Cúng thôi nôi bé gái vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi bé, vì vậy, bố mẹ nên quan tâm và tổ chức chu đáo. Hãy cùng Fitobimbi đi tìm đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Cúng thôi nôi bé gái là gì? Cúng thôi nôi bé gái gồm những gì? Cúng thôi nôi bé gái vào giờ nào? Bài cúng thôi nôi cho bé gái như thế nào?”.
Cúng thôi nôi bé gái và ý nghĩa sâu xa
Cúng thôi nôi bé gái hay còn gọi là cúng đầy năm. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, lễ cúng thôi nôi là một nét đẹp, đã được ông bà ta gìn giữ suốt bao đời nay. Đây là lễ cúng để kính báo với tổ tiên và các vị thần rằng, bé gái sinh ra đã được tròn một tuổi.
Hơn hết, cúng thôi nôi bé gái cũng nhằm mục đích tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông, tổ tiên và các vị thánh thần đã uốn nắn, che chở để bé luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh ngay từ khi trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra.
Lễ cúng thôi nôi cho bé gái còn chứng tỏ một điều, bé là một thực thể hiện hữu trong xã hội và có thể hoạt động một cách độc lập. Về phương diện nhận thức hiện đại, lễ cúng thôi nôi chính là dịp kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của bé.
Theo dân gian, từ “thôi” mang ý nghĩa “bỏ đi”, “dừng lại” và từ “nôi” chính là cái “giường nhỏ” đong đưa khi bé chưa tròn một năm. Vì vậy, cụm từ “thôi nôi” chính là bỏ cái nôi – giường nhỏ đi và cho bé sang nằm giường lớn. Đó thực sự là sự kiện lớn trong cuộc đời bé.
Nói chung, cúng thôi nôi bé gái vô cùng ý nghĩa đối với bé, bố mẹ và những người thân yêu. Trong ngày này, mọi người sẽ đến thăm, gửi lời chúc may mắn, thể hiện tình yêu thương và cầu mong bé có thật nhiều sức khỏe, ngoan ngoãn, cuộc sống sau này sẽ no đủ, an yên.
Cúng thôi nôi bé gái vào ngày nào?
Ngày cúng thôi nôi bé gái thường được tính theo âm lịch, trước 02 ngày so với ngày sinh của bé và đủ 12 tháng. Chẳng hạn, bé gái sinh ngày 20/01 âm lịch thì ngày thôi nôi là 18/01 âm lịch năm sau.
Nếu bé gái sinh vào năm nhuận, cúng thôi nôi sẽ được tính bằng ngày âm và sẽ lùi lại một tháng. Ví dụ, bé sinh ngày 10/02 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là 08/01 âm lịch năm sau.
Thôi nôi cũng là ngày sinh nhật một tuổi của bé, vì vậy, nhiều bố mẹ hiện đại đã chọn làm vào đúng ngày sinh và theo dương lịch. Tuy nhiên, đây là một trong những phong tục của người Việt, do đó, để phù hợp với truyền thống, bố mẹ vẫn nên cúng thôi nôi cho bé gái trước 02 ngày và theo âm lịch.
Cúng thôi nôi cho bé gái vào giờ nào?
Theo quan niệm, chọn giờ đẹp cúng thôi nôi bé gái sẽ giúp con luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và gặp thật nhiều may mắn. Fitobimbi đã tổng hợp và sẽ chia sẻ ngay 3 cách chọn giờ cúng thôi nôi cho bé gái phổ biến để các bậc phụ huynh tham khảo, lựa chọn cách phù hợp với gia đình, vùng miền.
Chọn giờ cúng thôi nôi bé gái theo tuổi
Chọn giờ cúng thôi nôi bé gái sẽ phụ thuộc vào con giáp. Mỗi con giáp sẽ tương ứng với những khung giờ tốt, xấu khác nhau. Tham khảo giờ cúng thôi nôi cho bé gái theo tuổi mà Fitobimbi tổng hợp dưới đây.
