Nội dung chính

7 cách chữa đau bụng ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

Đau bụng tưởng chừng là triệu chứng rất bình thường, nhưng khiến khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon và ngủ không yên giấc. Vậy cách chữa đau bụng ở trẻ em là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

7 cách chữa đau bụng ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả
7 cách chữa đau bụng ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

Triệu chứng đau bụng ở trẻ

Trẻ đau bụng do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: nhiễm virus, vi khuẩn, ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh dễ gây nguy cơ loạn khuẩn. Ngoài ra, đau bụng cũng là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến ổ bụng nên cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Triệu chứng đau bụng của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, lưng ưỡn, mặt cau có, khó chịu. Trẻ lớn hơn sẽ than phiền với cha mẹ về tình trạng của mình. Đôi khi, trẻ có thể mô tả được vị trí và mức độ đau. Mặc dù không phải lúc nào cũng chính xác nhưng điều này giúp cha mẹ có thể nhận biết sớm được tình hình để chủ động với các biện pháp chăm sóc.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm không?

Hầu hết các trẻ sơ sinh đau bụng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, không vì vậy mà cha mẹ chủ quan, bởi đôi khi đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nếu cơn đau bụng xảy ra nhiều hơn 1 lần 1 tuần hoặc có dấu hiệu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thì việc cho trẻ đi khám là điều cần thiết. 

Dưới đây là dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần chú ý:

  • Buồn nôn, nôn ói: Trẻ sơ sinh bị đau bụng thường đi kèm với triệu chứng nôn. Nếu trẻ nôn liên tục trong 24 giờ, nôn ra dịch màu xanh và vàng thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện

Trẻ đau bụng buồn nôn, nguy hiểm “rình rập” sức khỏe trẻ

  • Trẻ bị tiêu chảy: Trẻ đại tiện nhiều, có biểu hiện mất nước, phân có mùi tanh
  • Trẻ bị sốt: Trẻ bị đau bụng có thể sốt hoặc không. Đôi khi, trẻ đau bụng không sốt nhưng tình trạng lại nguy hiểm hơn
  • Một số dấu hiệu khác: Bé có hiện tượng vàng da, đau nhức các khớp, khó thở khi ngủ

Cách chữa đau bụng ở trẻ em

Cơn đau bụng làm bé uể oải, ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Điều này khiến bậc làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ bị đau bụng phải làm sao? Cùng tìm hiểu các giải pháp dưới đây nhé!

Massage bụng cho bé

Massage bụng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Tăng tuần hoàn cơ thể, kích thích quá trình đào thải phân và khí dư, giúp trẻ hết chướng hơi, đầy bụng
  • Giảm đau bụng do táo bón
  • Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng
  • Tốt cho vùng cơ bụng, giúp trẻ săn chắc, khỏe mạnh
  • Tăng tốc độ đào thải độc tố và hỗ trợ trao đổi chất
Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé

Mẹ có thể massage cho bé bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng, theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút. Lặp lại động tác 2 – 3 lần mỗi ngày để trẻ sớm bình phục.

Chườm nước ấm

Tương tự như cách chữa đau bụng ở trẻ em kể trên, chườm nước ấm cũng giúp tăng tuần hoàn cơ thể, kích thích tiêu hóa, giảm đau nhanh chóng. Mẹ hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn ấm, áp lên vùng bụng, nơi bé cảm thấy đau. Giữ khăn trong vòng 15 phút và lặp lại vài lần mỗi ngày.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cách trị đau bụng ở trẻ em tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chứa nhiều chất tạo ngọt. Ngoài ra, các loại nước có gas, nước trái cây đóng hộp cũng dễ khiến cơn đau bụng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy tăng cường thêm rau xanh, trái cây tươi, uống nước đầy đủ mỗi ngày để làm dịu chiếc bụng của bé. Mẹ nên ưu tiên nấu cho bé các món ăn mềm, dễ tiêu để giảm áp lực cho dạ dày, chẳng hạn như cháo, bột, súp,…

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé

Cho bé vận động ngoài trời

Một cách chữa đau bụng ở trẻ em khác là cho bé vận động ngoài trời. Cha mẹ có thể cùng bé đi bộ hoặc tham gia các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đạp xe, đánh cầu lông, bơi lội,… Vận động không chỉ giúp phát triển thể chất, nâng cao sức đề kháng mà hỗ trợ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh.

Qua đó giúp trẻ tránh được các rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… Tuy nhiên, bạn cũng nên nhắc nhở trẻ không nên chạy nhạy quá sức, nhất là sau khi ăn.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng ở trẻ em

Bên cạnh cách trị đau bụng cho trẻ sơ sinh kể trên, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sau:

Sữa chua

Khi trẻ bị đau bụng, mẹ có thể cho con ăn sữa chua vào bữa phụ. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, trẻ ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp tăng sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn đường ruột. Chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng, cho phép cơ thể hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn.

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là cách chữa đau bụng ở trẻ em khá hiệu quả. Hoa cúc sở hữu nhiều lợi ích, ngoài tác dụng an thần, nó còn có khả năng chống viêm, tăng thư giãn, giúp trẻ quên đi cơn đau bụng.

Mật ong

Trị đau bụng bằng mật ong là bài thuốc đơn giản mà mang lại hiệu quả khá cao. Nó giúp làm dịu bụng, kích thích tiêu hóa và chống viêm. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho con sử dụng mật ong, bởi nó có nguy cơ gây ngộ độc.

Khi nào trẻ đau bụng cần đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp đau bụng ở trẻ có thể cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:

  • Bé tiêu chảy liên tục, trong phân có dính vệt máu
  • Bé sốt cao, trên 38 độ C trở lên
  • Bé không chịu ăn, không tăng cân đúng chuẩn
  • Bé buồn nôn, nôn trớ
  • Bụng bé căng chướng, sờ vào thấy cứng
  • Bé đau bụng kéo dài, không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng
  • Bé đau bụng dữ dội phần dưới bên phải. Rất có thể là cơn đau do viêm ruột thừa. Trường hợp này cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời, bởi chậm trễ có thể đe dọa tới tính mạng

Những lưu ý khi chữa đau bụng cho trẻ

Bên cạnh áp dụng cách chữa đau bụng ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ
  • Tăng cường bổ sung nước cho bé. Mẹ có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội, sữa không chứa lactose. Trường hợp bé đau bụng do tiêu chảy có dấu hiệu mất nước cần bổ sung thêm dung dịch Oresol
  • Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé khi vô tình đưa tay lên miệng, mắt,… Vì vậy, mẹ cần vệ sinh răng miệng, chân tay và tắm cho bé thường xuyên
  • Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi. Lưu ý, tránh cho bé ăn những loại trái cây có tính axit mạnh như chanh, cam,…
  • Không nên cho trẻ ăn quá no. Mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Tránh xa những thực phẩm mang mầm bệnh. Chế biến thức ăn cho trẻ trong điều kiện đảm bảo vệ sinh.
  • Mẹ cần biết bé dị ứng với loại đồ ăn, thức uống gì để tránh

Trên đây là một số cách chữa đau bụng ở trẻ em. Cha mẹ tuyệt đối không cho bé uống thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào khi chưa biết rõ nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên hữu ích.

Chia sẻ bài viết này