Sau giai đoạn lẫy, trườn, thông thường trẻ sẽ biết bò, sau đó biết đứng và đi. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc trẻ mấy tháng biết bò vì thấy bé mãi không có dấu hiệu của hoạt động này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này, cũng như chia sẻ một số phương pháp huấn luyện trẻ tập bò hiệu quả nhất để bé có thể “khám phá” thế giới.
Trẻ mấy tháng biết bò?
Bò là một trong 9 cột mốc trong quá trình phát triển của bé. Đây không đơn giản chỉ là phương pháp di chuyển mà còn giúp phát triển hệ cơ lưng, củng cố hệ tuần hoàn hấp, đồng thời hạn chế những khuyết điểm trong dáng vóc của trẻ sau này. Không những thế, bò còn giúp tay chân bé trở lên linh hoạt hơn, giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, tăng sự cảm nhận và phát triển trí tuệ.
Chính vì tầm quan trọng của hoạt động bò, không quá ngạc nhiên khi nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc “trẻ mấy tháng biết bò”.
Trả lời cho câu hỏi mấy tháng bé biết bò các chuyên gia cho biết, theo đúng cữ thì trẻ sẽ bắt đầu biết bò từ tháng thứ 7. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con ở tháng thứ 8, thứ 9 vẫn chưa biết bò nhé. Bởi có thể bé nhà bạn không phải dạng hiếu động, trẻ thực hiện mọi thứ không quá vội vàng.
Mỗi bé có những cách “khám phá” căn phòng khác nhau. Một số bé gần như chỉ bò bằng hai bàn tay, nhưng có bé lại trường đi bằng bụng, di chuyển bằng đầu gối,… Thử thách khó khăn nhất của trẻ trong giai đoạn tập bò chính là điều khiển tay chân cùng lúc, đồng thời cân bằng được cơ thể. Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ thấy bé có thể bò bằng cả hai tay, hai chân với tốc độ cực nhanh!
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết bé chuẩn bị bò
Dưới đây là những dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập bò mà mẹ cần lưu ý để hỗ trợ bé tốt nhất:
- Chân tay bé giơ lên và vùng vẫy khi nghe thấy âm thanh ồn ào hoặc một đồ vật nào đó bé muốn lấy
- Bé đã có thể ngồi vững mà không cần đến vật dựa lưng
- Bé đang nằm sấp, cổ và lưng bé ngóc lên nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy bé chuẩn bị biết bò
Ban đầu, bé sẽ khó khăn trong việc tập bò bởi bé chưa biết phải thực hiện việc bò như thế nào. Bé sẽ loay hoay di chuyển bàn chân trong khi lòng bàn tay chạm xuống sàn. Vì thế, bố mẹ hãy giúp bé sớm vượt qua hành trình gian nan này nhé!
Tuy nhiên, bố mẹ cần biết một điều rằng, không phải bé nào cũng trải qua giai đoạn bò. Rất nhiều trẻ bỏ qua giai đoạn phát triển này và tiến thẳng tới giai đoạn tập đứng và đi. Vì vậy, bé mấy tháng biết bò không quá quan trọng, miễn sao trẻ biết cách tự di chuyển và phối hợp tay chân.
Khuyến khích bé tập bò thế nào?
Khi đã biết mấy tháng trẻ biết bò và nhận thấy trẻ có dấu hiệu sẵn sàng bò, mẹ cần có cách khuyến khích bé di chuyển đúng cách và hiệu quả hơn để trẻ cảm thấy thích thú với việc này. Mẹ có thể tham khảo một số bí quyết nhỏ dưới đây để hỗ trợ tối đa cho thiên thần nhỏ của mình phát triển:
Cho bé nằm sấp (Tummy time)
Cho bé nằm sấp hay còn được biết tới với thuật ngữ Tummy time. Đây là cách giúp bé phát triển kỹ năng ngồi, bò, đi,… Bởi vậy, trong giai đoạn trẻ tập bò, mẹ nên cho bé nằm sấp trên giường hoặc tấm thảm trải xuống sàn nhà.
