Nội dung chính

Bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh khỏi?

Thời tiết vào mùa, dễ bùng phát dịch bệnh, trong đó phổ biến nhất là tay chân miệng. Vậy bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh chóng khỏi? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia nhé!

Vào mùa, bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh khỏi?
Vào mùa, bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh khỏi?

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

Bé bị tay chân miệng phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện của căn bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Bệnh được chia ra làm 4 phân độ, với mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến nặng. Trường hợp bệnh nhẹ (cấp độ 1), trẻ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ để giúp trẻ nhanh chóng bình phục, đồng thời ngăn ngừa biến chứng.

Vậy bé bị tay chân miệng phải làm sao? Dưới đây là những gợi ý dành cho cha mẹ:

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ dễ bị sốt khi mắc tay chân miệng. Vì vậy, việc bổ sung nước cho trẻ là điều thực sự cần thiết. Ngoài ra, uống nước cũng giúp làm dịu họng, giảm đau vết loét ở miệng hiệu quả.

Mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, sữa và các nước trái cây, đặc biệt là nước dừa. Thức uống này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất điện giải. Trẻ bị tay chân miệng uống nước dừa sẽ giúp bù nước và giảm đau trong miệng.

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu

Đặc trưng của tay chân miệng là những nốt ban, chúng lây lan nhanh và dễ dàng vỡ, tạo ra các vết loét khiến trẻ ăn uống khó khăn. Vậy bé bị tay chân miệng phải làm sao? Lời khuyên cho mẹ là nên ưu tiên nấu những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo loãng, súp, sữa,… cho bé. Các món ăn này rất dễ tiêu hóa và hấp thụ, từ đó giảm áp lực dạ dày, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên Cha mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, không thúc ép khiến trẻ sợ hãi, dễ nôn trớ. Nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ dễ ăn và hấp thụ tốt hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên duy trì cữ bú, chia thành nhiều lần để tránh tình trạng hạ đường huyết.

Một vài gợi ý giúp mẹ lên thực đơn cho bé dễ dàng là: súp tôm, cháo tôm, cháo sườn, cháo thịt băm, cháo trứng, cháo thịt bò, cháo thịt gà.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Trong thực đơn của bé bị tay chân miệng nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A, C, giúp tăng cường đề kháng và phòng chống virus, vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, các thực phẩm giàu kẽm cũng rất tốt cho thể trạng của bé. Chúng vừa có tác dụng cải thiện miễn dịch, vừa giúp làm lành vết thương, cho trẻ nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, bổ sung kẽm còn giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện các vấn đề về dinh dưỡng.

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Rau bí, rau dền, rau muống, rau ngót, tôm, gan lợn, thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Chanh, cam, đồ chua, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ, kiwi, ổi, bưởi,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Rau chân vịt, nấm, cà rốt, hành tây, khoai lang, giá đỗ, hạnh nhân, đậu xanh, cua, sò, hàu, lòng đỏ trứng, thịt gia cầm, thịt lợn nạc, thịt bò,…

dam bao dinh duong cho tre

Hạ sốt đúng cách

Bé bị tay chân miệng phải làm sao? Với những trường hợp sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ nhiệt cho trẻ càng sớm, càng tốt. Bạn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, hoặc sử dụng paracetamol (sốt trên 38.5 độ C). 

Vệ sinh, cách ly an toàn

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác. Khi chăm sóc trẻ, bạn cần mang khẩu trang, rửa tay sau khi tiếp xúc để hạn chế lây lan.

Hướng dẫn vệ sinh và cách ly an toàn cho trẻ bị tay chân miệng
Hướng dẫn vệ sinh và cách ly an toàn cho trẻ bị tay chân miệng
  • Lau người, tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm để tránh nhiễm khuẩn
  • Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối. Điều này có tác dụng giảm viêm loét, giúp tổn thương nhanh lành
  • Thay mới quần áo, tã lót cho trẻ thường xuyên. Những đồ dùng này của trẻ cần được luộc nước sôi trước khi giặt
  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với các thành viên khác trong nhà

Cách chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ ngay tại nhà

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng không phải là một bệnh lý mới, nhưng vẫn nhiều phụ huynh mắc phải những sai lầm khi chăm sóc trẻ. Dưới đây là những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ:

  • Hạn chế tắm rửa, quấn kín người sẽ càng nhanh khỏi: Tay chân miệng gây nổi ban, chúng khiến trẻ ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu. Thậm chí, những nốt ban này còn chứa bọng nước, có thể vỡ bất cứ lúc nào. Việc kiêng tắm và ủ kín người sẽ càng khiến tổn thương thêm trầm trọng, thậm chí gây nhiễm trùng da, khiến bệnh lâu khỏi hơn
  • Trẻ ở nhà thì không bị tay chân miệng: Trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc do tiếp xúc với người lớn. Bố mẹ hoàn toàn có thể mang bệnh về cho con, nếu không vệ sinh, khử trùng đúng cách
  • Tự ý xức thuốc lên da: Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ thường sử dụng thuốc xanh bôi lên vùng da cho trẻ. Việc làm này không được khuyến khích, bởi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, khi bôi thuốc sẽ che đi dấu hiệu trên da, khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bên cạnh “bé bị tay chân miệng phải làm sao?”, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc về các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần nhập viện ngay. Tiêu chuẩn nhập viện của bệnh tay chân miệng là:

Cấp độ 1:

  • Sốt trên 39 độ C, kéo dài trên 3 ngày
  • Trẻ nôn ói nhiều
  • Trẻ ngủ gà
  • Bạch cầu máu > 17.000 tế bào/mm3

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Cách nhận biết và điều trị

Độ 2: Cần nhập viện điều trị

Độ 3 và độ 4: Cần nhập viện và điều trị tích cực

Trên đây là giải đáp “bé bị tay chân miệng phải làm sao?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ mang đến cho cha mẹ những kiến thức hữu ích, giúp chủ động xử lý và phòng ngừa bệnh tay chân miệng khi vào mùa cho trẻ.

Chia sẻ bài viết này