Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam là hiện tượng thường gặp nhưng lại làm cho không ít bố mẹ lo lắng, mất bình tĩnh. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, cách sơ cứu và biện pháp phòng ngừa hiện tượng chảy máu cam khi trẻ nằm điều hòa.
- Bé bị chảy máu mũi 1 bên: Nguyên nhân và cách sơ cứu
- Mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em an toàn và dễ áp dụng
Tại sao trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam?
Bị chảy máu cam khi nằm điều hòa là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em. Mùa hè nóng nực, trẻ nằm điều hòa thường xuyên và dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu cam. Vậy, tại sao trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam?
Độ ẩm trong phòng có điều hòa thấp
Theo chuyên gia về sức khỏe, độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ là từ 40 – 60%. Duy trì độ ẩm phòng ở mức này là tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
Độ ẩm trong phòng quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Trong đó, độ ẩm quá thấp một trong những nguyên nhân trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam.
Nguyên tắc làm mát của điều hòa là hấp thu nhiệt độ trong không gian kín, khi đó, nhiệt độ trong không khí bị hóa lỏng và thoát ra ngoài qua ống dẫn nước. Do đó, không khí trong phòng điều hòa thường khô hơn, có thể làm cho niêm mạc mũi bị ảnh hưởng.
Khi niêm mạc mũi bị ảnh hưởng và khô cứng sẽ không thể duy trì được độ đàn hồi bình thường. Sau một thời gian sẽ bị đóng vảy, nứt nẻ, gây đứt gãy ở các mao mạch máu. Đây là tình trạng mạch máu nhỏ li ti trong động mạch ở mũi bị vỡ dẫn đến chảy máu cam.
Thêm nữ, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và phòng điều hòa. Khi trẻ từ ngoài nước vào phòng điều hòa, cơ thể cần có thời gian để thích nghi. Nếu sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn và cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp rất dễ gây nên hiện tượng chảy máu cam đột ngột, thậm chí còn gây đột quỵ.
Dị vật trong mũi
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam cũng có thể do có dị vật trong mũi nhưng bố mẹ chưa phát hiện ra. Đó có thể là giấy ăn, đồ chơi nhỏ, các loại hạt, sỏi đá, thức ăn,… Dị vật trong mũi sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, dụi mũi, ngoáy mũi, gây tổn thương niêm mạc và chảy máu.
Ngoài chảy máu cam, trường hợp nuốt dị vật còn có triệu chứng thở rít, nghẹt, khó thở, khó nói hoặc không nói được. Dị vật trong mũi nếu không được lấy ra sẽ gây nhiễm trùng, phù nề, tắc mũi. Những trường hợp này đa phần là có dị vật nhỏ, ở một bên mũi nên trẻ chưa ý thức được sự khó chịu.
Thói quen ngoáy mũi
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam cũng có thể do trẻ có thói quen ngoáy mũi. Thậm chí, có trẻ còn ngoáy mũi thường xuyên: khi đi học, vui chơi, nằm xem phim,… Thói quen này không quá nguy hiểm nhưng rất mất vệ sinh, là con đường đưa các loại vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay vào mũi.
Thường xuyên ngoáy mũi khiến các mạch máu nhỏ ở vùng mũi bị tổn thương (điểm mạch kisselbach), gây nên hiện tượng chảy máu cam. Bên cạnh đó, trẻ ngoáy mũi thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi – xoang do nấm, vi rus, vi khuẩn xâm nhập.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Nếu sống trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại cũng có thể gây nên hiện tượng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. Theo nghiên cứu, trẻ tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu, axit sunfuric, axit chromic, amoniac, thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa kim loại, … có nguy cơ bị chảy máu cam cao hơn so với những trẻ khác.
