Nội dung chính

Chỉ số BMI ở trẻ em là gì và cách tính như thế nào

Chỉ số BMI (Body Mass Index) thường được dùng để xác định tình trạng cơ thể của trẻ ở mức bình thường, thiếu cân, nguy cơ hoặc đang bị béo phì. Nếu chưa hiểu rõ chỉ số BMI là gì, cách tính BMI ra sao và làm thế nào để giữ chỉ số BMI của trẻ ở mức ổn định, cha mẹ hãy theo dõi bài viết sau của Fitobimbi.

Chỉ số BMI có ý nghĩa gì?
Chỉ số BMI có ý nghĩa gì?

Chỉ số BMI ở trẻ em là gì?

Chỉ số BMI ở trẻ em cũng giống như người lớn, nó là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa vào cân nặng và chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, khi đánh giá BMI ở trẻ em sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính.

Chỉ số BMI ở trẻ em chính là chỉ số thể trọng và nó phụ thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính
Chỉ số BMI ở trẻ em chính là chỉ số thể trọng và nó phụ thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính

Chỉ số BMI giúp đánh giá xem cân nặng của trẻ có phù hợp với chiều cao hay không, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, để trẻ vừa khỏe mạnh lại có vóc dáng chuẩn. Ngoài ra, dựa vào chỉ số BMI còn giúp cha mẹ kịp thời phát hiện trẻ có nguy cơ hay đang gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng.

Cách tính BMI ở trẻ em

Cách tính BMI ở trẻ em bước đầu giống như cách tính chỉ số BMI ở người trưởng thành, tức là cũng dựa vào cân nặng và chiều cao. Thế nhưng, đối với trẻ em, đánh giá BMI không đơn giản, bởi vì, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chỉ số BMI sẽ có sự thay đổi khác nhau tùy theo từng độ tuổi và giới tính khi lớn lên.

Công thức tính chỉ số BMI ở trẻ em được tính bằng cân nặng của trẻ đó chia cho bình phương chiều cao:

Chỉ số BMI = Cân nặng/chiều cao²

Trong đó:

  • Cân nặng: kg
  • Chiều cao: m

Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có cân nặng là 13,5kg và chiều cao là 90cm. Chỉ số BMI của trẻ đó là:

Chỉ số BMI = 13,5/0,9² = 16,67

Biểu đồ BMI ở trẻ em

Ở trẻ em, chúng ta cần so sánh chỉ số BMI với một biểu đồ BMI. Để biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ ra sao, cha mẹ có thể xem biểu đồ BMI để biết kết quả, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp về chế độ ăn uống và vận động của trẻ.

Biểu đồ BMI ở trẻ em
Biểu đồ BMI ở trẻ em

Sau khi có được chỉ số BMI tính theo công thức trên, cha mẹ sẽ dựa vào biểu đồ BMI (giới hạn từ 2 – 20 tuổi), được biểu diễn bằng các khung cố định để có cái nhìn tổng quan về tình trạng dinh dưỡng của con.

Biểu đồ BMI ở trẻ em phản ánh rõ ràng tình trạng sức khỏe bao gồm dinh dưỡng tốt, thiếu cân, có nguy cơ béo phì hay đang bị béo phì. Đánh giá kết quả chỉ số BMI ở trẻ em cụ thể như sau:

Dưới 5%

Nếu chỉ số BMI của trẻ ở mức dưới 5%, điều đó có nghĩa là trẻ đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Cha mẹ nên biết rằng, khi đó, cơ thể của trẻ rất gầy do không thể hấp thu dưỡng chất cần thiết.

Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về xương như loãng xương, còi xương… Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ cũng rất dễ bị suy yếu, hạ huyết áp, mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng, tim mạch, thiếu máu, da xanh xao…

Từ 5 – 85%

Chỉ số BMI của trẻ dao động trong khoảng 5 – 85% là tuyệt vời và đó cũng là mong muốn của bất cứ cha mẹ nào. Chỉ số này chứng tỏ sức khỏe dinh dưỡng của trẻ tốt, cân nặng và chiều cao hoàn toàn cân xứng.

