Da khô khiến bé ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Vậy bé bị khô da tắm lá gì để dưỡng ẩm, làm mềm mịn? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn hiệu quả
- 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nên áp dụng
Vì sao da bé bị khô?
Theo chuyên gia, da bé khô có thể do những nguyên nhân sau:
Hiện tượng da lột trong giai đoạn sơ sinh
Trước khi khám phá “bé bị khô da tắm lá gì?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân khiến da bé bị khô nhé!
Khi còn trong bụng mẹ, cục cưng của bạn được bao phủ bởi lớp màng màu vàng, được gọi vernix caseosa. Lớp phủ này được xem như màng chắn, giúp giữ ấm, cũng như bảo vệ bé trước sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp phủ này dần bong, khiến da trẻ khô khi tiếp xúc với quần áo, không khí, nước.
Da khô do trẻ bị mất nước
Trong điều kiện môi trường nóng nắng, trẻ nhỏ có xu hưởng mất nước rất nhanh. Điều này khiến da trẻ nứt nẻ, khô rát, thậm chí bong tróc.
Da bé nhạy cảm
Làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Do đó, việc bé tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp như sữa tắm, nước xả vải, phấn rôm,… thì khả năng bị kích ứng là rất cao.
Bé tắm quá lâu hoặc quá nhiều
Tắm quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến chất dầu tự nhiên trôi đi, nhất là khi tắm với nước nóng.
Trẻ bị ảnh hưởng bởi thời tiết
Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng bị khô nhiều hơn khi bước vào mùa đông. Đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng làn da, khiến da dễ bị khô rát, bong tróc.
Mắc các bệnh lý về da
Trẻ mắc các bệnh lý về da như chàm, vảy cá, viêm da cơ địa,… hậu quả làn da của bé sẽ trở nên khô rát, bong tróc hơn bình thường.
Bé bị khô da tắm lá gì?
Theo chuyên gia, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các vấn đề ở làn da trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh. Nước lá tắm có tác dụng làm sạch, loại bỏ cặn bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, một số loại lá còn có khả năng chữa các chứng bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, hăm tã, vảy nến, khô da,…. Các loại lá tắm tự nhiên rất an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Do đó, mẹ không phải lo ngại về các tác dụng phụ giống như các loại thuốc hay sản phẩm chăm sóc da.
Vậy bé bị khô da tắm lá gì? Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ:
Lá đinh lăng
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng chứa chất Flavonoid và Polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, ngăn ngừa khô da hiệu quả. Ngoài khả năng cấp ẩm, giảm tình trạng bong tróc da, tắm lá đinh lăng còn giúp tăng đề kháng da, ngăn chặn các bệnh về da thường gặp như hăm da, viêm da cơ địa.
Mẹ có thể đun lá đinh lăng lấy nước, sau đó cho bé tắm 3 lần mỗi tuần sẽ giúp da bé khỏe hơn.
Lá tía tô
Nếu mẹ còn băn khoăn “bé bị khô da tắm lá gì?” thì lá tía tô là một gợi ý tốt nên tham khảo. Khi phân tích thành phần, các nhà khoa học nhận thấy lá tía tô có chứa rất nhiều glucoid và tanin. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. Vì vậy, việc tắm nước lá tía tô sẽ giúp tái tạo mô, phục hồi tổn thương da, cũng như phòng ngừa các bệnh như lở ngứa, rôm sảy, thủy đậu,…
Tía tô là loại lá được trồng nhiều và khá dễ tìm mua tại Việt Nam. Mẹ nên tắm cho bé bằng lá tía tô 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lá trà xanh
Trà xanh là một trong những loại lá tắm cho bé phổ biến nhất. Loại lá này chứa catechin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da và se lành vết thương. Bên cạnh đó, lá trà xanh còn có nhiều vitamin cùng khoáng chất thiên nhiên khác, cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho bé có làn da tươi sáng, mềm mại.
Bé bị khô da tắm lá gì? Mẹ có thể sử dụng lá trà xanh tắm cho bé 2 – 3 lần mỗi tuần. Lưu ý, mẹ nên chọn lá trà xanh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sâu bệnh hay bơm thuốc hóa học để đảm bảo an toàn cho bé.
