Nội dung chính

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì? Cách điều trị

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Vậy thực hư căn bệnh này là gì, có nguy hiểm không? Hãy tìm lời giải trong bài viết sau mẹ nhé.

Trẻ bị phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là tình trạng kích ứng trên da, xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho bé bị bệnh này.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là dạng kích ứng thường gặp ở trẻ. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bé tiếp xúc với các yếu tố dị ứng. Ở trẻ có làn da mỏng, nhạy cảm thường dễ bị căn bệnh này. Triệu chứng ban đầu của bệnh là da khô đỏ, ngứa ngáy, phồng rộp khiến cho bé rất khó chịu. Tình trạng ngứa rát tăng dần và dữ dội nhất trong khoảng 24-36 tiếng, do các nguyên nhân như:

Viêm da tiếp xúc khiến trẻ phát ban nhưng không bị sốt
Viêm da tiếp xúc khiến trẻ phát ban nhưng không bị sốt
  • Tác hại của tia UV
  • Chất liệu quần áo làm từ vải len hoặc vải tổng hợp khiến da kích ứng
  • Nhà cửa không được dọn dẹp thường xuyên khiến bụi hoặc lông thú cưng bám vào người
  • Do xà phòng hoặc chất tắm gội có thành phần kích ứng
  • Quần áo và các đồ dùng cá nhân của bé có chất tẩy rửa mạnh

Viêm da dị ứng

Cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Theo chuyên gia, đây là căn bệnh mãn tính ở trẻ. Bệnh do yếu tố kích thích như lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm gây ra. Ban đầu các vết mẩn đỏ sẽ mọc khu trú ở từng bộ phận kèm theo ngứa rát, khó chịu. Theo thời gian, những nốt mẩn này chuyển sang đỏ thẫm, dày sừng và có dấu hiệu khô ráp. Tương tự như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng cũng không gây sốt dù cho ban đỏ xuất hiện khắp người.

Viêm da cơ địa

Trẻ nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt có thể là do viêm da cơ địa. Bệnh lý này xuất hiện ở trẻ dưới 2 với nốt ban đỏ hoặc hồng. Theo chuyên gia, triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là mụn nước tiết dịch, da phù nề, đóng vảy nhưng không bị sốt. Bệnh không lây từ người sang người nhưng lại có thể lan sang bộ phận khác nếu không phát hiện kịp thời.

Bệnh chàm

Trẻ bị chàm, da thường khô ráp, nổi vảy, xuất hiện chấm đỏ li ti khiến con cảm thấy khó chịu. Dù không gây sốt nhưng do chàm sữa tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm nên mẹ không được chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho bé bị bệnh này:

  • Tiếp xúc với chất tẩy rửa
  • Các sản phẩm chăm sóc da không an toàn
  • Chất liệu quần áo không hợp
  • Thời tiết thay đổi khiến da của bé nhạy cảm

Nổi mề đay

Cũng là nguyên nhân khiến trẻ nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt. Trẻ nổi mề đay trên da xuất hiện những nốt sẩn hồng, rất ngứa. Tuy nhiên bệnh sẽ khỏi sau 24h và không để sẹo.

Nguyên nhân chính khiến bé bị nổi mề đay là do thực phẩm dị ứng như sữa, trứng, đậu nành. Ngoài ra tác nhân bên ngoài như ánh nắng, côn trùng, nhiễm vi sinh vật hoặc các sản phẩm chăm da cũng sẽ khiến cho con bị nhiễm bệnh.

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

Trẻ bị nổi mề đay phát ban nhưng không sốt
Trẻ bị nổi mề đay phát ban nhưng không sốt

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng nổi mẩn trên da khi trẻ mặc tã. Tình trạng này khiến da của bé tấy đỏ, kèm theo mùi hôi khó chịu. Do đó con thường quấy khóc, bỏ ăn, dẫn đến sụt cân. Theo các chuyên gia, dù gây rất nhiều khó chịu nhưng bệnh hăm tã lại không khiến cho thân nhiệt của bé tăng cao. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng, trẻ sẽ sốt cao, ớn lạnh.

Da bị kích ứng khi tiếp xúc với mặt trời

Ánh nắng mặt trời là một trong những thủ phạm khiến trẻ bị phát ban đỏ không sốt. Theo chuyên gia, làn da của trẻ rất mỏng. Vì vậy khi phải tiếp xúc với nắng mặt trời con thường bỏng rát, khó chịu.

Phát ban do nắng mặt trời không sốt nhưng vùng da kích ứng có thể bong tróc từng mảng. Thường thì sau khoảng 3-7 ngày trẻ sẽ bắt đầu phục hồi. Không giống như bệnh viêm da, ban đỏ do nắng mặt trời thường không gây ngứa.

Dị ứng thực phẩm

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy khi phải dung nạp các thức ăn lạ con dễ gặp phải tình trạng táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, bé cũng có thể dị ứng với những thực phẩm chứa chất dị nguyên như đậu phộng, đậu nành, hải sản,… Việc dị ứng thực phẩm khiến bé nổi mẩn nhưng không bị sốt hoặc ngứa.