Ngoài ra, hóa chất độc hại còn còn làm tổn thương các lớp bảo vệ trên da, da bị khô ráp, bong tróc, đỏ ửng, suy giảm chức năng gan, thận,… Nếu hít phải hóa chất công nghiệp có nồng độ cao có thể làm cho hệ thần kinh trung ương suy yếu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Thiếu hụt vitamin C, K
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng). Hơn hết, vitamin C có tác dụng hỗ trợ việc hấp thu sắt, canxi và bảo vệ thành mạch.
Thiếu hụt vitamin C khiến làn da thô ráp và dễ xuất huyết dưới da (chỉ cần va chạm nhẹ là bị bầm tím). Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin C khiến các cơ quan trong cơ thể trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu và trẻ hay bị chảy máu cam.
Trẻ bị thiếu hụt vitamin K cũng dễ chảy máu cam hơn trẻ khác. Thiếu vitamin K sẽ hạn chế sự hình thành collagen, mà collagen có tác dụng tạo một lớp lót bên trong mũi, giữ ẩm và bảo vệ các mạch máu trong mũi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Vitamin K giúp cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Khi thiếu vitamin K sẽ làm giảm mức độ prothrombin và các yếu tố đông máu phụ thuộc vào loại vitamin này, trẻ gặp tình trạng đông máu khiếm khuyết và có thể chảy máu cam. Thiếu vitamin K, trẻ còn có nguy cơ cao mắc bệnh về thận, gan, mật.
Thiếu hụt khoáng chất
Giống như vitamin, khoáng chất cũng rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, có đến có đến 20 loại khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng và vững chắc của xương. Khoáng chất đó còn tham gia vào cấu tạo tế bào, hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh, cân bằng các chất lỏng,…
Cơ thể con người không thể tự sản xuất các khoáng chất mà sẽ được cung cấp thông qua đường ăn uống. Trong các loại khoáng chất cần thiết cho máu không thể không nhắc đến sắt và Kali.
Sắt cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Cơ thể thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu và những rối loạn về máu. Nếu không bổ sung kịp thời, trẻ rất dễ bị chảy máu cam.
Trẻ nằm điều hòa chảy máu cam cũng có thể do thiếu hụt Kali. Kali là khoáng chất vi lượng, có vai trò điều chỉnh khí huyết lưu thông. Trẻ thiếu Kali máu rất dễ bị mất nước, các mô trong cơ thể cũng bị thiếu nước, khô rát tại mao mạch mũi và chảy máu cam.
Thiếu nước, nóng trong người
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam có thể do thiếu nước hay nóng trong người. Khi nằm trong phòng điều hòa, không khí khô hơn, niêm mạc mũi cũng không đủ độ ẩm dẫn đến khô rát, khó chịu. Kết hợp với việc trẻ mải chơi, ngại uống nước dẫn đến lượng nước nạp vào không đủ, các mao mạch bị khô, dễ nứt vỡ gây chảy máu cam.
Ngoài ra, mặc dù nằm điều hòa nhưng bên trong cơ thể trẻ vẫn bị nóng, mạch máu trong hốc mũi dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu cam. Trẻ bị nóng trong người thường là do thói quen ăn uống thiếu khoa học (đồ ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ,…), chức năng thanh lọc của gan và thận chưa hoàn thiện.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh lý phổ biến ở nước ta, xảy ra với người lớn và trẻ em. Số ca mắc viêm mũi dị ứng máy lạnh vào mùa hè tăng nhanh hơn các mùa khác vì tần suất tiếp xúc với điều hòa tăng cao.
Đây là tình trạng mũi của trẻ bị kích hoạt phản ứng với luồng khí lạnh. Một số triệu chứng trẻ bị viêm mũi dị ứng máy lạnh thường gặp đó là: hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, ngứa mũi, chóp mũi đỏ ửng, đau họng, mắt đỏ, chảy nước mắt, có trẻ còn bị chảy máu mũi.
Mạch máu ở mũi quá nhạy cảm
Mũi là một bộ phận có rất nhiều mạch máu nhỏ, dễ vỡ. Đặc biệt, tại vách ngăn mũi có các mạch máu rất dễ bị vỡ nếu mũi va chạm với cạnh sắc của móng tay hay một tác động bất kỳ.