Lá ngải cứu
Khi nhắc đến các loại tắm cho trẻ sơ sinh, không thể không kể đến lá ngải cứu. Loại lá này đem lại nhiều công dụng có ích cho sức khỏe và đời sống của con người. Trong ngải cứu có chứa vitamin B, vitamin C, chlorophyll, axit malic, glucose nên có thể dùng để làm trà hoặc thuốc mỡ bôi da, giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm da, ngứa da.
Khi tắm cho bé bằng lá ngải cứu, mẹ nên ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đun cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút. Mẹ nên hòa thêm với nước mát để có nước ấm cho bé tắm.
Lá kinh giới
Bé bị khô da tắm lá gì? Nhờ có nhiều hợp chất phenolic, lá kinh giới là loại lá tắm rất tốt cho bé. Nó giúp kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ làn da trước tác nhân gây hại như tia UV, ký sinh trùng và mầm bệnh. Tương tự như cách tắm các loại lá khác, khi tắm lá kinh giới, mẹ đun lấy nước và pha nguội với nước mát, sau đó tắm cho bé như bình thường.
Lá mướp đắng
Một trong những loại lá tắm cho bé tốt nhất đó là mướp đắng. Tắm lá mướp đắng Tắm lá mướp đắng giúp làm mát da, sạch da, ngăn ngừa rôm sảy, thủy đậu và một số bệnh da liễu khác. Bên cạnh đó, với khả năng kháng khuẩn cao, lá mướp đắng còn giúp tăng đề kháng da, cho da bé trắng hồng, mềm mại.
Lá cây sài đất
Lá cây sài đất có tác dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm da như mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nhọt, rôm sảy,… Có được hiệu quả này là nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm của lá sài đất mang lại.
Cách nấu lá sài đất tắm cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch lá, vò nát sau đó đun sôi với nước. Duy trì việc tắm lá cho bé trong 3 – 4 ngày, làn da bé sẽ mềm mại, dịu mát trở lại.
Những cách chăm sóc da khô cho bé khác
Ngoài việc quan tâm bé bị khô da tắm lá gì, mẹ có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc da khác:
Giảm số lần tắm cho bé
Tắm cho bé quá nhiều sẽ khiến làn da mất dần lớp dầu tự nhiên, dẫn đến tình trạng khô da. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều, khoảng 2 – 3 lần/tuần. Thời gian tắm kéo dài khoảng 5 phút. Trong những ngày còn lại, mẹ chỉ nên vệ sinh vùng kín và vùng da có nếp gấp như tay, chân, nách, bẹn.
Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ
Mẹ nên cho bé dùng sữa tắm dành riêng cho đối tượng trẻ nhỏ. Sữa tắm của người lớn có chứa chất tẩy lạnh nên không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Ngoài ra, khi tắm cho bé, mẹ nên cho thêm tinh dầu vào nước tắm để tăng khả năng dưỡng ẩm, giảm khô da.
Dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da. Vì vậy, sau khi tắm, mẹ có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da bé. Ngoài ra, có thể dùng máy giữ ấm không khí trong phòng bé, để cải thiện chất lượng không khí, nhất là vào mùa đông.
Lưu ý khi chăm sóc da bé khi bị khô
Đến đây hẳn mẹ đã biết bé bị khô da tắm lá gì? Vậy trong quá trình chăm sóc da cho bé, mẹ cần lưu ý những gì?
- Không tắm cho bé bằng nước quá nóng. Với làn da mỏng mạnh của bé, mẹ nên dùng nước sôi pha với nóng mát để tắm cho bé.
- Không nên dùng quạt sưởi khi tắm cho bé. Điều này khiến da bé càng khô hơn
- Sử dụng dầu tắm hoặc kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên. Trong quá trình dùng, nếu da bé xuất hiện tình trạng nổi mẩn hay khô hơn thì nên ngừng ngay
- Không nên dùng khăn giấy, dầu massage, dầu tắm gội có chứa mùi thơm. Những sản phẩm này có nguy cơ gây kích ứng mạnh đối với da bé bị khô
- Cho bé uống nhiều nước để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh
- Giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
- Nên cho bé đeo bao tay, tất vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da của con
Trên đây là giải đáp “bé bị khô da tắm lá gì?”. Hy vọng những sẻ này sẽ hữu ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!