Tại sao bé bị chảy máu mũi 1 bên và các bước sơ cứu như thế nào? Bé bị chảy máu mũi 1 bên nguy hiểm không? Ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị chảy máu 1 bên mũi bằng cách nào? Tham khảo bài viết này của Fitobimbi để có được đáp án chi tiết nhất.
Tại sao bé bị chảy máu mũi 1 bên?
Bé bị chảy máu mũi 1 bên là hiện tượng không quá xa lạ. Hiện tượng chảy máu mũi 1 bên thường gặp ở bé từ 2 – 10 tuổi, rất ít khi bị chảy cả 2 bên mũi. Tuy là hiện tượng phổ biến nhưng không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường được đề cập đến khi bé bị chảy máu mũi 1 bên:
- Do cơ thể thiếu nước
- Bé bị nóng trong người
- Thói quen ngoáy mũi
- Có dị vật bên trong mũi
- Chấn thương 1 bên mũi
- Mạch máu ở mũi nhạy cảm
- Thời tiết, môi trường sống
- Thiếu hụt vitamin, khoáng chất
Cơ thể bị thiếu nước
Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do cơ thể thiếu nước. Bé quên uống nước, uống quá ít nước dẫn đến cơ thể bị thiếu nước. Đây là một trong những nguyên nhân gây khô mũi, chảy máu mũi.
Theo chuyên gia, khi cơ thể không đủ độ ẩm, các chất nhầy trong mũi cũng không đủ ẩm để giúp niêm mạc mũi đàn hồi như bình thường. Bên cạnh đó, khi bị thiếu nước, bé còn thường xuyên bị táo bón, mệt mỏi, giảm hoạt động thể chất, chức năng của thận bị ảnh hưởng,…
Bé bị nóng trong người
Nóng trong người là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, lười vận động, chế độ ăn không đủ chất xơ, thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống không đủ nước lọc hay uống nhiều cà phê, nước ngọt có ga.
Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do nóng trong người. Bởi vì, nóng trong người kéo dài rất dễ làm cho các mạch máu trong hốc mũi bị vỡ và chảy máu. Ngoài ra, khi bị nóng trong người, làn da của bé sẽ bị khô ráp, sần sùi, môi khô, hơi thở nóng, rôm sảy, táo bón, nước tiểu vàng, cơ thể bứt rứt, khó chịu.
Thói quen ngoáy mũi
Thường xuyên dùng tay ngoáy mũi cũng có thể khiến bé bị chảy máu mũi 1 bên. Một số bé ngoáy mũi khi quá căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, thế nhưng, một số bé bé ngoáy mũi chẳng vì lý do gì, đơn giản chỉ là thói quen.
Tuy ngoáy mũi không quá nguy hiểm nhưng lại là một thói quen xấu, gây mất vệ sinh, dễ dàng đưa vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay vào mũi. Thói quen này có thể khiến niêm mạc, mạch máu ở mũi bị tổn thương, vỡ ra và chảy máu. Bé bị chảy máu mũi cũng có thể do xì mũi mạnh khiến mao mạch nhỏ bị vỡ, chảy máu lẫn dịch nhầy.
Có dị vật trong mũi
Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do dị vật bị mắc bên trong lỗ mỗi và chưa lấy ra được. Một số dị vật thường mắc trong mũi của bé bao gồm: đồ chơi nhỏ, sỏi đá, các loại hạt, giấy, đồ ăn, cúc áo, bông tai nam châm, cục tẩy nhỏ, pin cúc áo, đất sét (đất nặn),…
Trong đó, pin cúc áo (thường có trong đồ chơi điện tử nhỉ hay đồng hồ) có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho mũi trong vòng ít nhất 4 giờ đồng hồ. Ngoài ra, bông tai nam châm có thể làm cho mô ở đường thở bị tổn thương nghiêm trọng, thường xảy ra trong vài tuần.
Triệu chứng điển hình khi bé bị mắc dị vật trong mũi chưa lấy ra được là chảy nước mũi, máu mũi. Dị vật mắc kẹt sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều chất nhầy, nước mũi chảy ra thường có mùi hôi, màu xám và xen lẫn máu. Khi niêm mạc bị trầy xước sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi 1 bên.
