Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nếu con nghịch ngợm quá mức, khó kiểm soát và gặp khó khăn trong tập trung, rất có thể đó là dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý – tình trạng phổ biến ở trẻ 3-11 tuổi. Nhận biết sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận diện những dấu hiệu đặc trưng của ADHD, từ đó có hướng hỗ trợ phù hợp cho con.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được can thiệp kịp thời. ADHD khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi và điều chỉnh cảm xúc.
Theo thống kê, khoảng 7,2% trẻ em trên toàn thế giới mắc ADHD, với tỷ lệ bé trai mắc cao gấp 2 – 3 lần bé gái. Mặc dù không phải tất cả trẻ hiếu động đều mắc ADHD, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng đến học tập, mối quan hệ cũng như sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên đưa con đến chuyên gia để được đánh giá chính xác.
ADHD được chia thành 3 dạng chính:
- Rối loạn thiếu chú ý (ADD): Trẻ chủ yếu gặp khó khăn trong việc tập trung, thường xuyên lơ đãng và dễ quên.
- Tăng động, bốc đồng: Trẻ có biểu hiện hiếu động thái quá, không thể ngồi yên, nói nhiều, hành động bốc đồng.
- Rối loạn kết hợp: Kết hợp cả hai nhóm trên, trẻ vừa mất tập trung vừa có hành vi tăng động, bốc đồng.

Dấu hiệu nhận biết ADHD ở trẻ
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5-TR, ADHD bao gồm hai nhóm triệu chứng chính: thiếu chú ý và tăng động/bốc đồng. Một trẻ được chẩn đoán mắc ADHD cần có ít nhất 6 triệu chứng kéo dài trên 6 tháng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
1. Triệu chứng thiếu chú ý:
- Không chú ý đến chi tiết, mắc lỗi khi làm bài tập.
- Khó duy trì sự tập trung trong thời gian dài.
- Không lắng nghe khi người khác nói chuyện.
- Không làm theo hướng dẫn, nhanh chóng mất tập trung.
- Khó tổ chức công việc, thường xuyên quên nhiệm vụ.
- Tránh các công việc cần suy nghĩ liên tục.
- Hay làm mất đồ như sách vở, chìa khóa, điện thoại.
- Dễ bị phân tâm bởi những tác nhân xung quanh.
- Hay quên làm việc vặt hàng ngày.
2. Triệu chứng tăng động, bốc đồng:
- Luôn bồn chồn, không ngồi yên trên ghế.
- Chạy nhảy không kiểm soát ở nơi không phù hợp.
- Khó tham gia các hoạt động cần sự tĩnh lặng.
- Nói quá nhiều, không kiểm soát lời nói.
- Thốt ra câu trả lời trước khi người khác hỏi xong.
- Gặp khó khăn trong việc chờ đợi lượt của mình.
- Thường xuyên ngắt lời hoặc làm gián đoạn người khác.

Dấu hiệu nhận biết ADHD ở trẻ
Phương pháp điều trị ADHD ở trẻ
Mặc dù không có cách chữa ADHD triệt để, nhưng có nhiều phương pháp điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, bao gồm:
1. Điều trị bằng thuốc
Cách điều trị ADHD phổ biến và hiệu quả là kết hợp giữa dùng thuốc và liệu pháp hành vi. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm 2 nhóm thuốc:
1.1. Thuốc kích thích thần kinh trung ương:
Chất dẫn truyền thần kinh trung ương thường bị thiếu hụt ở trẻ mắc ADHD. Các thuốc này được dùng để kích thích các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt.
1.2. Thuốc điều trị ADHD không chứa chất kích thích
Thường được chỉ định trong trường hợp thuốc kích thích thần kinh không phát huy tác dụng, không phù hợp với tiền sử bênh, người bệnh không có khả năng đáp ứng điều trị hoặc phải chịu tác dụng không mong muốn quá lớn từ nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương.
2. Liệu pháp hành vi
Các chuyên gia thường áp dụng phương pháp trị liệu hành vi để giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung, kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hơn tùy vào từng nhóm trẻ.
- Khen thưởng khi trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc, kiên nhẫn hơn.
- Thiết lập lịch trình sinh hoạt rõ ràng để tạo thói quen tốt.
- Hạn chế tác nhân gây xao nhãng như điện thoại, tivi.
- Hạn chế ăn các loại bánh kẹo chứa nhiều đường và nước có gas.
3. Chế độ dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm chức năng
Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách bổ sung dưỡng chất cần thiết để cải thiện liên kết và dẫn truyền thần kinh cho con.
Fitobimbi Genius là sản phẩm hỗ trợ được các chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ tăng động giảm chú ý, giúp:
- Tăng tập trung
- Tăng ghi nhớ
- Tăng cường nhận thức
- Nuôi dưỡng não bộ

Fitobimbi Genius – Củng cố nhận thức & ghi nhớ cho trẻ
Với thành phần từ thiên nhiên an toàn, lành tính, giữ nguyên được vị nguyên bản đảm bảo không gây biến đổi gen, không chứa chất tạo hương tạo vị hóa học, Fitobimbi Genius là lựa chọn tối ưu giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và kiểm soát hành vi tốt hơn.
Kết luận
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp phù hợp. Việc kết hợp các phương pháp điều trị khoa học, giáo dục tích cực và bổ sung dưỡng chất hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, cải thiện khả năng học tập và hòa nhập xã hội. Nếu cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu ADHD, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng điều trị kịp thời.