Nội dung chính

3 cách rơ lưỡi bằng lá hẹ hiệu quả bất ngờ

Rơ lưỡi bằng lá hẹ là phương pháp vệ sinh răng miệng được nhiều mẹ Việt truyền tai. Vậy thực hư “mẹo vặt” này thế nào? Các bước rơ lưỡi bằng lá hẹ thực hiện ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Fitobimbi để có đáp án chi tiết mẹ nhé.

Tác dụng của việc rơ lưỡi bằng lá hẹ

Trước khi tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh mẹ cần nắm rõ lợi ích của việc làm này. Theo chuyên gia, lá hẹ có chứa rất nhiều thành phần kháng sinh như Allicin, Sulfit, Odorin,… có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Các thành phần này đều là “kháng sinh tự nhiên” nên không gây tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, đây là phương pháp an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Việc dùng lá hẹ rơ lưỡi sẽ giúp các bé tiêu diệt nhanh chóng nấm miệng, vi khuẩn đồng thời hạn chế các bệnh như tưa lưỡi, viêm nướu, sún răng,… Không chỉ thế, ngoài việc chống viêm, kháng khuẩn thảo dược này còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và giúp bé cảm thấy dễ chịu trong giai đoạn mọc răng sữa.

Mẹ có thể dùng lá hẹ rơ nướu để tránh sốt khi trẻ mọc răng. Theo nhiều báo cáo y khoa, nhờ có tác dụng sát trùng, chống viêm nên lá hẹ thường được sử dụng để tránh viêm lợi, mọc răng và đau nhức răng,…

Mẹ nên rơ lưỡi lá hẹ cho bé khi nào?

Quá trình tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ mẹ cần nắm rõ thời gian và số lần rơ phù hợp cho con. Theo các chuyên gia, số lần rơ lưỡi của bé sẽ tùy thuộc vào việc trẻ bú mẹ hay dùng sữa ngoài. Nếu là sữa bột, mẹ cần làm việc này thường xuyên bởi đây là sữa chứa nhiều chất béo nên dễ đóng cặn trên lưỡi.

Việc rơ lưỡi của trẻ sẽ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi tuần 2-3 lần
  • Trẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài: Mẹ nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngày
  • Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi sau mỗi cữ bú. Tuy nhiên việc này nên thực hiện sau khi trẻ ợ sữa xong
Số lần rơ lưỡi bằng lá hẹ ở trẻ khác nhau
Số lần rơ lưỡi bằng lá hẹ ở trẻ khác nhau

Các cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé tại nhà

Hệ tiêu hóa của trẻ 5 tháng tuổi đã đủ mạnh nên mẹ có thể sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho con. Dưới đây là một vài cách vệ sinh răng miệng cho bé bằng lá hẹ tươi mà mẹ có thể tham khảo.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chín cho bé

Rơ lưỡi bằng lá hẹ chín sẽ giúp giảm mùi vị hằng. Đồng thời ở nhiệt độ cao, vi khuẩn bám trên lá hẹ sẽ bị loại bỏ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.

Chuẩn bị:

  • Lá hẹ tươi
  • Nước đun sôi
  • Miếng gạc rơ lưỡi

Cách làm:

  • Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Rửa sạch lá hẹ với nước sau đó cắt thành khúc nhỏ
  • Cho lá hẹ vào bát, đổ khoảng 100ml nước sôi, nấu 3-4 phút. Hoặc mẹ có thể cho lá hẹ vào nồi nấu cùng 100ml nước
  • Dùng thìa nghiền nát lá hẹ rồi lọc lấy dịch
  • Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trở, thấm đẫm dịch chiết lá hẹ và rơ lưỡi nhẹ nhàng cho con

Mẹo rơ lưỡi để mọc răng không sốt bằng lá hẹ xay nhuyễn

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ xay nhuyễn là cách làm hiệu quả. Nước hẹ giúp trẻ mọc răng không sốt do còn giữ nguyên đặc tính trong các thành phần dược liệu. Tuy nhiên, lá hẹ sống có mùi hơi hăng nên sẽ khiến trẻ khó chịu, vùng vằng và không hợp tác với mẹ.