- Bé gái tuổi Tý sẽ cúng thôi nôi vào giờ Ngọ (từ 11h00 – 13h00)
- Bé gái tuổi Sửu sẽ cúng thôi nôi vào giờ Tý (từ 23h00 – 1h00)
- Bé gái tuổi Dần sẽ cúng thôi nôi vào giờ Sửu (từ 1h00 – 3h00) hoặc giờ Mùi (13h00 – 15h00)
- Bé gái tuổi Mão sẽ cúng thôi nôi vào giờ Thìn (7h00 – 9h00) hoặc giờ Tuất (19h00 – 21h00)
- Bé gái tuổi Thìn sẽ cúng thôi nôi vào giờ Hợi (từ 21h00 – 23h00)
- Bé gái tuổi Tỵ sẽ cúng thôi nôi vào giờ Dậu (từ 17h00 – 19h00)
- Bé gái tuổi Ngọ sẽ cúng thôi nôi vào giờ Thân (từ 15h00 – 17h00)
- Bé gái tuổi Mùi sẽ cúng thôi nôi vào Tý (từ 23h00 – 1h00 sáng)
- Bé gái tuổi Thân sẽ cúng thôi nôi vào giờ Mão (từ 5h00 – 7h00)
- Bé gái tuổi Dậu sẽ cúng thôi nôi vào giờ Dần (từ 3h00 – 5h00)
- Bé gái tuổi Tuất sẽ cúng thôi nôi vào giờ Hợi (21h00 – 23h00)
- Bé gái tuổi Hợi sẽ cúng thôi nôi vào giờ Tỵ (9h00 – 11h00)
Chọn giờ cúng thôi nôi bé gái theo tam hợp
Chọn giờ cúng thôi nôi bé gái theo cách này sẽ dựa vào cung hoàng đạo và tam hợp. Đối với một số bố mẹ chưa có kinh nghiệm, chọn giờ cúng thôi nôi như vậy sẽ gặp một chút khó khăn. Tốt nhất, hãy nhờ ông bà hoặc người lớn tuổi trong gia đình tư vấn cho chính xác.
Tam hợp, tứ hành xung nói về 12 con giáp và được chia thành 4 nhóm. Tam hợp là nhóm 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, có liên quan đến nhau. Ngược lại, nhóm 4 con giáp có tính cách khác nhau hoàn toàn (đối lập, xung khắc) sẽ thuộc tứ hành xung.
Ví dụ: Bé gái sinh ngày 03/4/2020 (dương lịch), tức ngày 11/3 năm Canh Tý. Tuổi Tý nằm trong tam hợp Tý – Thân – Thìn và tứ hành xung Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Dựa vào tam hợp và tứ hành xung, cúng thôi nôi bé gái tuổi Canh Tý nên chọn giờ Tý, Thân hoặc Thìn.
Cúng thôi nôi trước 12 giờ trưa
Hiện nay, nhiều phụ huynh có quan điểm cúng thôi nôi bé gái trong khoảng 9h00 đến trước 12h00 trưa. Những gia đình này thường không quá quan trọng giờ hợp tuổi của bé hay thuộc tam hợp mà chỉ cần là buổi sáng và trời trong xanh, mát mẻ là sẽ làm lễ cúng thôi nôi cho bé.
Thực tế, rất nhiều gia đình đã chọn cúng thôi nôi cho bé gái vào lúc 9h00 – 10h00. Đây là lúc trời còn mát và thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Khi cúng và làm các thủ tục xong xuôi, gia đình sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện vui vẻ, tặng quà và gửi lời chúc tốt đẹp đến em bé.
Mâm cúng thôi nôi bé gái gồm những gì?
Mâm cúng thôi nôi bé gái cần được chuẩn bị đầy đủ tùy theo phong tục của từng vùng miền. Thông thường, cúng thôi nôi bé gái bao gồm 01 mâm cúng ngoài trời và 02 mâm cúng trong nhà.
