Nội dung chính

10 nguyên nhân trẻ biếng ăn và 8 giải pháp khắc phục

Nắm rõ nguyên nhân trẻ bị biếng ăn sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Hãy cùng Fitobimbi điểm qua 10  thủ phạm chính gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Kết quả điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2022 cho thấy, tỉ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam là khoảng 30-40%. Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong số đó bao gồm:

1. Bé thiếu chất khi còn trong bụng mẹ

Khi còn trong bụng của mẹ, thai nhi nhận chất dinh dưỡng liên tục thông qua nhau thai. Vì thế, nếu mẹ cung cấp thiếu sắt, canxi, DHA, vitamin trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai. Kết quả là bé sinh non, thiếu cân, dẫn tới lười bú.

Suy dinh dưỡng bào thai là nguyên nhân trẻ bú kém
Suy dinh dưỡng bào thai là nguyên nhân trẻ bú kém

2. Chế độ ăn không phù hợp

Một chế độ ăn không hợp cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Cụ thể:

  • Thực đơn lặp lại: Ăn đi ăn lại một vài món ăn sẽ làm con thấy nhàm chán, không kích thích được vị giác dẫn đến biếng ăn. Do đó, để con ăn ngon, trộm vía mẹ cần thay đổi các loại thực phẩm, đan xen món mới, món cũ kết hợp trang trí bắt mắt để bé hào hứng.
  • Món ăn không hợp khẩu vị: Trẻ nhỏ cơ bản chưa ý thức được lợi ích của các món ăn. Con chủ yếu ăn theo sở thích. Do đó, mẹ cần thay đổi nhiều loại thực phẩm, kết hợp quan sát để hiểu khẩu vị của con. Có nhiều trường hợp mẹ thấy ngon nhưng trẻ lại không hợp tác. Với trường hợp này tuyệt đối không được thúc ép khiến con sợ hãi.
  • Nhiều bữa phụ khiến bữa chính lười ăn: Khẩu phần ăn không cân đối, cho bé ăn vặt quá nhiều cũng sẽ khiến trẻ lười ăn. Các món ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ và chất tạo ngọt nên dễ gây no. Điều này không tốt cho sức khỏe và khiến tình trạng biếng ăn trở nên nghiêm trọng.
  • Chế độ ăn thiếu chất: Thực đơn không đủ dinh dưỡng, nhất là các chất cần cho vị giác như sắt, kẽm, canxi cũng sẽ khiến trẻ lười ăn hơn.

3. Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc muộn

Thời điểm vàng để trẻ tập ăn là 6 tháng tuổi. Đây là lúc hệ tiêu hóa của con đã khá hoàn thiện, sẵn sàng làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc muộn có thể là nguyên nhân gây biếng ăn. Ăn dặm sớm khiến con dễ thiếu hụt vitamin nhóm B, làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, trẻ có nguy cơ táo bón, hấp thu kém, dẫn tới chướng bụng, đầy hơi.

Ngược lại nếu cho ăn dặm muộn, khả năng nhai nuốt kém sẽ hình thành tâm lý sợ hãi trong mỗi bữa ăn dẫn đến chứng biếng ăn, chậm tăng cân kéo dài.

Ăn dặm sai thời điểm khiến trẻ biếng ăn
Ăn dặm sai thời điểm khiến trẻ biếng ăn

4. Bé đang trong giai đoạn khủng hoảng

Một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn phổ biến là do thay đổi sinh lý. Những thay đổi này chủ yếu xuất hiện ở thời kỳ chuyển giao, khi bé có bước phát triển vượt bậc chẳng hạn như tập lẫy, tập bò, tập ngồi, tập đứng,… Người ta gọi đây là giai đoạn biếng ăn sinh lý. Thường thì biếng ăn sinh lý sẽ chỉ kéo dài trong vòng 1-2 tuần. Sau đó trẻ sẽ ăn uống trở lại vì thế mẹ không cần quá lo lắng.

5. Trẻ đang bị bệnh

Bên cạnh biếng ăn sinh lý, trẻ còn có thể biếng ăn bệnh lý. Việc mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan; đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột đều có thể khiến bé lười ăn. Nguyên nhân là bởi khi bị bệnh, hàm lượng vitamin và khoáng chất mất đi kèm theo đó cơ thể mệt mỏi sẽ làm các bé chán ăn. Chưa kể đến việc dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh gây ra tình trạng loạn khuẩn, tổn thương tiêu hóa.

6. Do tâm lý sợ ăn

Biếng ăn do tâm lý là tình trạng phổ biến ở trẻ em Việt. Tình trạng này xảy ra khi bố mẹ thường xuyên la mắng, quát nạt, ép ăn, khiến trẻ sợ hãi, xuất hiện cảm xúc không tốt với đồ ăn và nảy sinh tâm lý trốn bữa. Nếu để kéo dài rất khó khắc phục và có thể dẫn tới biếng ăn bệnh lý do bé thiếu chất. Vì vậy để con không rơi vào tình huống này bố mẹ cần phải thay đổi cách thức cho các bé ăn.

