Nội dung chính

Cha mẹ có thể test trẻ chậm phát triển tại nhà không?

Test trẻ chậm phát triển giúp cha mẹ hiểu rõ được tình trạng của con. Qua đó có những can thiệp và phương pháp giáo dục phù hợp để giúp con sớm bắt kịp bạn bè cùng trang lứa.

Cha mẹ có thể test trẻ chậm phát triển tại nhà không?
Cha mẹ có thể test trẻ chậm phát triển tại nhà không?

Trẻ chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển có nghĩa là trẻ em liên tục bị tụt hậu trong việc đạt được các kỹ năng như mong đợi ở một độ tuổi nhất định. Tất cả trẻ em đều phát triển có kỹ năng ở mức độ khác nhau. Có 5 lĩnh vực phát triển chính mà trẻ có thể bị chậm phát triển:

  • Kỹ năng nhận thức (hoặc tư duy):  Khả năng suy nghĩ, học hỏi và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng xã hội và tình cảm:  Khả năng hòa đồng với người khác, giao tiếp nhu cầu, thể hiện và bày tỏ cảm xúc
  • Kỹ năng nói và ngôn ngữ:  Khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ
  • Kỹ năng vận động tinh và thô:  Khả năng phối hợp các cơ lớn và nhỏ để khám phá thế giới
  • Các hoạt động sống hàng ngày:  Khả năng quản lý các công việc hàng ngày

Tình trạng chậm phát triển có thể xảy ra chỉ ở một hoặc một số lĩnh vực. Chậm phát triển toàn diện là khi trẻ chậm phát triển ở ít nhất hai lĩnh vực.

Không có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng chậm phát triển, nhưng có một số yếu tố nguy cơ. Chúng bao gồm:

  • Các biến chứng khi sinh:  Sinh non, cân nặng khi sinh thấp, không nhận đủ oxy khi sinh
  • Các vấn đề về môi trường:  Nhiễm độc chì,  dinh dưỡng kém, tiếp xúc với rượu hoặc ma túy trước khi sinh, tổn thương
  • Các tình trạng y tế khác: Nhiễm trùng tai mãn tính, vấn đề về thị lực, bệnh tật, tình trạng hoặc chấn thương có ảnh hưởng đáng kể và lâu dài đến các hoạt động hàng ngày của trẻ

Những hình thức test trẻ chậm phát triển

Test trẻ chậm phát triển để nhận diện tình trạng cũng như mức độ chậm phát triển của bé. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên những các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán sự hiện diện tình trạng chậm phát triển ở trẻ:

Những hình thức test trẻ chậm phát triển
Những hình thức test trẻ chậm phát triển
  • Kiểm tra thị lực và thính giác
  • Xét nghiệm di truyền – xét nghiệm sàng lọc chuyển hòa
  • Sàng lọc nguy cơ tiềm năng
  • Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, ghi điện lạo
  • Đánh giá tâm lý: Tiến hành phỏng vấn phụ huynh. Lúc này, cha mẹ sẽ được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi liên quan đến những hành vi, hoạt động của trẻ hàng ngày. Chẳng hạn như: khả năng tự mặc quần áo, tự buộc giày,…
  • Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng học tập, kỹ năng vận động của trẻ

Cha mẹ có thể tự test trẻ chậm phát triển tại nhà không?

Test trẻ chậm phát triển là quá trình chẩn đoán đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao. Tuy nhiên, cha mẹ mới chính là chuyên gia của con, là người hiểu và biết rõ được biểu hiện hàng ngày của quan. Từ đó cung cấp những thông tin quan trọng, làm cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng hơn. Vì vậy, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng trong quá trình test trẻ chậm phát triển.

Để giúp cha mẹ có thể tự kiểm tra mức độ chậm phát triển của con ngay tại nhà, bạn cần nắm rõ được những vấn đề sau:

Hiểu được các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

Cha mẹ cần phải biết ở độ tuổi con, so với mốc phát triển chung thì trẻ sẽ đạt được những kỹ năng gì. Kết hợp với quan sát và theo dõi biểu hiện của con qua các lĩnh vực như vận động, tương tác xã hội, giao tiếp, nhận thức,…

Nắm được các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển

Triệu chứng và dấu hiệu của sự chấm phát triển có thể tồn tại khác nhau ở mỗi trẻ và thường thay đổi tùy theo đặc điểm cụ thể. Đôi khi bạn có thể thấy các dấu hiệu trong thời kỳ sơ sinh, nhưng trong những trường hợp khác, chúng có thể không được chú ý cho đến khi con bạn đến tuổi đi học. Một số triệu chứng phổ biến nhất có thể bao gồm:

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển
  • Học hỏi và phát triển chậm hơn những trẻ khác cùng tuổi
  • Lăn qua, ngồi dậy, bò hoặc đi muộn hơn nhiều so với mức độ phát triển
  • Khó giao tiếp hoặc tương tác với người khác
  • Điểm thấp hơn trung bình trong các bài kiểm tra IQ
  • Khó nói hoặc nói muộn
  • Gặp vấn đề khi nhớ mọi thứ
  • Không có khả năng kết nối hành động với hậu quả
  • Khó giải quyết những vấn đề cần đến sự tư duy logic
  • Khó khăn trong học tập ở trường
  • Không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo hoặc sử dụng nhà vệ sinh mà không có sự trợ giúp
  • Nếu có một lý do y tế cơ bản gây ra sự chậm phát triển, việc xác định và điều trị tình trạng đó có thể cải thiện các kỹ năng phát triển của con bạn

Hãy nhớ rằng mỗi trẻ là một cá thể duy nhất, vì thế chúng riêng biệt

Cha mẹ hãy luôn ghi nhớ rằng, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất. Do đó, con bạn có thể sẽ phát triển theo một lộ trình riêng biệt, điều này là hết sức bình thường. Trong hầu hết mọi trường hợp, tình trạng chậm phát triển ở trẻ thường không quá nghiêm trọng. Nếu phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ sẽ sớm bắt kịp được bạn bè cùng trang lứa.

Bởi vậy, cha mẹ đừng nên quá lo lắng, đặt áp lực cho chính mình cũng như con thơ. Hãy dành nhiều thời gian cùng bé hoạt động, trò chuyện cũng như lắng nghe tâm sự của con để tìm ra nút thắt tháo gỡ.

Test trẻ chậm phát triển là cả một quá trình chẩn đoán kết hợp với quan sát thực tế. Khi nhận tư vấn của bác sĩ, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin để giúp quá trình test diễn ra nhanh chóng, chính xác và thuận lợi hơn.

Chia sẻ bài viết này