Chấn thương 1 bên mũi
Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do tác động mạnh vào 1 bên mũi. Thực tế, bé rất thích nô đùa, nhiều khi không để ý, vấp và ngã từ trên cao xuống. Bé chưa biết đi và bị ngã từ trên giường hay võng xuống đất, bé bị ngã xe đạp, ngã khi chơi xích đu, bị trượt chân cũng dễ bị chấn thương, chảy máu mũi.
Bé bị chấn thương 1 bên mũi dẫn đến chảy máu còn có thể do sự bất cẩn của người lớn, chẳng hạn bế bé và tuột tay. Khi bé bị ngã, các các mao mạch ở mũi bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Thêm nữa, bé còn có thể bị trầy xước da, bầm tím phần mềm, bong gân, trật khớp, thậm chí là gãy xương hoặc chấn thương sọ não.
Thời tiết, môi trường sống
Bé bị chảy máu mũi 1 bên có liên quan đến thời tiết hay môi trường sống. Mũi là bộ phận có nhiều mạch máu nhỏ và dễ vỡ. Nhất là ở vách ngăn mũi, mạch máu dễ bị vỡ khi xảy ra va chạm với vật sắc nhọn hay tác động bất kỳ.
Mùa đông, thời tiết lạnh, khô hanh sẽ làm cho niêm mạc mũi cũng khô hơn, dễ bị rách, vỡ mạch máu và chảy máu mũi 1 bên. Đến khi máu đông lại, vết thương đóng vảy, sau đó bong ra và tiếp tục chảy máu. Bên cạnh đó, vào mùa đông, bé dễ bị cảm lạnh, viêm xoang và dẫn đến chảy máu mũi.
Mùa hè, sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời cũng dễ làm cho bé bị chảy máu mũi 1 bên. Nếu bố mẹ sử dụng điều hòa và để nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho lớp niêm mạc mũi bị khô, rách, mạch máu dễ bị vỡ. Đến khi máu đông, tổn thương sẽ đóng vảy và tiếp tục gây chảy máu.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Thiếu hụt một số vitamin (C, K) và khoáng chất (Kali, sắt) là nguyên nhân bé bị chảy máu mũi 1 bên. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé khỏi tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, làm chậm hoặc bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do,…
Thiếu vitamin C vừa làm cho hệ miễn dịch kém khỏe mạnh, vừa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chảy máu mũi. Khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, một phần chúng sẽ làm cho vùng mạch máu ở mũi bị tổn thương và chảy máu.
Bé bị thiếu vitamin K cũng dễ bị chảy máu mũi 1 bên hơn những bé khác. Thiếu vitamin K sẽ hạn chế sự hình thành collagen, trong khi, collagen có tác dụng tạo lớp lót bên trong mũi, giữ ẩm, bảo vệ các mạch máu trong mũi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Vitamin K còn giúp cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Thiếu vitamin K làm giảm mức độ prothrombin và các yếu tố đông máu phụ thuộc vào nó, bé sẽ gặp tình trạng đông máu khiếm khuyết và dễ bị chảy máu mũi. Thiếu vitamin K, bé có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến gan, thận, mật.
Quan trọng không kém vitamin, các khoáng chất như sắt, Kali hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh, cân bằng chất lỏng, tham gia vào cấu tạo tế bào, sự tăng trưởng và vững chắc của xương. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tự sản xuất các khoáng chất này mà cần được bổ sung qua đường ăn, uống.
Sắt cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Cơ thể thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu và những rối loạn về máu. Nếu bố mẹ không bổ sung kịp thời, bé rất dễ bị chảy máu mũi 1 bên.
Hiện tượng chảy máu mũi 1 bên ở trẻ em còn có thể do thiếu hụt Kali. Đây là một khoáng chất vi lượng, có vai trò điều chỉnh khí huyết lưu thông. Khi bị thiếu hụt một lượng Kali, cơ thể rất dễ bị mất nước, các mô cũng bị thiếu nước, mao mạch mũi trở nên khô rát, chảy máu.