Mạch máu ở mũi quá nhạy cảm, dễ dàng bị vỡ khi thời tiết khô hanh, sử dụng điều hòa hay máy sưởi trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Khi đó, lớp màng nhầy niêm mạc mũi bị khô, dễ bị rách, vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Trẻ nằm điều hòa chảy máu cam phải làm sao?
Khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu mũi, bố mẹ nên bình tĩnh, động viên trẻ và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Tắt hoặc điều chỉnh nhiệt đồ về mức nhiệt độ phòng phù hợp, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng.
Bước 2: Để trẻ ngồi thẳng trên ghế và trong lòng bố hoặc mẹ. Hướng dẫn trẻ ngả đầu và cổ về phía trước để máu không chảy ngược xuống cổ họng gây sặc.
Bước 3: Dùng ngón tay trỏ của bố hoặc mẹ bóp chặt 2 bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm, không bóp phần xương sống mũi) trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bố mẹ kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa. Thực hiện lặp lại các bước trên nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Khi sơ cứu cho trẻ nằm điều hòa chảy máu cam, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Không nên cho trẻ ngả đầu khi đang bị chảy máu cam. Điều đó sẽ làm cho máu chảy ngược xuống họng, khiến trẻ bị sặc máu, buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy
- Bố mẹ không nên chỉ ấn một bên cánh mũi của trẻ, ngay cả khi biết chính xác máu chỉ chảy ở bên đó
- Không nên bóp phần xương sống mũi vì vừa khó cầm máu, vừa có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu
- Không nên cho trẻ nằm khi đang bị chảy máu cam. Như vậy vừa làm cho việc sơ cứu trở nên khó khăn, trẻ vừa có thể gặp vấn đề về đường hô hấp
- Không nên sử dụng giấy ăn hay bông gòn chưa vô trùng để thấm máu ở mũi của trẻ. Việc làm đó có thể khiến vết thương ở niêm mạc mũi bị nhiễm trùng
- Máu cần có thời gian để đông lại, vì vậy, bố mẹ nên tránh thả tay ra quá sớm và liên tục để xem máu đã ngừng chảy chưa
- Khi máu ngừng chảy, bố mẹ nên cho trẻ thư giãn nhẹ nhàng bằng cách xem tivi, nghe nhạc, xếp hình,…
- Không nên cho trẻ ăn đồ nóng, uống nước nóng hay tắm nước nóng trong khoảng 24 giờ sau khi chảy máu cam
- Hướng dẫn trẻ tuyệt đối không xì mũi, dụi mũi, ngoáy mũi trong vòng 24 giờ đầu sau khi chảy máu cam
- Không nên cho trẻ vận động mạnh hay nhấc đồ vật nặng trong vòng 1 tuần kể từ khi nằm điều hòa bị chảy máu cam
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam nguy hiểm không?
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam là hiện tượng bình thường, do độ ẩm trong phòng quá thấp, cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất, nóng trong người,… Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu cam liên tục cùng những dấu hiệu bất thường khác thì đó đó có thể là trẻ đang mắc bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm mũi xoang
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam có thể mắc bệnh viêm mũi xoang. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, cơ địa dị ứng. Khi bị viêm mũi xoang, lớp niêm mạc bao phủ trong xoang bị tổn thương và trẻ dễ bị chảy máu mũi.
Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu xuất hiện một số triệu chứng như: nghẹt mũi, nghẹt mũi đờm có máu, chảy máu mũi, xì mũi ra máu, máu mũi ngừng rồi tiếp tục chảy, máu mũi chảy với một lượng nhiều do va chạm ở đầu mũi.
U xơ vòm mũi họng
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam cũng có thể do mắc u xơ vòm mũi họng. Đây là một khối u lành tính, lây lan nhanh đến xoang mặt, hốc mắt, hốc mũi đến vùng miệng, họng.
