Nội dung chính

9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn

Cứt trâu là những mảng sần sùi trên da đầu ở trẻ sơ sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng chúng khiến da đầu trẻ bết dính, gây mất thẩm mỹ và phải mất khá nhiều thời gian để tự biến mất. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh. Cùng tham khảo nhé!

9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn
9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn

Nguyên nhân bé bị cứt trâu

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Phần lớn cho rằng, trẻ bị cứt trâu là do những lý do sau:

Tuyến bã nhờn nang lông

Khu vực da dầu là nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Bã nhờn tiết ra nhiều sẽ gây kết dính các tế bào chết, gây cản trở quá trình tái tạo tế bào mới. Từ đó hình thành các mảng da sần sùi trên da đầu, theo thời gian chúng sẽ trở nên khô cứng và sẫm màu.

Vấn đề vệ sinh

Do cơ thể bé còn mềm yếu nên nhiều mẹ không dám tác động mạnh khi tắm cho bé. Nhiều mẹ chỉ lấy khăn lau sơ qua người mà bỏ qua khu vực da dầu. Nếu khi tắm cho bé, mẹ không thường xuyên vệ sinh vùng đầu hoặc thực hiện không đúng cách thì chất bẩn sẽ tích tụ và làm bít tắc lỗ chân lông. Từ đó hình thành các mảng bám trên da dầu của bé.

Nguyên nhân cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Tiêu hóa kém

Các vấn đề về da thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêu hóa kém. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không hiệu quả, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ chất, nhất là vitamin và biotin. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn, hình thành các mảng bám trên da đầu.

Thời tiết nóng

Vào mùa hè, trẻ sơ sinh thường phải đội mũ để tránh nắng mỗi khi đi ra ngoài. Điều này cũng góp phần khiến da dầu trẻ hình thành cứt trâu. Bởi khi tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hiện tượng viêm da tiết bã nhờn.

Dấu hiệu nhận biết cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu hình thành những mảng bám màu vàng nằm rải rác hoặc tập trung thành một vùng trên da dầu. Trong một số trường hợp, cứt trâu còn đóng vảy ở mang tai và chân mày của trẻ. Dưới đây là dấu hiệu cứt trâu ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết dễ dàng:

  • Phần da đầu của bé xuất hiện những mảng vảy cứng màu vàng hoặc nâu sẫm
  • Các mảng bám này có xu hướng nứt và có vảy
  • Một số mảng vảy có hiện tượng bóng nhờn, dưới vảy đỏ ướt
  • Mang tai và chân mày có thể bị đóng vảy vàng
  • Vùng da có hình thành màng vảy này có hiện tượng bị rụng tóc
  • Bé cảm thấy khó chịu nên thường quấy khóc

Trẻ sơ sinh bị cứt trâu có sao không?

Khi thấy trên da đầu bé xuất hiện những mảng sần sùi, bất cứ cha mẹ nào cũng cảm thấy có chút hoảng sợ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn vô hại, không gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn vô hại
Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn vô hại

Cứt trâu là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 2 – 10 tuần tuổi. Hiện tượng này có thể tự biến mất khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ bị cứt trâu kéo dài đến năm 4 tuổi, thậm chí có thể bị tái phát khi bé đến tuổi dậy thì.

Thông thường, các mảng da sần sùi trên đầu không gây chút phiền phức nào cho bé. Mẹ cũng không cần phải dùng đến các biện pháp y khoa để loại bỏ chúng đi. Chỉ bằng những mẹo dân gian đơn giản là da đầu của bé đã sạch bóng rồi! Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, hiện tượng cứt trâu ở trẻ có xu hướng nặng và cần phải cần đến các loại dược phẩm chuyên khoa:

  • Tình trạng cứt trâu lan ra rộng và dày trên da đầu, da mặt của bé
  • Vùng da bị đóng vảy bị chảy máu
  • Vùng da bị đóng vảy có mùi lạ, khó chịu

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Sau đây là một số cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo nhé!

Gội đầu sạch sẽ

Gội đầu là một trong những cách hiệu quả giúp loại bỏ bớt bã nhờn thừa và tế bào chết trên da đầu. Đây là những thủ phạm hàng đầu gây nên cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi áp dụng cách trị này, mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

Gội đầu sạch sẽ
Gội đầu sạch sẽ
  • Sử dụng loại dầu gội chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Không nên dùng dầu gội của người lớn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại dầu gội phù hợp nhất
  • Dùng phần thịt ở đầu ngón tay để gội đầu cho bé. Massage nhẹ nhàng, tránh gây khó chịu hay làm đau bé
  • Mẹ nên cẩn thận không để xà phòng dính vào mắt bé
  • Không nên gội đầu cho bé quá nhiều lần trong ngày. Điều này có thể khiến da đầu bé bị khô và tình trạng cứt trâu trở nên tồi tệ hơn

Chải tóc cho bé

Sau khi đầu bé được gội sạch sẽ, mẹ có thể sử dụng chiếc lược chuyên dụng để chải tóc cho bé. Lúc này, các mảng vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Với cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh này, mẹ nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, tránh làm đau và tổn thương da đầu bé.

Chải tóc cho bé
Chải tóc cho bé

Bôi thuốc

Trong trường bé bị cứt trâu nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng các loại kem chống nấm, kem chứa kẽm hoặc có thành phần hydrocortisone. Khi áp dụng cách này, mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi cho bé mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Sử dụng tinh dầu cho bé

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh này có thể giúp chống lại cứt trâu và làm dịu da đầu nhờ đặc tính kháng khuẩn. Mẹ có thể lựa chọn tinh dầu phong lữ hoặc chanh. Một số người khuyên có thể dùng dầu tràm, tuy nhiên loại dầu này không an toàn với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ hãy nhờ các bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.