Hướng dẫn sơ cứu khi bé bị chảy máu mũi 1 bên
Rất nhiều bố mẹ lo lắng và không biết xử lý ra sao khi trẻ bị chảy máu 1 bên mũi. Để có thể là chỗ dựa vững chắc và thực hiện tốt việc sơ cứu, bố mẹ hãy bình tĩnh, an ủi con đồng thời thực hiện lần lượt các bước dưới đây:
Bước 1: Cho con đứng thẳng lưng hoặc ngồi trên ghế và trong lòng bố/mẹ, hướng dẫn con hơi cúi đầu về trước.
Bước 2: Dùng tay trỏ của bố mẹ bóp chặt 2 cánh mũi của con (chỉ bóp phần chóp mũi mềm, không bóp phần xương sống mũi).
Bước 3: Xem đồng hồ và giữ nguyên tay trong vòng 10 – 15 phút để máu ngừng chảy.
Bước 4: Sau 15 phút, bố mẹ bỏ tay ra và kiểm tra xem máu ngừng chảy hay chưa. Nếu máu chưa ngừng chảy, bố mẹ thực hiện lặp lại các bước trên. Khi máu ngừng chảy, hãy cho bé nằm nghiêng để máu không chảy ngược xuống cổ họng.
Sơ cứu khi bé bị chảy máu mũi 1 bên không quá phức tạp, tuy nhiên, để máu ngừng chảy và không ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của bé, trong và sau khi sơ cứu, bố mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Bố mẹ nên bình tĩnh và rửa tay sạch sẽ trước khi xử lý cho bé bị chảy máu mũi 1 bên
- Bố mẹ không nên làm cho bé hoảng sợ, động viên để bé không sợ và khóc khi thấy máu
- Không nên cho bé nằm ngửa hay ngửa đầu về phía sau, điều đó có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, bé bị sặc máu, nôn mửa, đau bụng
- Bố mẹ không nên chỉ ấn 1 bên cánh mũi (dù bé bị chảy máu 1 bên), nên dùng ngón trỏ bóp chặt 2 bên cánh mũi để máu ngừng chảy
- Không nên bóp phần xương sống mũi vì vừa khó cầm máu, vừa có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu
- Không nên dùng giấy ăn để thấm khi chảy máu mũi 1 bên, như vậy có thể làm cho vết thương ở mũi bị nhiễm trùng
- Không nên thả tay quá sớm và không kiểm tra liên tục, việc làm đó có thể khiến máu lâu ngừng chảy hơn
- Hướng dẫn bé nhổ máu trong miệng ra, không nên để bé nuốt máu vì có thể gây khó chịu, buồn nôn và nôn mửa
- Không nên cho bé tắm nước nóng, uống nước nóng hay ăn đồ nóng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu mũi 1 bên
- Khuyên bé không xì mũi, ngoáy mũi trong vòng ít nhất 24 giờ kể từ khi máu ngừng chảy
- Không nên cho bé vận động mạnh trong khoảng 1 tuần sau khi chảy máu mũi, nên cho bé nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, xếp hình, đọc sách, xem tivi
Bé bị chảy máu mũi 1 bên nguy hiểm không?
Bé bị chảy máu mũi 1 bên là hiện tượng bình thường, đó có thể là do bé bị thiếu vitamin, khoáng chất, thiếu nước, nóng trong người, thói quen ngoáy mũi, thời tiết, môi trường sống,… Nếu bé bị chảy máu 1 bên mũi kèm theo những dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị kịp thời, đúng cách.
