Con hay ốm vặt, cứ thay đổi thời tiết là uống đủ loại thuốc, thậm chí có nhiều bạn nhỏ “gắn bó” với phòng khám như một điểm đến quen thuộc. Vậy làm sao để ba mẹ thoát khỏi nỗi lo mang tên “con ốm”? Tăng đề kháng cho trẻ chính là lời giải cho ba mẹ! Cùng tìm hiểu các cách tăng sức đề kháng cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải tăng sức đề kháng cho trẻ em?
Sức đề kháng của cơ thể được ví như “lá chắn”, với khả năng bảo vệ và phòng chống sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chức năng bảo vệ cơ thể chưa được “kích hoạt” tối đa. Hậu quả là trẻ rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp.
Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ nhận được một phần đề kháng từ mẹ truyền sang nên được bao bọc rất kỹ càng. Nhưng sau khi chào đời, bé phải tự mình đương đầu với mọi thứ xung quanh, vì thế mối nguy hiểm luôn thường trực. Để bảo vệ con yêu những năm tháng đầu đời, mẹ cần “tiếp sức” bằng cách tăng cường đề kháng cho bé. Đây là việc làm vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển một cách tốt nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh xuất hiện nhiều dịch bệnh lạ như hiện nay.
Các cách tăng đề kháng cho trẻ
Dưới đây là các phương pháp được chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng để tăng sức đề kháng cho trẻ:
Cách tăng đề kháng cơ thể cho trẻ dưới 2 tuổi
Sữa non có trong sữa mẹ được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. CDC nhận định (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời có hệ miễn dịch phát triển tốt hơn, ít bị nhiễm trùng và dị ứng hơn so với các bé cai sữa từ sớm (Nguồn: CDC). Vì vậy, đối với các bé dưới 2 tuổi, sữa mẹ là yếu tố then chốt để con có hệ miễn dịch khỏe, hạn chế ốm vặt.
Cách tăng đề kháng cho trẻ trên 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi đã biết đi, biết chạy, rời xa vòng bảo vệ của ba mẹ nên nguy cơ nhiễm bệnh thường cao hơn. Do đó, các biện pháp tăng cường đề kháng cho bé không chỉ tập trung vào dinh dưỡng mà còn là những lưu ý trong chế độ sinh hoạt.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Hầu hết trẻ em cần ngủ liên tục từ 10 – 14 giờ mỗi ngày. Hãy tập cho trẻ thói quen tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng hoặc đọc sách trước khi đi ngủ để trẻ dễ vào giấc hơn. Một đứa trẻ tràn đầy năng lượng và được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ có sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
Tăng cường vận động cho trẻ
Tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng đối với thể lực của trẻ. Một giờ vui chơi hoạt động có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu đối với sức khỏe và tăng đề kháng cho bé. Hãy tập thể dục cùng bé hoặc cho bé chơi một môn thể thao cùng cả gia đình để tăng sự gắn kết và tạo thêm niềm vui cho bé nhé.
Ngoài ra, ba mẹ và bé nên có những hoạt động ngoài trời để con được hít thở không khí trong lành và tăng cường hấp thụ vitamin D. Hãy để trẻ tự do chơi đùa với các con vật, chạy chân trần trên cỏ và cứ để trẻ bẩn một chút cũng không sao. Bởi việc tiếp xúc với vi khuẩn sẽ giúp cơ thể có cơ hội thích nghi và đa dạng hóa các loại vi khuẩn có ích. Lưu ý là hãy đảm bảo trẻ rửa tay đúng cách khi kết thúc cuộc chơi nhé!
Bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ
Chú ý tới dinh dưỡng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ cực kỳ quan trọng mà ba mẹ cần ghi nhớ. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn một bữa ăn bảy sắc cầu vồng, tức là gồm nhiều trái cây và rau củ với đủ loại màu sắc. Các loại quả mọng, bông cải xanh, ớt chuông có màu sắc rực rỡ rất giàu chất chống oxy hóa. Cam và các trái cây cùng họ chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho trẻ, tạo hàng rào chống lại virus và vi khuẩn. Các loại rau lá xanh như rau chân vịt rất giàu sắt, giúp hỗ trợ sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể. Quả hạch, ngũ cốc, các loại hạt và đậu chứa acid béo Omega quan trọng. Trứng là một nguồn protein tuyệt vời và có thể bổ sung cho trẻ trong chế độ hàng ngày, với đa dạng cách chế biến.
Lưu ý, mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều đường và các loại đồ ăn vật trong bữa ăn của bé nhé!
Duy trì cho bé một đường ruột khỏe mạnh
Khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột. Nó có vai trò trung hòa bất kỳ chất gây hại thấy trên đường vào cơ thể. Do đó, tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa hệ miễn dịch khỏe mạnh, là chìa khóa phòng tránh bệnh tật, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Theo đó, phụ huynh nên tăng cường bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu probiotic giúp củng cố đường ruột và hỗ trợ lợi khuẩn phát triển. Sữa chua là một nguồn probiotic tuyệt vời mà mẹ có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày của cả gia đình.
