Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Trẻ chậm tăng cân phải làm sao? là những thắc mắc của không ít các phụ huynh có con nhỏ. Việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng là giải pháp cần thiết cho trẻ thấp còi, thiếu cân. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là trẻ chậm tăng cân và những hậu quả tiềm tàng?
Trong những năm đầu đời, các chỉ số phát triển (thể chất và tinh thần) của trẻ đều tăng trưởng đều đặn. Chiều cao và cân nặng lý tưởng của trẻ theo độ tuổi được thể hiện như sau:
- 4 – 6 tháng tuổi: Cân nặng gấp 2 lần so với lúc sinh. Chiều cao tăng trưởng chậm, nhưng ổn định
- 12 tháng tuổi: Cân nặng dự kiến của trẻ khi tròn 1 tuổi là gấp 3 lần so với khi sinh. Chiều cao tăng tối đa 5cm
- 1- 2 tuổi: Cân nặng tăng thêm 1.5 – 3kg. Chiều cao tăng từ 7 – 12cm
- 2 – 9 tuổi: Cân nặng tăng tối đa 2.5kg/năm. Chiều cao tăng chậm và ổn định
- 9 – 15 tuổi: Cân nặng tăng từ 4 – 5kg/năm. Chiều cao tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn này
Tuy nhiên, mỗi bé sẽ phát triển theo tốc độ. Vì vậy, có bé tăng cân nhanh thì cũng có bé chậm lớn. Việc trẻ không đạt được tiêu chuẩn tăng trưởng như kỳ vọng theo độ tuổi sẽ được gọi là chậm tăng cân.
Trước khi giải đáp “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, hãy cùng tìm hiểu xem chậm tăng cân gây ra những hậu quả gì ở trẻ nhé! Trên thực tế, tình trạng trẻ thấp còi, chậm tăng cân nếu không được quan tâm đúng mực sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:
- Trẻ chậm tăng cân có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Điều này khiến trẻ không thể tiếp nhận, cũng như sử dụng được lượng calo giúp chúng phát triển
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,…
- Thể trạng suy nhược, khó đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành
- Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tự tin vào bản thân mình
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Biết được nguyên nhân gây chậm tăng cân, mẹ sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ chậm lớn:
Không dung nạp thực phẩm
Tình trạng này được hiểu là trẻ bị quá mẫn với thức ăn hoặc thực phẩm, dẫn đến khó khăn trong việc hấp thu và tiêu hóa. Nhiều trẻ có cơ địa không dung nạp protein từ sữa. Vì vậy những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, sữa chua,… trẻ sẽ không thể hấp thu được, dẫn đến thiếu chất, chậm lớn.
Do thiếu vi chất
Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết có thể làm trẻ chậm tăng cân, thấp bé hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất là do mẹ ít sữa, khiến trẻ bị đói, kém phát triển. Ngoài ra, những sai lầm trong cách cho bé ti, bé ngậm ti không đúng, hay sữa mẹ kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dưỡng chất cho trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cho con ăn sai cách
Trẻ chậm tăng cân phải làm sao khiến nhiều mẹ đau đầu. Tuy nhiên, nguyên nhân chẳng ở đâu xa, đôi khi lại bắt nguồn từ chính thói quen xấu của ba mẹ. Chẳng hạn như thời gian biểu ăn uống không có giờ giấc cố định, ăn nhiều đồ ăn vặt, thức ăn chế biến quá nhiều muối hoặc đường,… Những điều này đều có thể khiến trẻ chậm tăng cân.
Bệnh tật liên tục
Một số trẻ mắc các vấn đề liên quan đến nội tiết, tim, phổi có nhu cầu calo cao, khiến trẻ khó ăn đủ để đáp ứng kịp. Ngoài ra, trẻ bị mắc các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch hay những trẻ sinh non cũng gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều này khiến cơ thể không hấp thu được đủ lượng calo để phát triển bình thường.
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa
Trẻ mắc các vấn đề về tiêu hóa sau có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và hấp thu, bao gồm bệnh celiac, bệnh gan mãn tính, xơ nang, tiêu chảy mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
Thiếu dầu mỡ trong bữa ăn
Nhiều mẹ lo sợ con béo phì, thừa cân nên thường không chú trọng đến việc bổ sung chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, trên thực tế, chất béo là dung môi quan trọng, giúp vận chuyển và hấp thu các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Thiếu hụt nguồn dưỡng chất này, trẻ sẽ không đủ năng lượng và không tăng cân được.