Biếng ăn tâm lý ở một số bé do cha mẹ ép ăn nhiều
Biếng ăn tâm lý ở một số bé do cha mẹ ép ăn nhiều

7. Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất

Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất nhất là kẽm và selen cũng là “thủ phạm” hàng đầu gây ra biếng ăn ở trẻ. Bởi đây là hoạt chất tham gia hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu, cải thiện vị giác để bé ăn ngon.

Ngoài kẽm và selen thì trẻ thiếu sắt, lysine, vitamin nhóm B cũng có thể gặp tình trạng này. Tuy nhiên nếu được bổ sung kịp thời tình trạng biếng ăn sẽ được cải thiện.

8. Thiếu vận động

Vận động là một trong những cách đốt cháy calo, tiêu hao năng lượng, kích thích các bé thèm ăn. Ở những bé lười vận động tình trạng biếng ăn thường xuyên xảy ra. Khi thiếu vận động trẻ có cảm giác uể oải, mệt mỏi, không cần ăn do đầy bụng. Với trường hợp này mẹ cần cho bé hoạt động nhiều hơn để giúp tiêu hao năng lượng, kích thích cảm giác đói bụng, giúp bé ăn ngon, ăn nhiều.

9. Biếng ăn bẩm sinh

Mặc dù không nhiều nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng có 5% số trẻ biếng ăn là do bẩm sinh. Với những bé này ngay từ khi chào đời đã thích ngủ, chơi nhiều hơn là ăn. Đa phần những bé biếng ăn tâm lý thường có người thân mắc bệnh mãn tính như viêm khớp, suy thận, xơ gan, viêm đại tràng,…

10. Bố mẹ cho bé ăn không đúng cách

Một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình khiến trẻ lười ăn. Cụ thể:

Vừa ăn vừa xem điện thoại khiến bé không tập trung vào bữa

  • Cho trẻ ăn uống tùy hứng không theo giờ giấc cố định. Lâu dài khiến con không quan tâm đến bữa chính.
  • Cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại khiến con mất tập trung, ăn chậm, ăn ít
  • Cho bé ăn riêng mà không cho ăn cùng gia đình. Bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm nhận được không khí vui vẻ, ấm cúng của bữa ăn gia đình.

Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Biếng ăn sẽ khiến cân nặng của bé ảnh hưởng. Kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng phát triển chiều cao, gây ra rối loạn tăng trưởng. Trẻ dễ mắc bệnh cấp và mãn tính do sức đề kháng suy giảm. 

Theo các chuyên gia, những trẻ biếng ăn không được cung cấp đầy đủ, đa dạng về chất dinh dưỡng. Trẻ không đủ năng lượng và các hoạt chất như protein, calcium, magie, sắt, kẽm, vitamin C ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm vóc. Biếng ăn cũng là nguyên nhân gây thiếu máu, khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ,…

Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn gây nhiều lo lắng, căng thẳng cho bậc phụ huynh. Vì vậy ngay khi bé có dấu hiệu chán ăn mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Giải pháp can thiệp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Tùy vào nguyên nhân trẻ biếng ăn mà các giải pháp can thiệp có thể khác nhau. Cụ thể:

Cho bé ăn cùng gia đình để con hứng thú hơn

  1. Kiểm tra dấu hiệu bất thường ở trẻ để loại trừ biếng ăn bệnh lý. Ví dụ như sốt, đầy bụng, khó tiêu hay các triệu chứng bất thường. Kiểm tra thay đổi về tâm trạng bé trong thời gian gần đây chẳng hạn như hay khóc, dỗi, buồn bực. Nếu xác định biếng ăn không phải do bệnh hoặc tâm lý, bố mẹ cần thay đổi cách chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn để con vượt qua giai đoạn này.
  2. Món ăn cho bé nên đa dạng cả về nguyên liệu, lẫn cách chế biến. Thực phẩm tươi ngon, dừng luôn trong ngày, hạn chế hâm đi hâm lại nhiều lần
  3. Mẹ nên tìm hiểu nhu cầu, sở thích, khẩu vị của con để có cách nấu phù hợp
  4. Trang trí món ăn bắt mắt, sinh động cũng làm trẻ thấy hứng thú và ăn ngon hơn
  5. Mẹ có thể bổ sung sữa chua, trái cây vào các bữa phụ. Điều này sẽ cung cấp lợi khuẩn, vitamin, kích thích vị giác của bé.
  6. Tuyệt đối nói không với việc vừa ăn vừa xem tivi điện thoại. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài 30 phút, không tìm mọi cách để ép bé ăn.
  7. Vào bữa nên cho bé ăn cùng với gia đình. Lúc ăn nên khen ngợi, khuyến khích để bé hứng thú hơn.
  8. Định kỳ nên cho bé đi xét nghiệm vi chất để xem có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay không. Có thể tiến hành bổ sung sắt, kẽm theo liều dự phòng khi cần.

Lời kết:

Xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn là bước đầu tiên và quan trọng nhất để cải thiện được tình trạng này. Đây được coi là hành trình dài, đòi hỏi kiên nhẫn và sự quan tâm tỉ mị của mẹ cho bé. Để con ăn ngon và tăng cân đều mẹ hãy biến mỗi bữa ăn là một cuộc trải nghiệm đầy thú vị nhé.

Chia sẻ bài viết này