Những dấu hiệu bất thường khi bé bị chảy máu mũi 1 bên mà bố mẹ nên biết:
- Bé bị chảy máu mũi 1 bên với một lượng nhiều, máu chảy nhanh và không thể cầm sau khoảng 20 phút, mặc dù đã áp dụng biện pháp sơ cứu (bóp chặt 2 cánh mũi)
- Bị chảy máu cam liên tục trong nhiều ngày và không rõ nguyên nhân, có thể bé bị bệnh lý đường hô hấp, cần sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị
- Bé bị chảy máu mũi 1 bên kèm một số triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, nôn hay khạc ra máu
- Bé bị chảy máu mũi 1 bên đồng thời xuất hiện vết bầm trên cơ thể, có máu trong phân và nước tiểu
Khi bé bị chảy máu mũi cùng những bất thường kể trên, bố mẹ không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm:
Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết có thể là nguyên nhân khiến bé bị chảy máu mũi 1 bên. Bé thường bị sốt cao trong khoảng 2 – 5 ngày đầu, sau đó, mạch máu sẽ bị tổn thương gây chảy máu, chảy máu cam là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết.
Viêm xoang mạn tính: Bé bị chảy máu mũi 1 bên cũng có thể do viêm xoang mạn tính gây nên. Khi viêm xoang nặng và kéo dài, các niêm mạc bị sung huyết, phù nề và dễ chảy máu hơn. Ngoài chảy máu mũi, viêm xoang mạn tính còn khiến bé bị hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi, ho vào ban đêm, nhức, đau ở mặt.
Bệnh máu khó đông: Máu khó đông là bệnh di truyền, có liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Triệu chứng thường gặp là xuất huyết đặc hiệu, xảy ra sau sang chấn hoặc xuất huyết tự nhiên. Bé hay bị chảy máu mũi, phân và nước tiểu có máu, xuất hiện vết bầm tím lớn hoặc đau khớp xương.
Rối loạn giảm tiểu cầu: Rối loạn giảm tiểu cầu là một trong những rối loạn tiểu cầu, xảy ra khi số lượng tiểu cầu máu < 150.000 μL. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp (< 20.000 μL) sẽ kéo theo quá trình đông máu chậm lại, dễ gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hay xuất huyết dưới da.
Trẻ bị ung thư máu: Ung thư máu bắt nguồn từ trong tủy xương – nơi sản xuất các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Khi bị bệnh, các tế bào bạch cầu tăng sinh mất kiểm soát, ức chế sự phát triển của tiểu cầu và hồng cầu. Khi thiếu tiểu cầu, bé dễ bị chảy máu mũi 1 bên, chảy máu chân răng, bầm tím, phát ban.
U xơ vòm họng mũi: Đây là một khối u lành tính, lây lan nhanh đến hốc mắt, hốc mũi, xoang mặt, vùng miệng và họng. Khi bị bệnh, bé thường chảy rất nhiều nước mũi, 2 bên hốc mũi đầy chất nhầy. Thi thoảng, bé sẽ bị chảy máu mũi 1 bên, ban đầu có khả năng tự cầm, về sau cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Ung thư vòm mũi họng: Bé bị chảy máu mũi 1 bên có thể do mắc ung thư vòm họng mũi. Giai đoạn đầu mắc bệnh thường khó phát hiện, một số triệu chứng phổ biến như: chảy máu mũi bất thường, nghẹt mũi, chảy nước mũi, có máu trong đờm, viêm họng, khó nuốt, sụt cân.
Giãn mao mạch xuất huyết di truyền: Đây là bệnh liên quan đến mạch máu, gây chảy máu nhiều lần. Chảy máu mũi 1 bên hoặc cả 2 bên là triệu chứng điển hình. Máu mũi có thể chảy mỗi ngày hoặc một vài lần trong tháng. Ngoài ra, bé còn gặp triệu chứng như đốm đỏ, tía, đỏ sẫm xuất hiện ở da cùng màng nhầy.
Biện pháp phòng ngừa bé bị chảy máu mũi một bên
Bé bị chảy máu mũi 1 bên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và cuộc sống. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ ẩm cho niêm mạc mũi
- Bảo vệ tốt cho vùng mũi
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, K
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt và Kali
- Bổ sung đủ nước lọc và nước ép có tính mát
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng và một số loại nước
- Đảm bảo môi trường sống có độ ẩm phù hợp
- Không lạm dụng thuốc xịt mũi và cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ
Giữ ẩm cho niêm mạc mũi: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, chất nhầy cản trở đường thở. Nước muối sinh lý còn có tác dụng dưỡng ẩm cho mũi. Ngoài ra, để làm ẩm mũi và ngăn ngừa chảy máu mũi ở trẻ em, bố mẹ có thể bôi dầu dừa hay Vaseline.
