Nội dung chính

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng: Nguyên nhân và cách xử lý

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng: Nguyên nhân và cách xử lý
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không ho không đau họng nhưng có đờm. Đây là tình trạng có đờm nhiều trong cổ họng gây cản trở hô hấp, khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng đến khả năng phát âm cũng như trong sinh hoạt.

Cụ thể, không ho nhưng có đờm ở cổ họng xuất hiện khi bạn gặp một trong những vấn đề sau.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng có đờm trong cổ họng nhưng không ho. Trào ngược thực quản gây đờm ở cổ họng theo cơ chế kích thích đường hô hấp, xảy ra cơ quan này bị suy yếu. Từ đó, khả năng đóng mở của thực quản sẽ không diễn ra được như bình thường, khiến các chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản bất kỳ lúc nào. Những dịch vụ này đọng lại cổ họng, sản sinh dịch nhầy nhưng không ho.

Trào ngược dạ dày gây đờm ở cổ họng
Trào ngược dạ dày gây đờm ở cổ họng

Viêm amidan

Viêm amidan phổ biến ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sưng, đau amidan, sốt và đờm nhiều ở cổ họng. Viêm amidan diễn biến qua 2 giai đoạn là viêm amidan cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng thì có thể bạn đang bị viêm amidan thể cấp tính. Việc điều trị lúc này cần tầm trung nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để triệu chứng thuyên giảm, cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Vi khuẩn và virus là hai nguyên nhân phổ biến gây nên những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Ở thể nhẹ, các triệu chứng của bệnh, bao gồm có đờm trong cổ họng nhưng không ho sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện ở đối tượng trẻ nhỏ, sự chủ quan, lơ là của cha mẹ có thể gây ra những hậu quả xấu đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng đường hô hấp gây đờm nhưng không ho, đau họng
Nhiễm trùng đường hô hấp gây đờm nhưng không ho, đau họng

Ung thư vòm họng

Không ho nhưng có đờm trong cổ họng là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh ung thư vòm họng. Mắc bệnh ung thư chẳng khác nhận bản án tử. Tuy nhiên, với ung thư vòm họng, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh ung thư vòm họng là:

  • Khó thở
  • Nổi hạch ở cổ
  • Chảy máu mũi, nghẹt mũi
  • Ù tai
  • Thị lực suy giảm
  • Tình trạng đau nửa đầu, đau đầu kéo dài

Viêm họng

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là triệu chứng chung của các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Ngoài ra, người bị viêm họng còn kèm theo những biểu hiện khác như khó nuốt, đau rát họng, có thể ho hoặc không, chán ăn,… Bệnh nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ gây phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là do viêm họng gây ra
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là do viêm họng gây ra

Những nguyên nhân khác

Hiện tượng tăng tiết đờm ở cổ họng còn xảy ra do những tác nhân khác như:

  • Uống ít nước
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi
  • Người sử dụng chất kích thích, rượu bia, cà phê thường xuyên có thể gây đờm ở cổ họng nhưng không ho

Không ho nhưng có đờm nguy hiểm không?

Vấn đề không ho nhưng có đờm luôn khiến người bệnh lo lắng, vì triệu chứng không rõ ràng nên rất khó để chẩn đoán. Theo chuyên gia, hiện tượng không ho nhưng có đờm ở cổ họng xuất phát từ nguyên nhân nguy hiểm hoặc không, phụ thuộc vào tần suất và thời gian mắc bệnh. Nếu tình trạng có đờm ở họng nhưng không ho chỉ xảy ra trong vòng 1 – 2 tuần thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu chủ quan để triệu chứng tái phát nhiều lần, bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Đặc biệt nếu không ho không đau họng nhưng có đờm xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm như viêm viêm phổi, ung thư vòm họng, nhồi máu phổi,… người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Nên làm gì khi không ho nhưng có đờm ở cổ họng?

Cách tốt nhất để phòng ngừa rủi ro khi gặp tình trạng không ho nhưng có đờm ở họng là kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ Tai – Mũi – Họng sẽ thực hiện các chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, bạn đừng quên trang bị thêm cho mình những cách chăm sóc tại nhà để nhanh tiến trình điều trị. Cụ thể như sau.

Uống nước ấm

Nước chiếm 70% trong cơ thể và là phần quan trọng để duy trì sự sống. Khi bị mắc bệnh về hô hấp, cơ thể bạn sẽ cần được bổ sung nhiều nước hơn. Một cốc nước ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng, cân bằng độ ẩm niêm mạc, cũng như giúp dịch nhầy ứ đọng tại họng được đánh tan, tống xuất ra ngoài dễ dàng. Vì vậy, hãy uống nước mỗi ngoài, ngoài nước ấm, bạn có thể thay thế bằng một loại nước ép trái cây yêu thích để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhé!

Cho bé uống nước ấm đầy đủ
Cho bé uống nước ấm đầy đủ

Súc miệng bằng nước muối

Bé không ho nhưng có đờm trong cổ họng có thể giải quyết nhanh chóng bằng cách duy trì thói quen súc miệng 2 lần/ngày  mỗi sáng và tối. Dung dịch nước muối tuy không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng nó có khả năng rửa trôi dịch nhầy trong mũi, họng cũng như loại bỏ các tác nhân từ bên ngoài bám vào. Đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Sử dụng chanh tươi

Chanh là một trong những trái cây đứng đầu bảng trong danh sách thực phẩm hàm lượng vitamin C. Chất này có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp tăng đề kháng, phòng ngừa tác nhân gây bệnh. Khi có hiện tượng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, bạn có thể uống 1 ly nước chanh muối hoặc đường mỗi ngày. Hoặc ngậm lát chanh tươi với mật ong vào mỗi sáng cũng mang lại hiệu quả giảm đau, rát, loại bỏ đờm hiệu quả.

Chanh tươi trị đờm ở cổ họng
Chanh tươi trị đờm ở cổ họng

Không ho không đau họng nhưng có đờm nên kiêng gì?

Dưới đây là những việc bạn không nên làm nếu không muốn tình trạng đờm ở cổ họng kéo dài:

  • Bỏ thói quen sử dụng thuốc lá. Đối với trẻ em, phụ huynh không nên cho bé tiếp xúc gần với người đang hút thuốc lá hay hút thuốc trong không gian bé sống
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cafe và đồ uống có gas
  • Không uống nước đá, đồ lạnh quá nhiều gây kích thích cổ họng sản sinh nhiều đờm
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa gia vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế,…
  • Tránh xa các thực phẩm cứng như lạc, vừng, bánh quy, hạt hướng dương,…

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Chia sẻ bài viết này