Nội dung chính

Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ

Tại Việt Nam, số ca bệnh nhi mắc tay chân miệng có xu hướng tăng dần theo các năm. Để giúp phụ huynh phát hiện và kịp thời chăm sóc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Cùng theo dõi nhé!

Nhận biết dấu hiệu qua hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ
Nhận biết dấu hiệu qua hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng nhẹ. Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng loét miệng và nổi mụn nước trên bàn tay và bàn chân. Bệnh gây bởi các loại virus khác nhau, nhưng thường gặp nhất là do virus Coxsackievirus A16 và virus Enterovirus 71 (EV71). Vì tay chân miệng có thể do các loại virus khác nhau gây ra nên trẻ em có thể bị nhiều hơn một lần.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Dịch tay chân miệng thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu, bệnh rất dễ lây lan giữa các nhóm trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Con đường lây lan chính của tay chân miệng là qua hắt hơi, ho hoặc chạm vào chất lỏng bên trong mụn nước. Ngoài ra, virus cũng tồn tại trong phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Trẻ bị tay chân miệng rất dễ lây cho đến khi hết mụn nước. Và thậm chí vài tuần sau khi các triệu chứng biến mất, virus vẫn có thể lân lan nếu trẻ tiếp xúc với phân của trẻ đã mắc bệnh.

Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Virus tay chân miệng lây nhiễm cho trẻ từ 4 – 6 ngày trước khi các triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Con bạn có thể bị sốt nhẹ trong một hoặc hai ngày trước khi các triệu chứng khác xuất hiện. Vết loét miệng nhỏ thường xuất hiện đầu tiên trên má, lợi và hai bên lưỡi. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn ở miệng và cổ họng nên thường bỏ ăn hoặc từ chối bú sữa. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị đau đầu, đau bụng, đau cơ hoặc buồn nôn.

Dưới đây là những hình ảnh nốt chân tay miệng ở trẻ cho ba mẹ dễ dàng nhận biết:

Các mụn nước nhỏ cũng xuất hiện trên bàn tay và bàn chân, thường là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
Các mụn nước nhỏ cũng xuất hiện trên bàn tay và bàn chân, thường là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
Nốt phát ban có thể vỡ, lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể, hoặc lây cho trẻ khác nếu chạm phải
Nốt phát ban có thể vỡ, lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể, hoặc lây cho trẻ khác nếu chạm phải
Bọng nước xuất hiện ở niêm mạc lưỡi khiến trẻ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống
Bọng nước xuất hiện ở niêm mạc lưỡi khiến trẻ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống
Các mụn nước và vết loét thường khỏi sau 7 - 10 ngày
Các mụn nước và vết loét thường khỏi sau 7 – 10 ngày

4 phân độ tay chân miệng ở trẻ em giúp mẹ nhận biết

Phân biệt hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em với thủy đậu

Cha mẹ thường hay nhầm lẫn tay chân miệng với thủy đậu, bởi hai bệnh lý này thường có biểu hiện bên ngoài khá giống nhau. Dưới đây khác biệt của bệnh tay chân miệng và thủy đậu:

Triệu chứng nốt ban

Theo hình ảnh bé bị tay chân miệng, các nốt ban thường chỉ xuất hiện ở một số vùng da nhất định, như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông và khuỷu tay. Đặc biệt, nếu nốt ban xuất hiện ở miệng và họng sẽ gây ra tình trạng loét, gây ngứa và đau. Nốt ban do tay chân miệng có màu đỏ, sau đó tiến tiển thành mụn nước vòm dầy.

Trong khi đó, các nốt ban do thủy đâu gây ra có sự khác biệt rõ rệt. Nốt ban khởi phát bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Chúng có đặc điểm là màu đỏ, ban đầu nổi sần rồi thành mụn nước mỏng, lõm giữa. Nốt bọng nước này gây đau, rát, ngứa và rất khó chịu. 