BMI ở mức này chứng tỏ trẻ khỏe mạnh và ít cơ nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng hay bệnh về xương, huyết áp… Do cơ thể cân đối cho nên trẻ có xu hướng năng động hẳn hơn so với trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Trên 85%

Trẻ đang bị thừa cân, nguy cơ béo phì hoặc đang bị béo phì. Ở mức độ này, trẻ rất dễ mắc các bệnh như tiểu đường, mạch vành, huyết áp cao, thừa lipid máu, bệnh về túi mật, khớp, chứng ngưng thở khi ngủ…

Nếu tình trạng mỡ tích tụ dày ở cơ hoành có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của trẻ. Ngoài ra, béo phì còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật, trực tràng, đầy hơi, táo bón…

Ví dụ:

Trẻ 5 tuổi cao 1,2m và nặng 24kg, chỉ số BMI của trẻ đó được tính như sau:

BMI = 24/1,2² = 16,67

Đối chiếu với biểu đồ BMI cho trẻ 5 tuổi lần lượt theo các bước sau đây:

Bước 1: Kẻ một cột thẳng đứng ở vị trí số 5 của trục tuổi (ngang), cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí như hình trên.

Bước 2: Xác định giá trị 16,67 ở chỉ số BMI ta thấy rằng, trẻ 5 tuổi có sức khỏe dinh dưỡng tốt, không gặp vấn đề gì bất thường nên cha mẹ có thể yên tâm.

Cách giữ chỉ số BMI của trẻ ở mức ổn định

Chỉ số BMI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng cơ thể trẻ em ở mức ổn định, béo phì hay suy dinh dưỡng. Việc duy trì ở mức ổn định chỉ số này là điều cần thiết để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng chuẩn.

Chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với trẻ là một trong những cách quan trọng để giữ chỉ số BMI ở mức ổn định. Cha mẹ nên đảm bảo, các bữa ăn của trẻ đầy đủ dưỡng chất, nhất là không được thiếu rau xanh và trái cây.

Khi thêm các loại rau, củ, quả vào bữa ăn sẽ giúp giảm đáng kể việc hấp thu các loại thực phẩm gây thừa cân khác. Đối với trẻ lười ăn rau xanh và trái cây, cha mẹ cố gắng bổ sung và tạo thói quen để trẻ ăn đầy đủ vào các bữa ăn trong ngày.

Cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm và với số lượng lớn trong cùng một lúc. Để cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không nên cho trẻ ăn sau 8h tối.

Cha mẹ nên hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đồ uống có đường, có ga, nhất là trẻ có nguy cơ béo phì hoặc đang bị béo phì. Bởi vì, những loại đồ ăn, uống này sẽ có tác động xấu đến sức khỏe, cũng là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân mất kiểm soát nếu tiêu thụ quá nhiều.

Cha mẹ cũng nên chú ý để trẻ có thể được nhận đủ dưỡng chất một cách tốt nhất, đặc biệt là trẻ biếng ăn, chậm lớn. Chẳng hạn, các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hấp thụ tốt, tăng sức đề kháng, kích thích hormone tăng trưởng như lysine, kẽm…

Chế độ sinh hoạt

Cha mẹ nên tạo thói quen thể dục thể thao đều đặn cho trẻ mỗi ngày. Theo chuyên gia, trẻ thường xuyên vận động sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt, xương, cơ bắp chắc khỏe và lượng mỡ dư thừa tiêu hao, tránh bệnh béo phì từ khi còn nhỏ.

Mỗi ngày, trẻ nên vận động ít nhất 1 giờ để cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối và năng động hơn. Khoảng thời gian đầu luyện tập, cha mẹ có thể cho trẻ tập trong thời gian ngắn, sau đó sẽ tăng dần lên.

Theo nghiên cứu, giấc ngủ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những trẻ có giờ ngủ thất thường không chỉ chậm lớn, hay quấy khóc, mệt mỏi mà còn gặp các vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá và gặp khó khăn trong thể hiện cảm xúc.

Để duy trì chỉ số BMI ở mức ổn định, cha mẹ nên chú ý đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của trẻ. Mỗi ngày, trẻ cần ngủ đủ 10 – 16 tiếng, tùy theo độ tuổi sẽ có sự khác nhau. Cha mẹ nên tạo thói quen đi ngủ sớm và ngủ đúng giờ cho trẻ.

Chỉ số BMI giúp cha mẹ biết được con có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào hay không, từ đó sẽ có sự điều chỉnh khoa học, hợp lý về chế độ ăn uống cũng như phương pháp vận động để con có sự phát triển tốt nhất về thể chất, tinh thần. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy thực sự hữu ích và thường xuyên ghé thăm website https://fitobimbi.vn/ để không bỏ lỡ những thông tin hay về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bé yêu.

Chia sẻ bài viết này