Để cho bé thích thú với công việc này, mẹ cần thu hút sự chú ý của con yêu bằng những món đồ chơi mà bé yêu thích. Trung bình mỗi ngày mẹ nên cho bé nằm sấp khoảng 6 lần, mỗi lần không quá 10 phút để rèn luyện cơ lưng, cổ, cũng như là bước tạo đà để bé nhanh biết bò.
Hãy làm mẫu cho trẻ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có khả năng bắt chước rất tốt, bao gồm cả cử chỉ và hành động của cha mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy làm mẫu một lần hành động bò để bé sao chép nhé!
Bố mẹ nên bò qua bò lại trước mặt bé để thu hút sự chú ý. Ngoài ra, trong quá trình bò, bố mẹ nên kèm theo những lời nói, mặc dù bé sẽ chẳng hiểu, nhưng điều này sẽ giúp bé tăng sự cảm nhận.
Một trong những thử thách phức tạp nhất cho bé khi tập bò đó là phải nâng cả phần bụng lên khỏi sàn. Lúc này, khi bé chưa quen việc nhiệm vụ khó khăn này, mẹ hãy hỗ trợ bé bằng cách đặt phía dưới bụng chiếc gối ôm hoặc miếng đệm để giúp bé nâng đỡ tốt hơn. Bạn hãy cho bé lăn qua lại chiếc gối đó để bé cảm nhận được khả năng của mình. Từ đó dần dần bé sẽ quen với tư thế này hơn.
Trong trường hợp bé quấy khóc không chịu học theo học thì bố mẹ cũng không nên quá vội vàng ép con làm theo nhé!
Tạo phản xạ cho việc bò
Khi con yêu đã ngồi được vững mà không cần vật dựa lưng thì lúc này mắt bé sẽ có cái nhìn bao quát hơn và sẵn sàng “khám phá” mọi ngóc ngách trong căn phòng. Để hỗ trợ bé phát triển kỹ năng bò tốt hơn, mẹ hãy tạo phản xạ cho bé bằng cách cầm đồ vật bé thích nghiêng sang một bên hoặc chơi trò “nhảy chụp” để bé bắt lấy và kích thích trẻ vươn người về phía trước.
Trong giai đoạn bé tập bò, việc có một không gian rộng rãi, thoải mái sẽ giúp ích rất nhiều cho việc di chuyển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy cho bé tập bò ở khu vực thích hợp. Tránh những nơi nguy hiểm như gần thành giường, bàn ghế, cầu thang, bậc thềm,…
Lưu ý, bề mặt cho bé tập đi không được bóng nhẫy sẽ dễ gây trơn trượt. Đồng thời, mẹ không nên đặt bé ở những bề mặt gồ ghề vì sẽ dễ làm tổn thương da của trẻ. Khi bé bò, mẹ cần tránh các thiết bị điện rơi vào tầm với của bé
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ không bò?
Chưa hết băn khoăn trẻ mấy tháng biết bò, nhiều mẹ bỉm sữa còn căng thẳng khi trẻ không có hứng thú với hoạt động này.
Tuy nhiên, bò bằng tứ chi là một nhiệm vụ vô cùng khó nhằn chứ không hề đơn giản như mẹ nghĩ đâu. Ngay cả khi người lớn bò, chúng ta cũng sẽ cảm thấy mệt và bị đau hai bên đầu gối đúng không? Vậy thì với làn da non nớt và mỏng mảnh của trẻ, bé sẽ cảm thấy đau hơn rất nhiều đó! Vì vậy, mẹ không thể bắt ép điều mà trẻ không muốn làm hay chưa sẵn sàng làm.
Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và duy nhất, nên những kỹ năng và mốc phát triển của từng bé sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không có hứng thú hay bất kỳ phản xạ nào với việc vận động, chẳng hạn như việc lăn, bò, leo,… kể cả khi bé đã 1 tuổi thì bố mẹ hãy nên đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ đã biết rõ trẻ mấy tháng biết bò và học thêm được những mẹo hay giúp hỗ trợ bé tốt nhất trong giai đoạn tập bò.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/