Mâm cúng thôi nôi ngoài trời
Mâm cúng thôi nôi bé gái ngoài trời cần được chuẩn bị chu đáo, bao gồm những đồ sau:
- 01 đĩa xôi to
- 01 bát cháo to
- 05 bát cháo nhỏ
- 01 con gà luộc
- 01 con dao sắc đặt trên lưng con lợn
- Rau sống, rượu, nhang, hoa, trái cây, trà, đèn
- 01 con lợn/heo quay cúng ông Địa (tùy điều kiện, có thể thay thế bằng đĩa thịt lợn quay)
Mâm cúng thôi nôi trong nhà
Cúng thôi nôi bé gái trong nhà bao gồm 01 mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa, tổ tiên; 01 mâm cúng 12 Bà Mụ và 13 ông thầy. Đây là những mâm cúng rất quan trọng, thể hiện sự thành kính của gia đình đối với các vị thần và ông bà tổ tiên. Mâm cúng các vị thần và tổ tiên bao gồm:
- 03 ly nước
- 01 lọ hoa
- Bánh kẹo
- Mâm ngũ quả
- Hương để thắp
- 01 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc
- 01 bát chè đậu xanh lạnh hoặc nóng
- Có thể thêm 01 bộ tam sên gồm thịt, cua, trứng (tôm, cua phải còn nguyên vẹn) và 01 đĩa thịt lợn quay
Mâm cúng 12 Bà Mụ và 13 ông thầy (quan niệm khác cho rằng, có 3 Đức Ông đó là Tiên Sư, Thánh Sư, Tổ Sư) gia đình cần chuẩn bị đầy đủ như sau:
- 01 đĩa trái cây
- 01 lọ hoa tươi
- Trầu têm cánh phượng
- 12 bộ hài xanh nhỏ
- 12 bộ áo cho 12 Bà Mụ
- 12 cây nến và hương để thắp
- 13 lon nước ngọt/bánh kẹo
- 12 đĩa xôi nhỏ, 01 đĩa xôi lớn
- 12 bát cháo nhỏ, 12 bát cháo to
- 01 con gà luộc nguyên vẹn, chéo cánh
- 01 con lợn quay và dao sắc đặt trên lưng
- 12 chén rượu trắng hoặc chén nước sạch
- 12 bát chè trôi nước nhỏ, 01 bát chè trôi nước to
- 01 bộ đồ cúng có hình nữ thế, ghi ngày/tháng/năm sinh để đốt giải hạn cho bé
- 01 bộ giấy tiền cúng thôi nôi, bát, thìa, đũa (nên dùng đũa hoa vì các Bà Mụ thích loại đũa này)
=> 12 Bà Mụ bao gồm:
- Bà Mụ Lâm Cửu Nương: coi việc thụ thai (thủ thai)
- Bà Mụ Lưu Thất Nương: coi việc nặn hình hài nữ hay nam (chú nam nữ)
- Bà Mụ Lâm Nhất Nương: coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Bà Mụ Vạn Tú Nương: coi việc thai nghén (chú thai)
- Bà Mụ Trần Tứ Nương: coi việc sinh đẻ (chú sanh)
- Bà Mụ Hứa Đại Nương: coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Bà Mụ Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Bà Mụ Nguyễn Tam Nương: chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)
- Bà Mụ Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Bà Mụ Tăng Ngũ Nương: coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Bà Mụ Mã Ngũ Nương: coi việc ẵm bồng trẻ (tống tử)
- Bà Mụ Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ (bảo tử)
=> 13 ông thầy bao gồm:
- Đức Bảo Sanh Đại Đế – vị thần của tín ngưỡng, tiêu biểu của Lão Giáo
- 06 thầy dạy về Lục Tính (Lục Tánh): Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Lạc, Ai
- 06 thầy dạy về Lục Kinh: Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu
Các bước cúng thôi nôi cho bé gái
Để lễ cúng thôi nôi bé gái với ý nghĩa kính báo với Bà Mụ, ông thầy, tổ tiên và các vị thần, đồng thời cầu xin bé gặp nhiều may mắn, bình an, cuộc sống sung túc, hạnh phúc trong tương lai. Cúng thôi nôi thường được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Gia đình chọn ngày, giờ và người đại diện cúng thôi nôi cho bé gái.
Bước 2: Chuẩn bị đồ cúng thôi nôi cho bé gái (chuẩn bị đúng và đủ theo hướng dẫn).
Bước 3: Chuẩn bị không gian và hướng đặt bàn thờ cúng thôi nôi, đảm bảo rộng rãi, sạch sẽ, thoáng đãng, trang nghiêm.
