Vitamin E đóng vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Trẻ em có đủ vitamin E sẽ có khỏe mạnh hơn, ít ốm vặt và phục hồi sau ốm cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, hiện nay, chưa nhiều bố mẹ hiểu đúng về vitamin E cũng như cách bổ sung chính xác cho trẻ em.
Vitamin E là gì?
Vitamin E được các nhà khoa học phát hiện ra vào năm 1922. Đây là một vi chất tan trong dầu và là chất chống oxy hóa tuyệt vời với cơ thể. Với trẻ em, vitamin E đóng góp 5 vai trò quan trọng sau.
Bảo vệ màng tế bào khỏi các gốc tự do
Từ khi sinh ra tới lúc chết đi, cơ thể chúng ta luôn phải chống chọi với tác động của các gốc tự do. Các gốc tự do sẽ tiêu diệt tế bào khỏe mạnh của cơ thể bằng cách phá hủy lớp áo ngoài, được gọi là màng tế bào. Lúc này, vitamin E đóng vai trò là lá chắn bảo vệ màng tế bào, giúp tế bào thoát khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Đó là lý do tất cả các tế bào của cơ thể và tất cả trẻ em đều cần vitamin E.
Bảo vệ làn da khỏi tia cực tím
Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một tác nhân gây hại tới làn da của trẻ. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc không có các biện pháp phòng bị, làn da của trẻ sẽ bị cháy nắng, bong tróc và gia tăng nguy cơ ung thư sau này. Bổ sung đầy đủ vitamin E cho trẻ giúp ngăn ngừa và hạn chế tác hại từ tia cực tím. Bố mẹ có thể an tâm cho trẻ vui chơi, vận động thoải mái ngoài trời.
Giúp mắt sáng khỏe
Không chỉ mỗi vitamin A, vitamin E cũng là vi chất góp phần tạo nên sự khỏe mạnh của đôi mắt. Bổ sung đầy đủ vitamin E giúp đôi mắt của trẻ không bị khô cộm và làm chậm tốc độ lão hóa của mắt. Nguy cơ mắc các tật khúc xạ và đục thủy tinh thể sau này cũng giảm đi đáng kể.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò tăng cường sức đề kháng của vitamin E. Vi chất này kích thích hệ miễn dịch, tăng cường khả năng thực bào, từ đó giúp trẻ chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Trẻ em được bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ ít bị nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn sau mỗi đợt ốm.
Phòng ngừa nhiều bệnh lý mạn tính trong tương lai
Nhờ có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin E giúp trẻ tránh xa nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này như: ung thư tiền liệt tuyến, đại trực tràng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và Alzheimer.
Hậu quả khi trẻ thiếu vitamin E
Trẻ thiếu vitamin E có biểu hiện toàn thân. Các triệu chứng đáng chú ý bao gồm yếu cơ, run tay chân, đi lại loạng choạng, khó giữ thăng bằng. Bạn có thể quan sát thấy trẻ mệt mỏi, ít đi lại, chạy nhảy hơn so với trước đây, da trẻ xanh xao, nhợt nhạt. Trẻ có thể than phiền là nhìn mờ hoặc cần đưa sát sách truyện vào mắt khi đọc. Bé cũng bị ho, sốt, cảm cúm, tiêu chảy thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ thiếu vitamin E sẽ mù lòa, tổn thương tim mạch, hệ thần kinh cơ cũng như trí tuệ vĩnh viễn. Do đó, nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, tin tốt là thiếu vitamin E tương đối hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh lý này thường chỉ xảy ra ở trẻ có rối loạn hấp thu chất béo bẩm sinh hoặc mắc phải khiến trẻ không thể tiếp nhận vitamin E. Ví dụ như bệnh lý xơ nang, hội chứng ruột ngắn, Crohn, tắc nghẽn đường mật… Nếu con của bạn khỏe mạnh, bình thường, nguy cơ thiếu hụt vitamin E rất thấp.
Nhu cầu vitamin E ở trẻ em
Nhu cầu vitamin E khác nhau giữa các lứa tuổi. Dưới đây, Fitobimbi đã tóm tắt lượng vitamin E cần cung cấp cho trẻ hàng ngày theo từng giai đoạn.