Trẻ cũng sẽ phát ban khi dị ứng thực phẩm
Trẻ cũng sẽ phát ban khi dị ứng thực phẩm

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, trẻ bị phát ban nhưng không sốt còn có thể khởi phát do lý do sau:

  • Ma sát quần áo: Nếu mẹ cho bé mặc quần áo bó, chất liệu thô, cứng sẽ khiến cho da kích ứng và nổi phát ban
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tại chỗ như Benzocaine, Thimerosal,… cũng sẽ khiến cho làn da của bé bị nổi phát ban, ngứa ngáy, bong tróc

Những bệnh về da là thủ phạm chính khiến trẻ phát ban không sốt. Dù không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng nếu để lâu hệ tiêu hóa của bé cũng sẽ ảnh hưởng. Không chỉ thế làn da còn có nguy cơ hoại tử nếu bị nhiễm trùng. Vì thế mẹ hãy tìm cách xử lý kịp thời khi thấy con bị phát ban ngoài da.

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết trẻ bị phát ban đỏ không sốt đều được điều trị tại nhà và hết sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, mẹ cần chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Tình trạng phát ban kéo dài trên 3 ngày và không có sự thuyên giảm
  • Vùng da phát ban của bé bắt đầu xuất hiện mụn mủ, lở loét và nhiễm trùng nặng
  • Trẻ bị ngứa ngáy dữ dội, vết ban lan rộng toàn thân
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng
  • Phát ban không sốt gây ngứa khiến con mất ngủ, bỏ ăn

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt phải làm sao?

Hầu hết trường hợp trẻ bị phát ban không sốt đều bắt nguồn từ các bệnh lý về da. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mẹ sẽ có biện pháp xử lý khác nhau. Cụ thể:

Vệ sinh da bé cẩn thận

Nhiều mẹ cho rằng trẻ bị phát ban không sốt cần phải kiêng tắm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tình trạng phát ban có thể lan rộng và nghiêm trọng hơn nếu cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé tắm 1-2 lần/ ngày. Đồng thời sử dụng khăn ấm lau nhẹ lên vùng phát ban. Điều này sẽ giúp cơ thể bài tiết mồ hôi ở những khu vực dễ bị dị ứng.

Với trẻ hăm tã, mẹ có thể sử dụng phấn rôm để giảm bài tiết mồ hôi. Tuy nhiên quá trình tắm rửa mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, sử dụng khăn mềm và sạch, tránh cho vết thương lan rộng.

Bổ sung nước cho bé

Để giúp da giảm khô ngứa mẹ nên cho bé uống nước nhiều hơn. Có thể sử dụng nước lọc, hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin và tăng đề kháng. Với trẻ sơ sinh mẹ nên tăng cường cữ bú, vệ sinh sạch bình, tránh các tác nhân có hại.

Bổ sung nước để giảm khô ngứa cho da
Bổ sung nước để giảm khô ngứa cho da

Dùng kem dưỡng ẩm

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt da thường khô nứt. Vì vậy mẹ hãy dưỡng ẩm cho con bằng thuốc mỡ ngày 1-2 lần. Có thể sử dụng sản phẩm chống ngứa sau khi dưỡng ẩm cho con để giảm nóng rát. Tuy nhiên điều này cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp với bé.

Hạn chế bé gãi

Khi bị phát ban làn da của bé nhạy cảm, rất dễ nhiễm trùng nhất là khi bị cào, gãi . Vì vậy, mẹ hãy cắt bỏ móng hoặc dùng bao tay cho bé.

Cách ly con khỏi yếu tố kích ứng

Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt là cách ly con khỏi yếu tố kích thích. Cụ thể:

  • Không nên cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc hoặc lông chó mèo
  • Lựa chọn quần áo cho bé làm từ chất liệu mềm mịn, thoáng mát, tránh kích ứng, khó chịu
  • Kiểm tra sản phẩm vệ sinh cơ thể. Ưu tiên những loại có chứa thành phần tự nhiên, pH vừa phải
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm dị ứng như đậu phộng, hải sản, nấm,…
  • Nếu trẻ bị phát ban do dị ứng thời tiết hãy cho con nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế di chuyển
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa,…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tình trạng phát ban không sốt kéo dài mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để dùng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng cho trẻ phát ban:

  • Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc Corticoid
  • Thuốc bôi ngoài da

Do làn da bé nhạy cảm nên khi dùng thuốc mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Một số thuốc tây điều trị phát ban không sốt
Một số thuốc tây điều trị phát ban không sốt

Sử dụng một số mẹo dân gian để cải thiện ngứa

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng một số mẹo vặt dân gian để cải thiện tình trạng ngứa ngáy cho bé.

  • Dùng lá kinh giới: Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng phong hàn, trừ thấp nên thường dùng để điều trị phát ban. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá kinh giới, rửa sạch, giã lấy nước cốt, rồi trộn với 2 lít nước đun sôi. Đợi nguội thì tắm cho bé đến khi lành bệnh
  • Dùng lá khế: Lá khế từ lâu đã nổi tiếng với việc điều trị ban đỏ, mụn nhọt. Mẹ chỉ cần lấy 200g lá khế, nấu cùng 2 lít nước rồi tắm cho bé mỗi ngày
  • Dùng lá ngải cứu: Cũng như kinh giới, ngải cứu rất tốt trong việc điều trị mề đay, hăm tã. Vì vậy khi trẻ phát ban không sốt mẹ hãy lấy 1 nắm lá, đun với nước sôi, kiên trì cho bé tắm ngày 1 lần đến khi khỏi bệnh

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt do nhiều nguyên nhân. Vì vậy mẹ hãy chú ý triệu chứng để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này