Bổ sung vitamin và vi chất tăng cường đề kháng cho trẻ
Bên cạnh những cách tăng sức đề kháng cho trẻ kể trên, mẹ có thể tham khảo thêm một số vitamin và vi chất giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của trẻ. Dưới đây là những gợi ý cho các mẹ:
- Vitamin A: Bổ sung đầy đủ vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tuyến ngoại tiết, “lá chắn” bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Cơ thế thiếu hụt vitamin A sẽ tạo cơ hội lý tưởng cho vi khuẩn, virus, cũng như các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài tấn công
- Vitamin D: Vitamin D là thành phần không thể thiếu cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nó giúp tăng cường chức năng của đại thực bào và tế bào T. Từ đó thúc đẩy phản ứng miễn dịch, giúp phòng ngừa tránh được sự tấn công từ mầm bệnh
- Sắt, kẽm: Sắt và kẽm là hai trong số những vi chất quan trọng đối với cơ thể. Thiếu sắt ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu T – Lymphocytes. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, trẻ thiếu sắt thì hiển nhiên hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Trong khi đó, kẽm là yếu tố quan trọng giúp làm lành vết thương, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Thiếu kẽm, trẻ hay bị ốm vặt hơn so với trẻ bình thường
Thực tế cho thấy, thiếu sắt thường đi đôi với sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng kẽm và ngược lại. Vì vậy, để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ba mẹ nên bổ sung sắt, kẽm đồng thời cho bé. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm bổ sung sắt kẽm riêng biệt cho trẻ rất đa dạng. Nhưng lại hiếm có sản phẩm bổ sung đồng thời sắt kẽm đáp ứng nhu cầu dự phòng hàng ngày. Trong số ít đó, Fitobimbi Ferro C là một sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn và mách cho con dùng.
Cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu cách tăng sức đề kháng cơ thể cho trẻ, ba mẹ cũng cần quan tâm đến cách tăng đề kháng đường hô hấp.
Giúp ấm cơ thể và hệ hô hấp
Giữ ấm đường thở và cơ thể là điều vô cùng quan trọng để hệ hô hấp bé được khỏe mạnh. Nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh tăng cao. Theo đó, mẹ nên cho bé mặc áo ấm, giữ kín cổ họng, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và ăn đồ ấm nóng.
Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế tiếp xúc với virus và vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Hãy tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi, trước và sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
Trẻ nhỏ có thói quen hay đưa đồ chơi lên miệng, mặt,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công. Do đó, đồ chơi của trẻ cũng cần vệ sinh sạch sẽ bởi chúng có thể mang và lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, với trẻ đang trong khoảng trống miễn dịch, mẹ không cho bé dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn mặt, thìa, bát,…
Tiêm vắc xin phòng bệnh đường hô hấp
Đảm bảo tiêm chủng cho trẻ đầy đủ các mũi, đúng lịch, không bị gián đoạn là vô cùng quan trọng đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị hen suyễn và gặp phải bệnh lý mãn tính khác.
Vệ sinh mũi và dạy trẻ che miệng khi hắt hơi
Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp mẹ nên vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp giảm mức độ viêm nhiễm và lây lan của dịch bệnh, mang lại hiệu quả với trẻ mắc sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi hoặc sống trong môi trường khói bụi.
Ngoài ra, để tránh lây lan cho người khác, ba mẹ cần nhắc trẻ khi ho, hắt hơi phải che miệng và mặt hoặc sử dụng khăn tay.
Vệ sinh răng miệng và họng
Giữ gìn vệ sinh răng miệng và họng là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản mà hiệu quả. Đây được coi là “cửa ngõ” của đường hô hấp. Vì vậy nếu trẻ không súc miệng thời xuyên, vi khuẩn có thể dễ dàng nhập vào họng và gây viêm nhiễm. Theo đó, ba mẹ nên hướng dẫn bé chải răng đúng cách, sử dụng dung dịch nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.
Cắt móng tay thường xuyên
Tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật, do đó móng tay ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại có thói quen đưa tay lên miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Do đó, ngoài việc nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì với trẻ dưới 6 tuổi, ba mẹ nên chủ động cắt móng tay cho bé thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Sử dụng ly giải vi khuẩn để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua các chế phẩm ly giải vi khuẩn ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu. Đây phương pháp phối hợp giữa điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính,…
Trên thực tế, ly giải vi khuẩn là tập các mảnh vỡ tế bào đã loại bỏ các phần bên trong của vi khuẩn, chỉ giữ lại các mảnh vách tế bào cấu trúc Peptidoglycan. Khi sử dụng ly giải vi khuẩn hô hấp, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại vách tế bào vi khuẩn. Các kháng thể sinh ra có kháng thể tại chỗ, kháng thể toàn thân, kháng thể đặc hiệu và kháng thể không đặc hiệu. Tuy nhiên, dạng ngậm, kháng thể tại chỗ, IgA, mới tập trung đáng kể tại niêm mạc hầu họng để phòng bệnh hô hấp.
Một trong những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường ứng dụng thành công phương pháp này phải kể đến TPBVSK GS Imunostim Junior. Sản phẩm có chứa hỗn hợp ly giải vi khuẩn: chứa tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn. Giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản cho bé yêu.
Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và ít ốm vặt. Ngoài những lưu ý trong chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, ba mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ và bổ sung thêm các vi chất thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C,,… để bé khỏe mạnh, tăng đề kháng và ít ốm vặt.
Những điều NÊN và KHÔNG NÊN để tăng đề kháng cho trẻ:
NÊN | KHÔNG NÊN |
– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời – Ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. – Cho trẻ ngủ đủ giấc. – Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, rèn luyện cơ thể. – Bổ sung cho trẻ các loại vitamin và vi chất cần thiết. – Giúp ấm cơ thể, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. – Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ, súc miệng bằng dung dịch nước muối. – Đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin đúng lịch và đầy đủ các mũi. | – Lạm dụng thuốc kháng sinh. – Trẻ ăn quá nhiều đường, các thức ăn chứa dầu mỡ. – Tiếp xúc với khói thuốc, môi trường sống không lành mạnh. – Luôn cho trẻ ở trong nhà mà không cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. – Ba mẹ đặt nhiều kỳ vọng ở con, vô hình chung gây ra những áp lực cho trẻ, dẫn đến mất cân bằng nội tiết, từ đó làm cho hệ miễn dịch giảm. |