Tuổi | Nhu cầu hàng ngày | Tương đương với |
0 – 6 tháng | 4 mg (6 IU) | 60g lạc rang, 1 bát cải bó xôi |
7 – 12 tháng | 5 mg (7,5 IU) | 1 thìa canh dầu hướng dương, 5 trái kiwi |
1 – 3 tuổi | 6 mg (9 IU) | 30g hạt hạnh nhân rang khô, 6 thìa canh bơ đậu phộng |
4 – 8 tuổi | 7 mg (10,4 IU) | 30g hạt hướng dương rang khô, 60g hạt phỉ rang khô |
9 – 13 tuổi | 11 mg (16,4 IU) | 2 thìa canh dầu hướng dương, 10 thìa canh dầu đậu nành |
> 14 tuổi | 15 mg (22,4 IU) | 2/3 thìa canh dầu mầm lúa mì 10 bát xoài |
Bổ sung vitamin E đúng cách cho trẻ
Bạn có thể bổ sung vitamin E cho trẻ theo 2 đường: uống và bôi ngoài da. Với đường uống, trẻ có thể tiếp nhận nguồn vitamin E từ thức ăn và uống bổ sung. Cách này giúp bổ sung vitamin E cho toàn bộ cơ thể của trẻ. Trong khi đó, sử dụng kem dưỡng hoặc dầu dưỡng chứa vitamin E chỉ cung cấp được vi chất này cho làn da. Bạn có thể kết hợp cả 2 cách bổ sung này. Tuy nhiên, bổ sung bằng thực phẩm là biện pháp quan trọng nhất.
Thức ăn
Bổ sung vitamin E cho trẻ thông qua chế độ ăn là biện pháp an toàn, rẻ tiền và quan trọng nhất. Vitamin E thường có trong các loại dầu, ví dụ như dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô… Ngoài ra, các loại hạt cũng rất giàu vitamin E. Bạn có thể cho trẻ ăn hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, lạc trong các bữa phụ. Một vài loại rau quả như cải bó xôi, súp lơ xanh, rau bina, cà chua, xoài, kiwi cũng chứa vitamin E nhưng với hàm lượng ít hơn.
Bạn có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn của trẻ bằng cách sử dụng dầu hướng dương, dầu đậu nành để chế biến món ăn. Bạn nên cho một thìa cà phê dầu ăn khi nấu bột và cháo cho trẻ. Dầu ăn không chỉ dồi dào vitamin E mà còn giúp trẻ hấp thu các vitamin tan trong dầu khác như vitamin A và vitamin D. Dầu ăn cũng giúp não bộ của trẻ phát triển khỏe mạnh. Vì thế, bạn đừng sợ trẻ bị béo phì mà cắt giảm nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này nhé! Với trẻ lớn, bạn hãy sử dụng các loại dầu bổ dưỡng này để chế biến các món chiên, xào, áp chảo.
Bạn cũng có thể cho trẻ ăn sáng cùng bánh mỳ và bơ đậu phộng. Thêm hạt hạnh nhân, hướng dương vào bát ngũ cốc buổi sáng của trẻ cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Cách này không chỉ giúp món ăn có thêm vị bùi mà còn bổ sung nhiều vi chất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bơ đậu phộng và các loại hạt để làm bánh cho trẻ. Chắc chắn trẻ không thể chối từ món ăn ngon miệng, bổ dưỡng này.
Với các loại rau chứa vitamin E, bạn có thể xay lẫn, cắt nhỏ cùng cháo hoặc luộc lên, cho trẻ ăn vã. Kiwi và xoài có thể ăn cùng sữa chua, xay thành sinh tố hoặc biến hóa thành món kem hoa quả giải nhiệt trong mùa hè nóng bức.
Một điểm cần lưu ý là cơ thể trẻ hấp thu vitamin E tốt hơn khi có mặt vitamin C. Vì vậy, bạn có thể khéo léo kết hợp nguồn thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C với nhau. Ví dụ, kiwi và súp lơ xanh là hai nguyên liệu vừa có vitamin E vừa giàu vitamin C. Hoặc kết hợp sữa chua với xoài, dâu tây và các hoạt hạt cũng là một ý tưởng bạn có thể cân nhắc.