Trẻ mắc căn bệnh này thường chảy nhiều nước mũi, chảy liên tục, thi thoảng bị chảy máu cam, kể cả khi nằm điều hòa. Hiện tượng chảy máu cam nặng khi bị u xơ vòm họng mũi thường kèm theo nhiễm trùng.
Ung thư vòm mũi họng
Đây là một dạng u ác tính, thường gặp ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hay ngách hầu. Một số nguyên nhân gây bệnh được đề cập đến đó là môi trường ô nhiễm, nấu nướng không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đông lạnh, răng miệng không sạch sẽ, nhiễm virus EBV.
Ung thư vòm mũi họng có thể làm cho trẻ dễ bị chảy máu cam. Không phải chảy máu cam bình thường, trẻ bị ung thư vòm mũi họng sẽ bị chảy máu cam nhiều lần, đột ngột và không rõ lý do. Thêm nữa, trẻ còn bị nghẹt 2 bên mũi, chảy nước mũi, đờm có máu, khó nuốt, sụt cân, viêm họng,…
Ung thư máu
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam cũng có thể do mắc bệnh ung thư máu. Khi bị ung thư máu, trẻ thường bị chảy máu nhiều hơn dù là chấn thương nhỏ. Bên cạnh đó, do mạch máu nhỏ đã chảy máu mà trên da trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím hoặc chấm nhỏ màu đỏ.
Ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính và do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh thường xuất hiện khi lượng bạch cầu trong cơ thể gia tăng đột biến. Đây là căn bệnh không xuất hiện các khối u như những bệnh lý khác.
Phòng ngừa trẻ nằm điều hòa chảy máu cam bằng cách nào?
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam thường dễ tái phát, vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm: giữ ẩm cho mũi, bảo vệ mũi, cho trẻ uống đủ nước lọc mỗi ngày, bổ sung thực phẩm giàu vitamin (C, K) và khoáng chất (sắt, Kali).
Giữ ẩm cho mũi
Mặc dù đã được sơ cứu và máu đã cầm nhưng sau khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam, niêm mạc mũi sẽ chưa hoàn toàn bình phục. Cho nên, việc giữ ẩm cho mũi của trẻ là quan trọng và cần được bố mẹ chú ý mỗi ngày.
Để đảm bảo độ ẩm cho niêm mạc mũi, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý. Một số ưu điểm của nước muối sinh lý thường được nhắc đến đó là giá bán phù hợp, an toàn (có thể dùng được cho trẻ sơ sinh) và sử dụng cho nhiều mục đích (rửa mũi, rửa mắt, rửa tai, súc miệng,…).
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hay rửa mũi giúp làm sạch chất nhầy, từ đó trẻ sẽ dễ thở hơn và khi bôi loại thuốc khác sẽ phát huy tác dụng. Hơn nữa, nước muối sinh lý sẽ giúp tạo độ ẩm cho mũi, khắc phục đơn giản, hiệu quả tình trạng khô mũi và chảy máu cam khi trẻ nằm điều hòa.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Theo bác sĩ chuyên khoa, việc lạm dụng nước muối sinh lý có thể khiến mũi của trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên bảo vệ niêm mạc, dễ bị kích ứng, khô rát, chảy nước mũi, viêm nhiễm, chảy máu mũi, thậm chí viêm tai giữa.
Để giữ ẩm cho mũi và ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam khi nằm điều hòa, bố mẹ có thể sử dụng kem Vaseline. Thành phần chính của loại kem này là petroleum, có khả năng tạo thành một “hàng rào” chống thấm và giữ ẩm hiệu quả. Vaseline giúp bổ sung độ ẩm cho tổn thương ở mũi, tăng tốc độ lành và ngừa sẹo.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dùng dầu dừa làm ẩm mũi cho trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam cũng là cách hiệu quả và an toàn mà bố mẹ nên áp dụng. Dầu dừa chứa dưỡng chất có tác dụng làm ẩm, mềm niêm mạc mũi, giảm tình trạng khô rát mũi và diệt khuẩn rất tốt.
