Trẻ thiếu tập trung không chỉ cản trở quá trình học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não lâu dài. Làm sao để nhận biết sớm và áp dụng phương pháp phù hợp? Cùng Fitobimbi khám phá trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung
Khả năng tập trung của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả sinh lý và môi trường sống:
- Thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu: Trẻ cần 8–9 tiếng ngủ mỗi ngày. Khi thiếu ngủ, não bộ không được phục hồi, khiến trẻ mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung.
- Tiếp xúc công nghệ quá mức: Việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng không kiểm soát làm não bộ bị kích thích liên tục, dẫn đến chú ý ngắn hạn và giảm khả năng tiếp thu.

Hình 1: Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung
- Rối loạn thần kinh hoặc yếu tố di truyền: Trẻ trong giai đoạn 0–6 tuổi đang phát triển não bộ. Những rối loạn trong quá trình này hoặc yếu tố di truyền có thể khiến trẻ chậm tiếp thu, khó tập trung.
- Thiếu vi chất, đặc biệt là sắt: Sắt giúp vận chuyển oxy lên não. Thiếu sắt gây mệt mỏi, giảm ghi nhớ và chú ý.
- Thói quen sinh hoạt sai lệch: Vừa ăn vừa xem tivi, vừa học vừa chơi khiến trẻ hình thành phản xạ chú ý phân tán, khó duy trì sự tập trung sau này.
10 Phương pháp hỗ trợ trẻ cải thiện khả năng tập trung
1. Tạo không gian yên tĩnh
Hãy bố trí góc học tập riêng biệt, gọn gàng, tránh đặt gần tivi hay các thiết bị điện tử. Trong giờ học, ba mẹ nên hạn chế gây ồn để không làm trẻ bị xao nhãng.

Hình 2: Tạo không gian yên tĩnh
2. Chia nhỏ bài tập
Chia nhỏ nội dung học và giới hạn thời gian hoàn thành giúp trẻ dễ tiếp cận, tránh bị quá tải và chán nản.
3. Xây dựng thói quen hàng ngày
Lập thời khóa biểu cố định với giờ học, giờ chơi, nghỉ ngơi rõ ràng giúp trẻ có nếp sống kỷ luật và tập trung hơn vào từng hoạt động.
4. Hướng dẫn nhẹ nhàng
Cha mẹ nên đồng hành như một người bạn. Hãy ngồi cạnh khi trẻ viết, đọc và khuyến khích con đọc to, sửa lỗi bằng giọng nhẹ nhàng. Nếu thấy con lơ đãng, hãy gọi tên hoặc vỗ nhẹ vai để con quay lại nhiệm vụ.

Hình 3: Hướng dẫn nhẹ nhàng
5. Xen kẽ thời gian nghỉ
Trẻ tiểu học nên nghỉ 5 phút sau 20 phút học, trẻ lớn hơn có thể học 30–50 phút. Trong giờ nghỉ, cho trẻ vận động nhẹ hoặc ăn uống để phục hồi năng lượng.
6. Khởi động nhẹ trước giờ học
Trước khi học, hãy cho trẻ chơi hoặc vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông và tinh thần sẵn sàng. Một vài phút hít thở sâu cũng giúp trẻ bình tĩnh và dễ tập trung hơn.
7. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng
Mục tiêu cụ thể như “học 10 từ tiếng Anh trong 30 phút” giúp trẻ có định hướng và cảm giác thành tựu khi hoàn thành. Lưu ý lựa chọn mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ.
8. Trao quyền chủ động
Thay vì làm thay, cha mẹ nên để trẻ tự quyết định trong phạm vi phù hợp. Khi có quyền chủ động, trẻ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn và tự khơi dậy khả năng tập trung.
9. Lắng nghe và cảm thông
Nếu con chưa làm tốt ngay từ đầu, đừng trách mắng. Hãy kiên nhẫn lắng nghe, cùng con tìm nguyên nhân và đưa ra hướng điều chỉnh nhẹ nhàng để tạo sự an tâm và động lực cho trẻ.
10. Quan sát để thấu hiểu
Mỗi trẻ có những yếu tố riêng giúp tăng sự tập trung: có thể là môn học yêu thích, không gian học dễ chịu hoặc động lực từ lời khen. Cha mẹ cần quan sát kỹ để nắm được “chìa khóa chú ý” của con và điều chỉnh phương pháp phù hợp.
TPBVSK Fitobimbi Genius – Đồng hành cùng trẻ chinh phục mọi bài tập
Bên cạnh các phương pháp giáo dục khoa học, nhiều phụ huynh hiện nay lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ. TPBVSK Fitobimbi Genius được sản xuất tại công ty Pharmalife – Italy và được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap.
Với thành phần chứa chiết xuất Cây Rễ Vàng, Rau Đắng Biển và 6 thành phần nuôi dưỡng não bộ giúp hỗ trợ:
- Tăng cường nhận thức & ghi nhớ
- Tăng hứng thú & kết quả học tập
- Giảm mệt mỏi

Hình 4: TPBVSK Fitobimbi Genius – Đồng hành cùng trẻ chinh phục mọi bài tập
TPBVSK Fitobimbi Genius dạng siro dễ uống, hương vị tự nhiên, phù hợp với trẻ nhỏ, không chứa chất tạo màu, tạo mùi hóa học.
*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Kết luận
Với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và phương pháp phù hợp, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con hình thành thói quen tập trung, từ đó phát triển tư duy và học tập hiệu quả hơn mỗi ngày.