Nguyên tắc bổ sung thực phẩm tăng cân cho bé
Để biết được “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, mẹ cần nắm được những nguyên tắc quan trọng khi lên thực đơn cho bé:
Bổ sung theo nhu cầu về độ tuổi của trẻ
Nguyên tắc đầu tiên khi bổ sung thực phẩm giúp bé tăng cân đó chính là tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con. Nhu cầu dinh dưỡng không chỉ dựa trên lứa tuổi mà còn tùy vào thể trạng của từng bé. Có bé sẽ bắt đầu ăn dặm sớm, số khác lại làm quen muộn hơn so với bình thường. Cha mẹ cần quan sát những thay đổi của trẻ để có những đáp ứng phù hợp.
Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé thời gian thích nghi với thức ăn thô. Ví dụ như ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, từ thực phẩm mang tính thực vật đến thực phẩm mang tính động vật.
Kết hợp thực phẩm đa dạng, linh hoạt
Kết hợp thực phẩm đa dạng, linh hoạt là một chú ý quan trọng trước khi lên thực đơn “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”. Một chế độ ăn đa dạng, thay đổi thường xuyên sẽ giúp bé có cảm hứng hơn với chuyện ăn uống Đồng thời, tạo cơ hội cho bé hấp thu nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, mẹ đừng quên sáng tạo trong cách chế biến và trình bày để cung cấp đến bé một bữa ăn thực sự chất lượng nhé!
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Việc thiếu, thừa dinh dưỡng đều có thể gây những tác động tiêu cực đến với sức khỏe, đồng thời cản trở sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ngoài những thực phẩm dinh dưỡng, cha mẹ cần thường xuyên bổ sung cho con ăn rau xanh, trái cây, sữa chua. Điều này không chỉ tốt cho tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột mà còn cung cấp thêm canxi cho trẻ phát triển.
Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì? Dưới đây là những nhóm chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé:
Vitamin tổng hợp
Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,… là những hệ quả của việc trẻ biếng ăn. Điều này khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và thường xuyên ốm vặt. Để cải thiện, cha mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp dành riêng cho trẻ biếng ăn.
Dưới đây là những loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bé cần:
- Vitamin A: Đây là loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của trẻ, hỗ trợ phát triển thị lực, bảo vệ biểu mô và xương, cải thiện miễn dịch. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như suy giảm thị lực, tăng nguy cơ nhiễm trùng, các vấn đề về da. Đặc biệt, thiếu hụt vitamin A còn gây tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
- Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B12): Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Vitamin nhóm B thực sự là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với những tác dụng như tăng cường đề kháng, phòng tránh suy nhược thần kinh. Đồng thời, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cho trẻ hoạt động tối ưu
- Vitamin C: Giúp da khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể và tăng cơ bắp
- Vitamin D: Tốt cho xương và răng. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa một số bệnh lý về tim và ung thư
Canxi
Canxi là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, canxi cũng tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh, miễn dịch và cơ bắp. Do đó, trong những năm đầu đời, trẻ cần bổ sung canxi đầy đủ để phát triển và tăng trưởng ổn định.
Kẽm
Với thắc mắc “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, thêm các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Trẻ cần có kẽm để hệ miễn dịch và thể chất phát triển một cách lành mạnh. Việc thiếu hụt kẽm có thể gây trở ngại đến quá trình vận chuyển canxi vào não, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, dễ sinh quấy khóc và cáu gắt.
Magie
Magie là khoáng chất thiết yếu cho hệ xương chắc khỏe, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, nó cũng giúp ngủ ngon, kiểm soát cảm xúc, từ đó cải thiện khả năng ăn uống của trẻ. Vì vậy, thêm magie vào chế độ ăn của trẻ là giải pháp tốt nhất cho thắc mắc “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”.
Iod
Iod cần thiết cho sự tăng trưởng và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, bởi nó là thành phần thiết yếu của hormon tuyến giáp. Ngoài ra, khoáng chất này cũng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển não bộ và chức năng tâm thần ở trẻ em. Thiếu dưỡng chất này, trẻ sẽ chậm lớn và kém phát triển trí tuệ. Vì vậy, nếu mẹ đang băn khoăn “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?, thì đừng bỏ qua dưỡng chất thiết yếu này nhé!