Uống bổ sung
Khác với vitamin A và vitamin D là những vi chất bắt buộc phải bổ sung định kỳ hoặc hàng ngày cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, vitamin E không giống như vậy. Vitamin E là vi chất không bắt buộc phải cho trẻ uống bổ sung. Bởi lẽ trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận đầy đủ vi chất này từ chế độ ăn, nếu như trẻ không có rối loạn hấp thu chất béo. Điều đó có nghĩa là, với trẻ khỏe mạnh và bình thường, bạn có thể không cần cho trẻ uống vitamin E hàng ngày.
Bổ sung vitamin E quá liều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Dư thừa vitamin E khiến tiểu cầu trong cơ thể trẻ không thể dính kết lại với nhau. Từ đó dẫn đến hậu quả là trẻ dễ bị chảy máu mà nghiêm trọng nhất là xuất huyết não. Do đó, nếu bạn cho trẻ uống bổ sung vitamin E, bạn cần xác định chính xác liều lượng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống bổ sung vitamin E đồng thời tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Tuổi | Liều lượng tối đa vitamin E hàng ngày |
1 – 3 tuổi | 200 mg (300 IU) |
4 – 8 tuổi | 300 mg (450 IU) |
9 – 13 tuổi | 600 mg (900 IU) |
14 – 18 tuổi | 800 mg (1200 IU) |
Hiện tại TPBVSK Fitobimbi Vitemix là sản phẩm được các mẹ bỉm yêu thích hơn cả. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật giúp TPBVSK Vitemix trở thành người bạn đồng hành của các bé trên chặng đường phát triển:
- Nguồn gốc rõ ràng: Sản phẩm này được sản xuất tại Ý bởi công ty Pharmalife Research .Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề Pharmalife Research đã gặt hái được rất nhiều thành công. Các sản phẩm của thương hiệu này, bao gồm TPBVSK Vitemix được đánh giá rất cao về chất lượng và độ an toàn. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu nên mẹ có thể yên tâm.
- Chất lượng tốt: TPBVSK Vitemix nói riêng và các sản phẩm của nhà Fitobimbi nói chung luôn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Sản phẩm ngoài hàm lượng vitamin E dồi dào ( 20mg/ 15ml) đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bé còn được bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất quan trọng như: dịch chiết mầm lúa mì, củ cà rốt, quả tầm xuân, vitamin B1, B2, B6, B12, PP, C, D, E, Acid Folic,…
- An toàn: Toàn bộ nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm đều được kiểm duyệt khắt khe, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, TPBVSK Vitemix không chứa chất gây biến đổi gen hoặc thành phần gây hại nên cực kỳ an toàn cho trẻ nhỏ.
- Dễ sử dụng: Được điều chế dưới dạng siro, sở hữu vị ngọt thanh nên TPBVSK Vitemix được rất nhiều bé yêu thích. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho bé sử dụng theo liều lượng như sau 5ml với trẻ 2-4 tuổi, 7.5ml với trẻ 4-6 tuổi; 15ml với trẻ 7-10 tuổi; 22.5ml với trẻ từ 11-14 tuổi. Sản phẩm này là thực phẩm chức năng nên không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Bôi ngoài da
Vitamin E không chỉ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím mà còn là chất dưỡng ẩm tuyệt vời. Kem dưỡng hoặc dầu dưỡng chứa vitamin E tương đối lành tính với trẻ em. Bạn có thể bôi các loại kem dưỡng và dầu dưỡng này cho trẻ để phòng ngừa tình trạng da khô nứt nẻ trong mùa đông hoặc khi nằm phòng điều hòa thường xuyên. Vitamin E dạng bôi cũng giúp điều trị làn da cháy nắng hoặc bong tróc.
Lưu ý, bạn nên lựa chọn sản phẩm kem dưỡng hoặc dầu dưỡng vitamin E dành riêng cho trẻ em. Các sản phẩm của người lớn có thể gây kích ứng với làn da mỏng manh của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bạn cũng cần tránh bôi vitamin E lên những vùng da có vết thương hở hoặc quá gần mắt, mũi, miệng của trẻ.
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, đảm nhiệm vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Mọi trẻ em đều cần vi chất này. Bạn nên bổ sung vitamin E cho trẻ hàng ngày thông qua chế độ ăn. Bôi vitamin E cho trẻ có thể bảo vệ làn da của trẻ khỏi bị tổn thương bởi tác động của ánh nắng mặt trời và độ ẩm thấp. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống bổ sung vitamin E nhé!