Hình ảnh trẻ bị chân tay miệng bên trái và bị thủy đậu là bên phải
Hình ảnh trẻ bị chân tay miệng bên trái và bị thủy đậu là bên phải

Thời điểm bùng dịch

Ngoài biểu hiện bên ngoài, dựa vào thời điểm bệnh dịch bùng phát, mẹ cũng có thể phân biệt hai loại bệnh này. Theo đó, bệnh tay chân miệng thường bùng phát hàng năm vào 2 đợt, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11. Trong khi đó, bệnh thủy đậu chủ yếu xảy ra vào mùa đông.

Con đường lây nhiễm

Bệnh thủy đậu lây qua dịch tiết họng, mũi do người bệnh ho hoặc hắt xì. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thủy đậu nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mụn nước. Trong khi đó, con đường lây bệnh tay chân miệng chủ yếu là qua miệng hoặc tiếp xúc với nước bọt/mụn nước/phân của trẻ bị bệnh.

Phương pháp chăm sóc bệnh tay chân miệng hiệu quả

Dựa vào hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Từ đó có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Mặc dù bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị, nhưng Fitobimbi có thể gợi ý cho bạn một số cách để giúp trẻ thoải mái hơn:

  • Hạ sốt: Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về các loại thuốc hạ sốt thích hợp, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Nên cho trẻ uống thước nửa giờ trước giờ ăn để giúp ngăn ngừa được tác dụng phụ của thuốc
  • Bổ sung chất lỏng: Hãy đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đủ nước, bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hoặc nếu trẻ lớn hơn thì có thể bổ sung nước và các loại thức uống trái cây tươi. Nếu bé khóc mà không chảy nước mắt hoặc có biểu hiện tiểu ít, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị
  • Nghỉ ngơi: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu kỉnh, đặc biệt là khi bị nhiệt miệng. Vì vậy, hãy ôm ấp, động viên và cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối để sớm bình phục
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm: Nếu việc ăn uống khiến trẻ đau đớn, khó chịu, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm trong vài ngày. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chứa nhiều axit (chanh, cam, bưởi,…)
  • Vệ sinh sạch sẽ: Súc miệng thường xuyên, vệ sinh chân tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sin. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không nên kiêng tắm cho bé. Trẻ cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, ngăn ngừa viêm nhiễm, đồng thời đây còn là cách hạ sốt hiệu quả

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Tay chân miệng là bệnh lý khá lành tính, tuy nhiên nếu chủ quan, trẻ có thể có nguy cơ gặp biến chứng. Bởi vậy, nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện càng sớm, càng tốt nhé!

  • Trẻ loạng choạng, không tự đứng lên được
  • Triệu chứng trở nặng, kéo dài hơn 3 ngày không khỏi
  • Trẻ bị nôn liên tục, mất nước, không đi tiểu trong 6 giờ
  • Sốt cao hơn 38 độ C với trẻ sơ sinh và 40 độ với trẻ nhỏ
  • Phân lẫn máu

Biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Thực hành vệ sinh tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bệnh này:

  • Điều quan trọng là phải trau dồi thói quen vệ sinh tay đúng cách từ khi còn nhỏ. Bạn và con bạn nên xây dựng thói quen vệ sinh tay đúng cách trước khi dùng bữa và sau khi đi vệ sinh
  • Đừng quên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi vì điều này có thể giúp giảm sự lây lan của vi rút
  • Cách ly trẻ với người đang bị bệnh
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, thìa, bát, chén,…
  • Không để trẻ mút tay hoặc ngậm đồ chơi
  • Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ

Bạn nên nhớ rằng trẻ mới biết đi chưa hiểu khái niệm về vệ sinh vì vậy cha mẹ, người chăm sóc trẻ và thậm chí cả giáo viên mầm non nên quan tâm nhiều hơn để rèn luyện thói quen vệ sinh đúng cách. Nếu con bạn lớn hơn, chúng có ý thức hơn về các hành động của mình và có thể tự chủ hơn trong việc vệ sinh của mình. Điều quan trọng là đảm bảo rằng họ tiếp tục thực hành những thói quen này.

Trên đây là những thông tin về hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết và chăm sóc bé kịp thời.

Chia sẻ bài viết này