Chuẩn bị:

  • 50g lá hẹ tươi
  • Nước ấm đun sôi
  • 1 miếng gạc rơ lưỡi
  • 1 khăn xô sạch

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá hẹ trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn sau đó rửa lại nước sạch
  • Cho lá hẹ cùng 50ml nước ấm vào máy xay nhuyễn
  • Sử dụng khăn xô sạch lọc lấy phần nước và bỏ cặn bã ra ngoài
  • Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm gạc với dịch chiết lá hẹ rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho con
Cách dùng lá hẹ xay nhuyễn rơ lưỡi cho con
Cách dùng lá hẹ xay nhuyễn rơ lưỡi cho con

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày

Dùng lá hẹ rơ nướu để tránh sốt cho trẻ mọc răng khi đủ 100 ngày được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên thực hiện khi bé tròn đủ 3 tháng 10 ngày mà thôi. Dưới đây là những nguyên tắc khi thực hiện cách rơ lưỡi này.

Xác định thời điểm bé tròn 100 ngày

Để việc rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày đạt hiệu quả cao mẹ cần xác định thời điểm chính xác con tròn 100 ngày tuổi. Theo đó, mẹ có thể dùng lịch đếm để đảm bảo độ chính xác.

Nếu bé sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên là ngày bé sinh. Trường hợp con sinh về đêm hoặc sắp hết ngày thì ngày đầu tiên khi tính 100 ngày sẽ là hôm sau.

Lá hẹ rơ lưỡi trai 7 lá, gái 9 lá

Ngoài việc xác định thời điểm con tròn 100 ngày tuổi mẹ còn phải đếm lá hẹ rơ lưỡi cho con. Theo như quan điểm dân gian, khi dùng mẹo này mẹ nên đếm đủ lá hẹ, trai sẽ dùng 7 lá, gái dùng 9 lá. Sau khi đếm đủ số lượng thì mang đi rửa nước sạch. Ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối khoảng 20 phút.

Tiếp tục giã nhỏ lá hẹ, vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi chấm vào nước cốt. Nhẹ nhàng chà lên vùng lợi của con là được.

Đếm số lá hẹ khi rơ lưỡi cho bé đủ 3 tháng 10 ngày
Đếm số lá hẹ khi rơ lưỡi cho bé đủ 3 tháng 10 ngày

Lưu ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Ngoài việc bỏ túi các cách rơ lưỡi bằng lá hẹ kể trên, mẹ còn cần phải lưu ý những điều dưới đây.

  • Mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ nên áp dụng với trẻ trên 5 tháng tuổi
  • Gạc rơ lưỡi chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng để đảm bảo an toàn
  • Không nên rơ lưỡi cho bé khi con đang nằm trên giường hay trên mặt phẳng
  • Mẹ nên rơ lưỡi cho bé ngày 1-2 lần cho tới khi con mọc răng đầy đủ
  • Vào thời gian đầu rơ miệng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu với mùi hăng nồng của lá hẹ. Vì vậy mẹ cần nhẹ nhàng để giúp cho bé cảm thấy dễ chịu
  • Mẹ nên thấm gạc qua nước muối sinh lý 0,9% trước khi thấm nước lá hẹ để vệ sinh lưỡi cho bé
  • Cho trẻ uống 1-2 muỗng nước trước và sau khi rơ lưỡi
  • Không tự ý dùng các loại dung dịch hay thuốc kháng sinh để rơ lưỡi cho bé trong thời gian dài

Trên đây là cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mà mẹ có thể tham khảo áp dụng. Để bé không sốt mọc răng và ngăn tưa lưỡi mẹ nên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ bài viết này