bằng những từ đôi hoặc ba
  • Tập cho trẻ thói quen chuyển yêu cầu từ cử chỉ thành ngôn ngữ: Để trẻ 25 tháng chậm nói có thể giao tiếp thuần thục mẹ hãy hướng dẫn con chuyển yêu cầu từ cử chỉ thành ngôn ngữ. Ví dụ, khi bé chỉ tay vào đồ chơi trên cao bố mẹ nên nói “con muốn chơi đồ chơi này” như vậy sẽ khuyến khích bé thể hiện ngôn ngữ trước khi đáp ứng yêu cầu
  • Thường xuyên trò chuyện với con: Mẹ có thể đọc truyện, ca hát để bé tăng thêm từ vựng, hình thành phản xạ ngôn ngữ tốt hơn

Khi nào mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Trẻ 25 tháng tuổi chậm nói nếu để kéo dài sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển về sau. Vì vậy khi con có các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ:

  • Bé không quay lại khi nghe gọi tên
  • Bé không sợ người lạ
  • Bé không bắt chước
  • Không biết chỉ tay một ngón
  • Hay ăn vạ, kêu khóc không nói thành lời
  • Ra ngoài là cắm đầu chạy
  • Ngoài ra bé còn có biểu hiện như khó ngủ, khó ăn, hay mất tập trung

Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ 25,26,27 tháng chậm nói. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ sớm nhận biết và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này