Sử dụng tinh dầu cho bé
Sử dụng tinh dầu cho bé

Sử dụng chanh tươi

Chanh là loại quả có chứa vitamin C, giúp làm sạch tế bào chết hiệu quả. Ngoài ra, nhiều vitamin trong chanh còn giúp nuôi dưỡng tóc, giúp tóc bé mọc lại sau khi hết cứt trâu.

Cách thực hiện:

  • Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy nước rồi pha với 2 lít nước ấm
  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn mềm, nhúng vào nước chanh rồi nhẹ nhàng massage lên vùng da đầu của bé
  • Gội đầu cho bé bằng nước sạch. Khi tóc khô, mẹ sẽ thấy những mảng cứt trâu trên da đầu dần bị bong ra. Hãy lấy lược chải tóc nhẹ nhàng để lớp vảy bong nhanh hơn

Lưu ý: Không bôi trực tiếp nước chanh nên da đầu của bé, vì hàm lượng axit cao trong loại quả này có thể khiến bé bị xót và đau.

Sử dụng nước chè xanh

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh mà Fitobimbi muốn gợi ý cho mẹ tiếp theo đó là sử dụng nước chè xanh. Loại nước này có chứa chất chống oxy và hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp trị ngứa, làm sạch da đầu và nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Lá chè xanh ngâm nước muối, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 1.5 lít nước
  • Sau khi nước sôi, mẹ đợi tầm 15 – 20 phút để tinh chất trong chè ngấm ra nước
  • Lấy một chiếc khăn xô thấm nước chè rồi đắp lên da của bé
  • Massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi gội đầu lại với nước ấm
Sử dụng nước chè xanh
Sử dụng nước chè xanh

Sử dụng dầu dừa

Ngoài những cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh kể trên, các mẹ có thể sử dụng thêm dầu dừa. Bởi nguyên liệu này có chứa axit lauric giúp loại bỏ nấm, vi khuẩn và cung cấp độ ẩm cho da bé.

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng nhỏ dầu dừa bôi lên vùng da bị cứt trâu ở trẻ
  • Massage nhẹ nhàng để dầu dừa ngấm vào chân tóc
  • Sử dụng lược chải tóc để làm sạch vảy bám
  • Gội đầu cho bé bằng dầu gội chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn cứt trâu

Sử dụng bồ kết

Một trong những cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh hiệu quả đó là sử dụng bồ kết. Nguyên liệu này có chứa saponaretin và flavonozit, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, trị dầu, loại bỏ bã nhờn cho bé hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bồ kết đem nước rồi hãm với nước sôi trong 20 phút
  • Dùng khăn mềm thấm nước bồ kết rồi đắp lên vùng da bị cứt trâu của bé
  • Đợi khoảng 10 phút rồi gội đầu lại bằng nước sạch
Sử dụng nước bồ kết
Sử dụng nước bồ kết

Sử dụng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé mà còn là cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thoa sữa mẹ lên da đầu của bé sẽ giúp làm mềm, bong tróc tế bào chết, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Mẹ lưu ý nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày để các mảng bám nhanh chóng biến mất.

Lưu ý khi chữa cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Để quá trình trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đạt hiệu quả cao, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng lược cứng hay bóc phần cứt trâu trên da đầu vì có thể làm da bé bị tổn thương
  • Không sử dụng dầu gội có chứa thành phần hóa học để gội đầu cho bé
  • Gội đầu cho bé bằng nước ấm ở phòng kín gió. Massage nhẹ nhàng bằng phần thịt của đầu ngón tay hoặc dùng khăn xô nhỏ để gội đầu cho bé
  • Không nên gội đầu cho bé quá lâu. Sau khi gội đầu cần dùng khăn lau khô và mặc lại quần áo ngay

Cách phòng ngừa cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên tham gia các khóa tiền sản để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích và chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi sinh con. Từ đó mẹ có thể chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn. Các hiện tượng về da đầu như cứt trâu cũng không thể làm khó mẹ. Dưới đây là những cách phòng ngừa cứt trâu cho trẻ sơ sinh, các mẹ cùng tham khảo nhé!

  • Gội đầu cho bé hàng ngày bằng dầu gội dành riêng cho bé sơ sinh
  • Giữ cho da đầu bé luôn khô và sạch sẽ
  • Vào những ngày thời tiết mát mẻ, mẹ không cần đội mũ cho bé. Vì điều này có thể gây bí, ẩm da đầu
  • Chọn cho bé những chiếc mũ có chất liệu mềm mại, thoáng khí để không gây kích ứng da đầu
  • Đảm bảo bé được ngủ đủ giấc, ít nhất 14 – 17 giờ mỗi ngày. Bởi thiếu ngủ cũng là một tác nhân khiến da đầu bé xuất hiện cứt trâu
  • Một số nghiên cứu cũng cho rằng thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến viêm da tiết bã nhờn. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo bé yêu nhà mình có chế độ ăn uống phù hợp nhé

Trên đây là cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh. Mong rằng, gợi ý này sẽ giúp mẹ làm sạch các mảng sần sùi trên da đầu của bé. Chúc mẹ thành công!

Chia sẻ bài viết này