Bảo vệ tốt cho vùng mũi: Bảo vệ vùng mũi nhất là vùng vách ngăn mũi để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu mũi 1 bên. Khuyên bé không nên tác động mạnh đến vùng mũi, chẳng hạn như dụi mũi, ngoáy mũi. Khi ra ngoài, bố mẹ nên cho bé đeo khẩu trang, tránh nơi có nhiều khói bụi, phấn hoa, chất thải công nghiệp,…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Để ngăn ngừa hiện tượng bé bị chảy máu mũi 1 bên không thể không nhắc đến việc bổ sung thực phẩm chứa vitamin C. Loại vitamin này có nhiều trong quả dâu tây, kiwi, dưa lưới vàng, cà chua, đu đủ, ổi, bưởi, súp lơ trắng, súp lơ xanh, bắp cải tí hon, khoai tây,…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K: Thực phẩm giàu vitamin K rất cần thiết đối với các bé, nhất là bé từng bị chảy máu mũi 1 bên. Bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bé một số thực phẩm như: trứng, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, dưa chuột, cà rốt, dầu olive,…
Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Thực phẩm giàu khoáng chất mà cụ thể là sắt và Kali rất quan trọng, giúp ngăn ngừa bé bị chảy máu mũi 1 bên. Thực phẩm lành mạnh giàu sắt bao gồm: rau bina, súp lơ, đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, các loại cá nhất là cá ngừ.
Bổ sung thực phẩm giàu Kali: Để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu mũi, bố mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn của bé thực phẩm lành mạnh chứa nhiều Kali. Nguồn cung cấp Kali cho bé tốt nhất bao gồm: cam, dưa lưới, bưởi, cà chua, chuối, khoai lang, củ cải đường, khoai tây, măng tây, đậu Hà Lan,…
Bổ sung đủ lượng nước lọc, nước ép có tính mát: Mỗi ngày, bố mẹ nên bổ sung đủ lượng nước lọc cho bé. Bé nặng 10kg cần uống ít nhất 01 lít nước/ngày. Nếu bé nặng hơn 10kg, mỗi kg sẽ tăng thêm 50ml nước. Bố mẹ nên bổ sung cho bé các loại nước ép (rau má, bí đao, bưởi); sinh tố (dâu tây, đu đủ, thanh long,…) hay nước đậu đen.
Hạn chế đồ ăn cay, nóng: Bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ cay, nóng như: xôi, mì cay, miến trộn Hàn Quốc, lẩu sốt cay, bánh gạo, nhãn, vải, xoài, mít,… Ngoài ra, đồ chiên, xào có nhiều dầu, mỡ cũng nên hạn chế: gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rán, hamberger,…
Hạn chế đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích: Ngoài đồ ăn cay, nóng, bố mẹ nên hạn chế cho bé uống nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa. Đặc biệt, không cho bé uống đồ có cồn như rượu, bia vì sẽ gây hại cho não, thận, gan, mắt,…
Đảm bảo môi trường sống có độ ẩm phù hợp: Nếu dùng điều hòa, bố mẹ nên để nhiệt độ phòng ở mức phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến da và niêm mạc mũi của bé. Để chậu nước hoặc sử dụng máy phun sương, tạo độ ẩm khi dùng điều hòa. Trồng cây xanh để bé được tận hưởng môi trường sống thoáng mát, trong lành.
Không lạm dụng thuốc xịt mũi và cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ: Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể làm cho niêm mạc bị khô, dễ kích ứng và chảy máu. Vì vậy, bố mẹ nên cẩn trọng khi cho bé sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, bố mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn về tình hình sức khỏe và kịp thời phát hiện những bất thường.
Bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách sơ cứu và biện pháp phòng ngừa bé bị chảy máu mũi 1 bên. Hãy truy cập website https://fitobimbi.vn/ thường xuyên hơn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bé yêu bố mẹ nhé!