“Trẻ ho có nên uống nước cam không?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Bởi bên cạnh giải pháp điều trị, mẹ biết rằng dinh dưỡng là phần thiết yếu trong quá trình điều trị ho của bé.
Trẻ ho có nên uống nước cam không?
Ho là phản ứng miễn dịch nhằm tống các “yếu tố lạ” như vi khuẩn, virus, nấm mốc,… tấn công đường hô hấp. Mặc dù được nhắc tới là một phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng chẳng mẹ nào muốn cơn ho “kết thân” với bé yêu. “Người bạn” không mời mà đến này được kích hoạt do nguyên nhân từ bên trong hoặc cũng có thể do những yếu tố từ bên ngoài. Hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, phấn hoa,… là những “ngòi nổ” gây ra những cơn ho của bé.
Khi bé bị ho, ngoài cảm giác đau, rát khó chịu ở họng, mẹ sẽ thấy con hay quấy khóc, mất ngủ và lười ăn hơn bình thường. Để chấm dứt cơn ho của bé, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ, mẹ nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để giúp bé nhanh bình phục hơn.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều mẹ quan niệm, bé bị ho không nên uống nước cam. Bởi họ cho rằng, thành phần trong nước cam gây nên hiện tượng tăng tiết đờm, khiến chất nhầy đặc quánh, theo đó làm bé ho nghiêm trọng hơn.
Vậy trẻ ho có nên uống nước cam không? Các chuyên gia nhận định rằng, quan điểm ho kiêng nước cam là hoàn toàn sai lầm. Cam là loại trái cây thông dụng tại Việt Nam. Nhờ đặc tính thanh mát, ngọt dịu, trái cây này thường được ép lấy nước uống để giải khát. Bên cạnh đó, quả cam cũng rất giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa như axit ascorbic, flavonoid, carotenoids, giúp giảm viêm, kháng khuẩn, thiết lập hệ miễn dịch vững vàng, sẵn sàng đối mặt khi có vi khuẩn, virus tấn công.
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, cam là loại trái cây vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ bị ho. Vì vậy, mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho bé uống nước cam khi bị ho mà không cần kiêng khem gì.
Cho bé uống bao nhiêu nước cam là đủ?
Trẻ ho có nên uống nước cam không? Câu trả lời là có, thế nhưng, cái gì nhiều quá cũng không tốt, mẹ chỉ nên cho bé uống một lượng nước cam vừa đủ để tránh gây tác dụng ngược. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé uống nước cam.
- Trong nước cam có chứa lượng axit khá lớn, việc uống quá nhiều trong ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa và dạ dày của bé bị trục trặc. Vì vậy, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé uống từ 100 – 200ml nước cam thôi nhé!
- Không cho bé uống nước cam sau khi vừa uống thuốc kháng sinh. Tính axit của nước cam sẽ làm biến đổi một số thành phần trong thuốc kháng sinh, ảnh hưởng đến kết quả điều trị
- Cho bé uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, không nên cho bé uống khi bụng đói
- Không nên cho bé uống nước cam sát giờ đi ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Không nên cho bé uống nước cam sau khi vừa uống sữa. Bởi vitamin C trong nước cam và protein trong sữa khi kết hợp sẽ tạo ra phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến bé bị tiêu chảy, đau bụng,…
- Mẹ nên cho bé uống nước cam nguyên chất. Nếu cam chua, mẹ chỉ nên bỏ thêm xíu đường thôi. Sử dụng đồ uống nhiều đường có thể khiến cổ họng của bé ngày càng nghiêm trọng hơn
- Mẹ nên cho bé uống nước cam ở nhiệt độ thường, tuyệt đối không được thêm đá nhé!
Gợi ý một số mẹo chữa ho cho bé từ quả cam
Bên cạnh việc quan tâm trẻ ho có nên uống nước cam không, chắc ít mẹ biết rằng loại quả này còn có nhiều cách sử dụng khác nhau trong điều trị ho. Dưới đây là một số mẹo trị ho từ quả cam an toàn, hiệu quả cho bé yêu:
Chữa ho cho bé bằng cam nướng
- Cam để cả vỏ, ngâm trong nước muối để rửa sạch
- Cắt bỏ phần chóp của quả cam, cho thêm một chút đường phèn và đậy phần vỏ vừa cắt vào
- Nướng nguyên quả cam trong lò vi sóng trong khoảng 10 – 15 phút
- Cho bé ăn cam khi còn ấm, bóc bỏ phần vỏ cháy ra, chỉ cho bé ăn phần thịt cam nhé!
Trị ho cho bé bằng cam hấp muối
- Tương tự như cách thực hiện trên, cam sau khi rửa sạch thì đem cắt bỏ phần chóp trên
- Thêm một xíu muối vào rồi đậy nắp lại
- Cho cam vào nồi hầm cách thủy khoảng 25 phút
- Sử dụng phần thịt cam, không ăn phần vỏ
Trên đây là giải đáp “trẻ ho có nên uống nước cam không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
>>> Trẻ ho ăn tôm được không? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bé