Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh khá đơn giản, thế nhưng, không phải mẹ nào cũng biết và áp dụng đúng cách. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ chia sẻ với mẹ cách tắm lá ngải cứu đơn giản, giúp cho làn da của trẻ luôn khỏe mạnh, mềm mại và mịn màng.
- Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà
- Hướng dẫn chi tiết cách tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh
Có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?
Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh được ông bà ta áp dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Lá ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu và tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, mùi thơm, vị đắng, đi vào tỳ, can và thận.
Lá ngải cứu có rất nhiều tác dụng, trong đó, nổi bật là kiểm soát cơn đau, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa khó chịu và đầy hơi, phục hồi nhanh vết thương trên da. Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, ăn lá ngải cứu sẽ giúp giảm hiện tượng đau bụng.
Theo nghiên cứu, trong lá ngải có hoạt chất chống nhiễm khuẩn như chlorophyll, axit malic, glucose, vitamin B, vitamin C. Đây là những thành phần lành tính, an toàn với mọi làn da, bao gồm cả da nhạy cảm.
Lá ngải cứu kết hợp với một số loại lá khác như bưởi, chanh, quýt có thể chữa cảm cúm, ho cho trẻ. Tắm lá ngải cứu giúp trẻ nhanh hết ho, cảm lạnh, cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Vậy, có nên tắm ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?
Trong lá ngải cứu có những thành phần lành tính, giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt da, từ đó giảm nốt đỏ, chống hăm, ghẻ lở,… Nói chung, tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa bệnh ngoài da hiệu quả, để làn da trẻ luôn khỏe mạnh, mịn màng.
Cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả
Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nên được rất nhiều mẹ áp dụng, nhất là khi trẻ bị mẩn ngứa, rôm sảy. Tắm nước lá ngải còn giúp phòng tránh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông.
Chuẩn bị
- Nồi
- Nước sạch
- Lá ngải cứu
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị lá ngải cứu tươi, loại bỏ những lá bị hỏng, mang rửa qua và ngâm nước muối.
Bước 2: Rửa lại bằng nước sạch, sau đó mang lá ngải cứu phơi khô. Khi ngải cứu đã khô, mẹ mang thái nhỏ thành đoạn dài từ 1 – 3cm.
Bước 3: Lấy khoảng 2 nắm lá ngải cứu khô cho vào nồi, thêm nước và bắc lên bếp, đun đến khi nước chuyển sang màu vàng. Mẹ cũng có thể dùng ngải cứu tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi để lấy nước tắm cho trẻ.
Bước 4: Đổ nước ngải cứu ra chậu, thêm nước sạch đến khi ấm (khoảng 38 độ C) thì tắm cho trẻ. Mẹ nên tắm cho trẻ trong phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh.
Bước 5: Dùng khăn xô mềm, thấm nước và lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ. Động tác của mẹ nên nhẹ nhàng để không tổn thương đến làn da mỏng manh của trẻ. Đối với vùng da bị hăm hay rôm sảy, mẹ lau thật cẩn thận để không làm trẻ bị đau rát.
Bước 6: Mẹ tắm qua cho trẻ bằng nước ấm, lấy khăn khô lau sạch cơ thể và mặc quần áo cho trẻ.
Lưu ý khi tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh tại nhà
Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cách này khi trẻ sơ sinh bị ngứa, mẩn đỏ, rôm sảy. Khi tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lá ngải, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Loại bỏ lá ngải bị hỏng, ngâm qua nước muối để diệt khuẩn và rửa lại bằng nước sạch
- Không tắm lá ngải cứu khi thấy da trẻ có tổn thương như sưng tấy, trầy xước, mưng mủ,…
- Trước khi tắm nước lá ngải cứu, mẹ nên tắm qua cho trẻ bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn
- Mặc dù tắm lá ngải cứu tốt cho da và sức khỏe, tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng, cho trẻ tắm nước quá đặc và trong nhiều ngày
Bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tác dụng của lá ngải cứu và cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên áp dụng đều đặn và đúng cách để làn da của trẻ luôn khỏe mạnh, mềm mại, mịn màng.