Bảo vệ mũi
Để ngăn ngừa hiện tượng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam, bố mẹ nên áp dụng các biện pháp bảo vệ mũi cho trẻ. Vào mùa hè, nếu sử dụng điều hòa bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 25 – 28 độ C. Không nên để điều hòa thấp dưới mức 23 độ C.
Đối với phòng ngủ của trẻ, bố mẹ không nên bật điều hòa 24/24 mà hãy mở cửa phòng khi trời mát như lúc sáng sớm hay ban đêm. Khuyên trẻ không nên ra, vào phòng điều hòa liên tục, như vậy sẽ làm cho cơ thể không kịp thích ứng, dễ chảy máu cam.
Nếu có điều kiện, bố mẹ nên mua máy phun sương, tạo độ ẩm hoặc để chậu nước trong phòng điều hòa. Nên vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, nhất là gia đình nuôi chó, mèo. Khi ra ngoài, nên cho trẻ đeo khẩu trang để bảo vệ mũi khỏi chất bẩn và vi khuẩn trong không khí.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, Kali và sắt
Trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam có thể do thiếu vitamin, sắt và Kali. Vì vậy, để ngăn ngừa hiện tượng trên, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nên bổ sung trong khẩu phần ăn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K, Kali và sắt.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả (ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, ớt chuông đỏ, cà chua, dưa lưới vàng,…); một số loại rau, củ (súp lơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, cải bắp tí hon – cải Brussels).
Vitamin K có nhiều trong rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, củ cải đường, măng tây, cần tây, bơ, mận, dưa chuột, cà rốt, đậu xanh, trứng, dầu oliu,… Thực phẩm giàu Kali nên bổ sung cho trẻ gồm trái cây (cam, dưa hấu, dưa lê, bưởi, dưa lưới, bơ) và một số loại rau xanh (rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây,…).
Sắt có nhiều trong động vật có vỏ (sò, ngao, trai), đây là loại sắt heme nên cơ thể dễ dàng hấp thụ. Khoáng chất này còn có nhiều trong các loại thịt đỏ (bò, cừu, dê, bê, lợn, nai); một số loại rau như cải bó xôi, hạt bí ngô, đậu Hà Lan, đậu lăng, tim, gan. Để tối đa việc hấp thụ sắt, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Cho trẻ uống đủ nước lọc và bổ sung nước trái cây
Ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng, để ngăn ngừa hiện tượng nằm điều hòa bị chảy máu cam, bố mẹ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể trẻ mỗi ngày. Nước chiếm từ 60 – 70 %, nó rất cần thiết bởi vì tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Đối với trẻ em, nước lại càng quan trọng.
Lượng nước lọc cần bổ sung mỗi ngày có sự khác nhau tùy theo độ tuổi. Theo chuyên gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần bổ sung 200ml nước/ngày (chưa tính lượng sữa). Trẻ trên 1 tuổi, nặng 10kg cần 01 lít nước/ngày (kể cả sữa). Nếu nặng hơn 10kg thì mỗi kg tăng thêm 50ml nước.
Hướng dẫn trẻ uống nước lọc thường xuyên và đủ lượng, không nên đợi khát mới uống. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước ép rau má, chè đậu đen, nước ép hay sinh tố trái cây (cam, ổi, dứa, táo, bưởi, cà rốt,…).
Không nên cho trẻ uống rượu, bia, cà phê, nước tăng lực, nước ngọt có ga,… Đó là những loại đồ uống dễ gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây nghiện, nóng trong người, cơ thể dễ bị mất nước khi uống nhiều, khô miệng, loãng máu, nhịp tim tăng, đầy bụng, thừa cân, béo phì,…
Bài viết đã giúp bố mẹ biết được nguyên nhân, sơ cứu và biện pháp phòng ngừa trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. Để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác của Fitobimbi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bé yêu, hãy thường xuyên ghé thăm website https://fitobimbi.vn/ bố mẹ nhé!