Bước 4: Người đại diện sẽ đốt hương, đọc bài khấn thôi nôi đã chuẩn bị và thực hiện một số nghi thức khác.
Những nghi thức chính trong lễ cúng thôi nôi bé gái
Lễ cúng thôi nôi cho bé gái sẽ có khá nhiều nghi thức, trong đó, khấn thôi nôi, cho bé lựa chọn đồ vật đoán tương lai và tặng quà/mừng tuổi cho bé là ba nghi thức không thể không nhắc đến.
Nghi thức khấn thôi nôi
Bài khấn thôi nôi bé gái cần được chuẩn kỹ lưỡng từ trước ngày chính thức. Vào đúng giờ lành, người đại diện (chủ lễ) sẽ tiến hành đọc văn khấn thôi nôi cho bé gái. Người đại diện sẽ thắp 3 nén hương và khấn 12 Bà Mụ, 13 ông thầy, các vị thần và ông bà tổ tiên.
Bài số 01: Văn khấn 12 Bà Mụ và 13 ông thầy
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Vợ chồng con là:… sinh được con (gái) đặt tên là……………………………
Chúng con ngụ tại: ……………………………………………………………….
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên… sinh ngày…tháng…năm… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Bài số 02: Văn khấn các vị thần và ông bà tổ tiên
“Hôm nay, ngày mùng… tháng… năm… (âm lịch). Gia đình con (họ tên) … bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên bé gái) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc”.
Lưu ý: Khi khấn xong, người đại diện sẽ cầm tay bé gái để vái lạy 3 vái, được 3 tuần hương mới tạ lễ. Sau đó, gia đình mang vàng mã, quần áo đi hóa, nhớ vẩy rượu khi đang hóa. Riêng đồ chơi sẽ giữ lại để bé chơi và lấy may mắn sau này.
Nghi thức bắt miếng/bốc đồ vật
Bắt miếng hay bốc đồ vật dự đoán tương lai là một trong những nghi thức quan trọng vào ngày thôi nôi bé gái. Bố mẹ cần chuẩn bị một số món đồ đặc trưng của các ngành nghề để bé lựa chọn, từ đó sẽ dự đoán công việc bé yêu thích và lựa chọn trong tương lai.
Nói chung, đây chỉ là nghi thức dân gian và không ai có thể kiểm chứng về độ chính xác. Tùy điều kiện, thời gian mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một vài món đồ phù hợp.
Tủ thuốc (đồ chơi): Bé chọn hòm thuốc có thể tương lai sẽ trở thành bác sĩ, y tá hay dược sĩ.
Micro: Bé gái chọn micro là một dấu hiệu cho thấy bé thích ca hát và có thể tương lai sẽ hoạt động trong ngành giải trí, cụ thể là âm nhạc.
Tiền: Bé chọn tiền là dấu hiệu cho thấy tương lai sẽ làm việc liên quan đến tiền tệ như kế toán, ngân hàng, lãnh đạo,…
Máy ảnh: Bé chọn máy ảnh cho thấy, tương lai bé có thể trở thành phóng viên, nhiếp ảnh gia, quay phim,…
Bút: Nếu bé gái chọn bút, có thể tương lai bé sẽ theo nghiệp viết, trở thành nhà văn, nhà báo tài năng.
Sách, vở: Khi chọn sách, vở, bố mẹ có thể vui mừng vì có thể lớn lên bé rất thích học hỏi, khả năng sẽ trở thành giáo viên hoặc nghiên cứu viên.