Chất xơ từ rau và hoa quả
Rau củ và trái cây không chỉ giàu hàm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé hấp thu tốt, khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. “Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, mẹ đừng bỏ qua nguồn dinh dưỡng này nhé!
Tinh bột
Mỗi gram tinh bột cung cấp cho cơ thể 4 calo, cung cấp nhiên liệu cơ thể để thực hiện các chức năng thiết yếu. Vì vậy, với “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, mẹ đừng quên thêm các thực phẩm giàu tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày của con yêu nhé!
Protein
Protein rất cần thiết đối với trẻ trong giai đoạn phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể sản sinh enzym và kích thích tố. Protein là một trong 4 dưỡng chất cần có trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, đặc biệt là trẻ chậm tăng cân. Ngoài ra, nó còn có chức năng xây dựng và sửa chữa các mô, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào. Đặc biệt, protein còn giữ vai trò quan trọng cho sức khỏe miễn dịch, giúp giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ.
Tổng hợp các loại thực phẩm tốt nhất cho bé tăng cân lành mạnh
Để mẹ dễ dàng lên thực đơn cho bé, sau đây là gợi ý một vài thực phẩm giúp tăng cân lành mạnh:
Sản phẩm từ sữa
Đối với trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, các sản phẩm từ sữa sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho các mẹ tham khảo. Mẹ chú ý về độ tuổi sử dụng các sản phẩm in trên bao bì để có chọn lựa phù hợp và an toàn nhất cho con yêu nhé!
- Kem phô mai
- Phô mai
- Sữa nguyên chất
- Sữa bơ
- Sữa nguyên kem
- Sữa chua
Nhóm chất đạm
- Trứng
- Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào
- Bơ hướng dương, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều
- Protein đậu nành: sữa đậu nành, tempeh, đậu phụ
- Các loại cá béo: cá quả, cá trắm, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá hồi,…
- Giăm bông, thịt xông khói, sườn heo, xúc xích heo
- Các loại thịt trắng: thịt vịt, thịt gà
- Các loại thịt đỏ: thịt cừu, thịt lợn, thịt bò
Chất béo và dầu
- Mỡ động vật
- Chất béo thực vật: dầu bơ, dầu oliu
Nhóm Carbs
- Yến mạch
- Hạt quinoa
- Mì ống
- Bánh mì nguyên hạt
- Ngũ cốc
- Ngô
- Khoai lang
- Khoai tây
- Cơm
Trái cây và rau củ
- Quả bơ
- Chuối
- Quả lê
- Dâu tây
- Quả sung
- Dứa
- Nho khô
- Nam việt quất, mơ
- Bí
- Bắp ngô
- Khoai lang, khoai tây
- Súp lơ, bắp cải, cà rốt,…
Fitobimbi Appetito – Giải pháp toàn diện cho trẻ biếng ăn
Cùng với các vitamin, thực phẩm trên; bố mẹ cần chú ý bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ lấy lại cảm giác ngon miệng, giúp tăng cường tiêu hóa, hấp thu tốt hơn, đồng thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng để phục hồi năng lượng cho trẻ như Siro ăn ngon 3 tác động Fitobimbi Appetito, là sự lựa chọn của rất nhiều các bà mẹ hiện nay.
Với thành phần từ thảo dược chuẩn hóa Châu Âu, TPBVSK Fitobimbi Appetito mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ bé tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ có trong dịch chiết phấn hoa và mầm lúa mì với 22 loại acid amin, 18 loại vitamin, 11 loại men thiên nhiên và 27 nguyên tố vi lượng và nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Đặc biệt sản phẩm có trong hướng dẫn của pháp đồ điều trị biếng ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia. Sản phẩm không chứa gluten, lactose (đường) nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng. Sản phẩm có dạng siro, vị ngọt thanh tự nhiên của trái cây, dễ uống. Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc pha với đồ ăn, đồ uống khác của trẻ.
Fitobimbi Appetito ra đời cách đây hơn 20 năm tại Pharmalife Research – công ty Dược phẩm uy tín tại Ý và được Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap nhập khẩu nguyên chai về Việt Nam. Fitobimbi Appetito được hàng triệu bà mẹ ở 60 quốc gia trên thế giới và Việt Nam tin dùng cho con.
Trên đây là giải đáp “trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!