Bạn lo lắng về tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé? Đừng lo, dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giúp sớm bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.
??? Tổng quan vê trẻ chậm phát triển
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn với việc nói, diễn đạt và tiếp thu. Ngoài ra, khả năng thể hiện cảm xúc và tương tác với người khác cũng là một thử thách lớn đặt ra cho bé. Điều này có thể gây ra sự tự ti và thất vọng. Từ đó dẫn đến các vấn đề về hành vi tiêu cực trong lớp. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
- 3 tháng: Trẻ bắt đầu tập tành, làm quen với ngôn ngữ từ giai đoạn này. Thế nhưng, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, có lẽ điều này lại chưa xuất hiện. Chúng dường như không phản ứng với bất kỳ âm thanh hoặc tiếng động, khả năng bắt chước cũng gặp hạn chế
- 12 tháng: Mẹ sẽ không thấy bé bi bô, chưa nói được từ nào. Trong khi đó, ở độ tuổi này, đáng ra trẻ đã có thể bập bẹ nói ra được âm tiết cơ bản. Ngoài ra, trẻ chậm phát triển còn không thực hiện được các cử chi như lắc đầu, vẫy tay,…
- 15 tháng: Trẻ không thực hiện được hoặc phản ứng chậm với những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn
- 18 tháng: Với trẻ phát triển bình thường, ở giai đoạn này chúng có thể nói được từ đơn và những câu dài. Tuy nhiên, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bé sẽ chỉ sử dụng được vài từ đơn giản và những câu ngắn
- 24 tháng: Biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này. Chúng dường như không thể nói được câu hoàn chính, vốn từ cũng ít ỏi. Ngoài ra, trẻ cũng không thường xuyên bộc lộ cảm xúc khi giao tiếp
??? Xem rõ hơn biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại đây!
Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của một đứa trẻ. Chúng sẽ cảm thấy tự ti và thu hẹp bản thân mình lại. Dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giúp con sớm bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.
Trò chơi chữ
Mở rộng vốn từ vựng của trẻ với các trò chơi chữ là ý tưởng không tồi mà bố mẹ có thể áp dụng. Mẹ có thể gọi tên các đồ vật xung quanh nhà hoặc trên đường di chuyển. Chẳng hạn như “bây giờ mẹ đang trộn bơ vào bột” hoặc “kia là những tòa nhà cao tầng”,… Bạn thậm chí có thể đưa ra định nghĩa hoặc mô tả chi tiết hơn về những từ này. Ngoài ra, mẹ có thể cùng bé chơi các trò Scrabble hay Pictionary, giúp khuyến khích phát triển vốn từ và kỹ năng giao tiếp.
Kể chuyện
Kể chuyện là cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tiếp theo mà chúng tôi đặc biệt muốn gợi ý cho các mẹ.
Mặc dù sách truyện cung cấp nhiều thông tin giải trí phong phú, nhưng việc chia sẻ những câu chuyện – dù là thật hay giả – có thể mang lại thời gian gắn kết tốt với con bạn. Đồng thời điều này còn giúp phát triển kỹ năng giao tiếp của chúng.
Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện về các sự kiện diễn ra trong ngày. Hoặc thậm chí mở rộng trí tưởng tượng của trẻ với những câu chuyện giả tưởng về bất cứ điều gì diễn ra xung quanh.
Học hát
Ngoài việc phát triển khả năng âm nhạc của trẻ, các bài hát còn giúp trẻ học thêm nhiều từ vựng mới. Lời bài hát có ý nghĩa về vần điệu và nhịp điệu nên sẽ rất dễ dàng và thú vị cho các em hát theo.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thực sự có hiệu quả, giúp đưa cảm xúc vào lời nói. Đồng thời mang đến khả năng truyền đạt tốt hơn cho bé. Thông qua lời nói, biểu cảm và cử chỉ của mẹ, bé sẽ cảm nhận được bạn đang hạnh phúc, vui vẻ hay tức giận. Tuy nhiên, hãy kiểm soát cơ thể của mình, không nên thể hiện một cách quá cường diệu, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, không dám giao tiếp.
Tôn trọng trẻ
Dù trẻ có gặp khiếm khuyết trong vấn đề ngôn ngữ, bố mẹ cũng không nên thể hiện sự thất vọng trước mặt trẻ. “Mưa dầm thấm lâu” – Câu nói này đúng cả trong trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ hãy kiên trì, dành nhiều thời gian trò chuyện với bé. Với sự yêu thương của bố mẹ dành cho, chắc chắn tình trạng của bé sẽ sớm được cải thiện.
Khuyến khích và chấp nhận mọi hình thức giao tiếp
Trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ thường thiếu tự tin và ngại nói trước đám đông. Vì vậy, hãy tránh yêu cầu trẻ lặp lại những từ phát âm sai. Tốt hơn là bạn nên tập trung vào thông điệp mà trẻ đang cố gắng truyền đạt hơn là ngữ phép. Cho phép các cách giao tiếp thay thế như cử chỉ, viết hoặc vẽ.
Trên đây là các cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Với gợi ý này, mong rằng bố mẹ sẽ chọn ra được phương pháp giáo dục phù hợp nhất với tính cách của con bạn. Từ đó giúp bé sớm cải thiện được tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.
??? Mẹ đừng lo khi con chậm ngôn ngữ: Trẻ chậm phát triển có chữa được không? Điều trị như thế nào?