Máy tính bỏ túi: Sau này, bé có thể sẽ chọn công việc liên quan đến những con số như kế toán, kinh doanh, giáo viên Toán, giáo viên Công nghệ thông tin,…
Chuột máy tính: Lựa chọn chuột máy tính khả năng cao bé trở thành giáo viên Công nghệ thông tin, IT,…
Bộ đồ chơi làm bếp: Lựa chọn món đồ này chứng tỏ bé có đam mê với nấu nướng, tương lai có thể trở thành nhà phê bình ẩm thực hay bếp trưởng, bếp phó, trưởng bộ phận bếp, nhân viên bếp,…
Bút vẽ, bảng vẽ: Bé chọn bảng vẽ hay bút vẽ khả năng cao sẽ làm việc liên quan đến sáng tạo, hội họa. Bé có thể trở thành họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa, biên tập phim và video,…
Gương, lược: Đây là những món đồ giúp dự đoán tương lai bé có thể làm việc trong lĩnh vực thời trang, thẩm mỹ. Khả năng bé trở thành nhà tạo mẫu tóc, chuyên gia trang điểm, tư vấn thời trang,…
Nghi thức tặng quà cho bé gái
Thôi nôi là ngày vô cùng ý nghĩa và cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của con. Trong ngày này, ngoài hai nghi thức kể trên, tặng quà kèm những lời chúc tốt đẹp đến bé và gia đình là nghi thức được quan trọng không kém.
Một số món quà thường được lựa chọn và tặng vào ngày cúng thôi nôi bé gái bao gồm trang sức bằng bạc/vàng như bông tai, lắc tay, lắc chân, dây chuyền. Nên chọn những trang sức có bề mặt trơn để khi bé vận động mạnh sẽ không bị trầy xước da.
Trong ngày thôi nôi có thể tặng bé gái gấu bông – “người bạn” đồng hành cùng bé mọi lúc và giúp bé học được cách yêu thương những người xung quanh. Bên cạnh đó, bé gái cũng sẽ “mê mẩn” và thỏa sức sáng tạo với quà tặng là những con búp bê xinh xắn.
Quần, áo, váy hay phụ kiện cũng thường được ưu ái lựa chọn để tặng bé trong ngày thôi nôi. Ưu tiên chọn đồ có màu sắc tươi sáng, kiểu dáng thoải mái và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Những bộ sách kèm bút màu, xe tập đi là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn để tặng bé gái trong ngày thôi nôi. Ngoài ra, đồ dùng cho bé như sữa, tã, bỉm, xe đẩy, dầu gội, sữa tắm, mũ, găng tay, tất, giày, địu, ghế ngồi cho bé trong xe ô tô,… cũng là gợi ý tuyệt vời để bạn mua tặng thôi nôi bé gái.
Một số lưu ý trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái
Trong văn hóa của người Việt Nam, cúng thôi nôi bé gái là một nét đẹp, thể hiện niềm tin, hy vọng của bố mẹ vào tương lai của bé. Chính vì vậy, khi cúng thôi nôi cho bé gái cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của những người lớn tuổi trong gia đình trước ngày cúng thôi nôi cho bé gái. Nên chuẩn bị đúng và đủ đồ cúng thôi nôi để bày lên mâm cúng trong nhà và ngoài trời.
Hoa cúng thôi nôi bé gái nên chọn loại hoa đẹp nhẹ nhàng như cát tường, đồng tiền. Hoa cát tường là biểu tượng của sự may mắn, xinh đẹp, vui vẻ và hạnh phúc. Hoa đồng tiền mang ý nghĩa đủ đầy, may mắn và sự diệu kỳ.
Sắp xếp đồ cúng thôi nôi cho bé gái gọn gàng, đẹp mắt. Vị trí đặt mâm cúng thôi nôi rất quan trọng. Ông bà ta thường chọn vị trí “Đông bình, Tây quả”, tức là, đặt bình hoa ở phía Đông, trái cây và lễ vật khác ở phía Tây.
Các bé thường sẽ ăn rất ít đồ ăn, cho nên, bạn hãy chú ý đến màu sắc, hương vị, kết cấu. Cần quan sát khu vực tổ chức tiệc thôi nôi để kịp thời phát hiện các mối nguy hiểm có thể xảy ra với các bé.
Bố mẹ nên chuẩn bị nhiều đồ chơi khác trong một không gian rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho các bé đến tham dự tiệc thôi nôi của con gái. Bố mẹ cũng đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời trong ngày này bằng những bức ảnh kỷ niệm.
Như vậy, Fitobimbi và bạn đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về lễ cúng thôi nôi bé gái. Nếu còn băn khoăn, hãy cho chúng tôi biết để kịp thời giải đáp và đừng quên truy cập https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bé yêu.