Viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Cùng Fitobimbi nhận diện hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây để chủ động phát hiện và điều trị sớm cho bé nhé!
Hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và các dấu hiệu nhận biết
Để giúp ba mẹ chủ động phát hiện, dưới đây là một số hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và các biểu hiện đặc trưng của bệnh:
Đỏ và sưng xung quanh tai: Vùng da xung quanh tai bị viêm sẽ trở nên đỏ và sưng. Màu sắc đỏ có thể lan rộng và vùng sưng có thể mềm hoặc cứng.
Đau và khó chịu: Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài có thể khó chịu và gặp khó khăn trong việc nằm nghiêng dẫn đến khó ngủ và quấy khóc.
Mủ hoặc tiết dịch: Một số trẻ sơ sinh viêm tai ngoài có thể có mủ hoặc tiết dịch từ vùng da xung quanh tai. Mủ có thể màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây.
Ngứa: Viêm tai ngoài có thể gây ngứa và khó chịu cho trẻ sơ sinh. Trẻ có thể cố gắng gãi hoặc chà xát vùng da xung quanh tai để giảm ngứa.
Thay đổi về hình dạng và kích thước của tai: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm tai ngoài có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước của tai của trẻ. Tai có thể trở nên phồng lên hoặc biến dạng.
Triệu chứng khác: Một số trẻ sơ sinh viêm tai ngoài có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, mất ngủ hoặc không muốn ăn.
Nếu ba mẹ nhận thấy bất kỳ hình ảnh và triệu chứng bất thường ở trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là gì?
Tai ngoài của con người gồm 2 bộ phận vành tai và ống tai ngoài. Khi có các yếu tố từ bên ngoài xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm và khiến cho lớp bảo vệ tai ngoài bị tổn thương, tình trạng này được gọi là viêm tai ngoài.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh sinh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da xung quanh ống tai ngoài thông qua các vết thương nhỏ, nứt da hoặc vùng da ẩm ướt. Các vi khuẩn thường gặp gồm, Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes
- Nhiễm trùng nấm: Nấm Candida và Aspergillus là những loại nấm thường gây nhiễm trùng tai
- Vết thương hoặc tổn thương da: Nếu trẻ sơ sinh có các vết thương nhỏ hoặc tổn thương da xung quanh tai, vi khuẩn hoặc nấm có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng
- Vấn đề vệ sinh: Nếu vùng tai của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, nhiễm trùng có thể xảy ra
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó, nếu hệ miễn dịch yếu, trẻ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng và viêm tai ngoài
- Môi trường không sạch sẽ: Môi trường không sạch sẽ, ẩm ướt, nóng bức cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn gây ra, nhưng nó cũng có thể do nấm như nấm men và virus. Viêm tai ngoài còn được coi là bệnh tai của những người bơi lội. Bởi vi trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào ống tai khi đang bơi. Nhưng đối khi, phản ứng dị ứng có thể dẫn đến viêm tai ngoài. Loại nhiễm trùng tai này ở trẻ thường nhẹ và khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể lây lan sang các mô lân cận.
Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh đúng cách
Khi đã nhận diện hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chủ động đưa ra biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng khi trẻ bị viêm tai ngoài:
Vệ sinh tai
Các bé sơ sinh chưa thể tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Chính vì vậy, ba mẹ nên chủ động giúp đỡ con trong giai đoạn đầu. Ba mẹ có thể vệ sinh tai cho bé bằng cách sử dụng bông gòn ướt hoặc khăn mềm để lau sạch vùng da xung quanh tai. Đảm bảo không để nước hoặc chất lỏng vào tai khi vệ sinh.
Sử dụng thuốc giảm viêm
Khi trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm viêm như corticosteroid để giảm sưng và viêm. Tuy nhiên, ba mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Sử dụng thuốc kháng vi khuẩn hoặc chống nấm
Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm gây ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng vi khuẩn hoặc chống nấm đề điều trị. Loại thuốc và liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định.
Tránh gãi và cọ
Viêm tai ngoài khiến khiến trẻ ngứa ngáy và muối gãi hoặc cọ tai. Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy ngứa và muốn gãi hoặc cọ tai. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, ba mẹ cần hạn chế trẻ sơ sinh gãi và đưa tay lên tai.
Điều trị các triệu chứng khác
Nếu trẻ sơ sinh có triệu chứng như sốt, mệt mỏi hoặc không muốn ăn, bác sĩ có thể đề xuất điều trị các triệu chứng này để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Cách phòng ngừa viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn hoặc nấm. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần áp dụng:
- Vệ sinh tai cho bé, giữ tai cho bé luôn khô ráo. Lau khô một cách kỹ lương sau khi tắm. Chỉ lau khô tai ngoài, lau từ từ và nhẹ nhàng bằng khăn hoặc vải mềm
- Không nên sử dụng tăm bông để làm sạch bên trong tai. Bởi vệ sinh tai bằng bông tai có thể dẫn tới nhiễm trùng, nén chặt ráy tai, thậm chí là thủng màng nhĩ và ù tai
- Dùng khăn mềm để lau phần bên ngoài tai
- Hạn chế lượng nước lọt vào tai của bé khi tắm hoặc bơi
- Tránh không để trẻ đưa các vật lạ vào trong tai
- Nếu phát hiện có những triệu chứng giống hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh, ba mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ phòng ngừa
Trên đây là những hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!