Chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ là hành trình gian nan và vất vả. Bố mẹ phải thực sự kiên trì, nhẫn nại để cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích, có thể giúp bố mẹ một phần nào đó!
Mẹ đã biết chậm phát triển trí tuệ là gì chưa?
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ có chỉ số IQ đo dưới 70 – 75. Bên cạnh đó, trẻ cũng cho thấy sự hạn chế hoặc thiếu một hoặc đồng thời những kỹ năng sau: Giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy, nhận thức và vận động.
Hiện các nhà khoa học chưa cho biết nguyên nhân chính xác gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến tổn thương não do sử dụng thuốc kháng sinh/rượu bia/thuốc lá trong quá trình mang thai. Hoặc mắc các rối loạn di chuyển như bại não, hội chứng down,… được nghi ngờ là thủ phạm gây chậm nói.
Thông thường, trẻ chậm phát triển được chia thành 5 loại:
- Chậm phát triển mức nhẹ – IQ từ (50-55) đến 70
- Chậm phát triển mức vừa phải – IQ từ (35-40) đến (50-55)
- Chậm phát triển mức nặng – IQ từ (20-25) đến (35-40)
- Chậm phát triển mức nghiêm trọng – IQ dưới (20-25)
- Chậm phát triển mức đặc biệt nghiêm trọng – điều này được chẩn đoán khi có sự nghi ngờ mạnh mẽ về MR, nhưng cá nhân không thể được kiểm tra bằng các bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn
Chậm phát triển tâm thần ở trẻ: Tất tần tật những thông tin cần biết
Những thách thức mà trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt?
Mỗi trẻ là cá thể duy nhất và riêng biệt. Nhưng nhìn chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:
- Rào cản lớn trong giao tiếp và nhận thức, vì vậy trẻ cần can thiệp giáo dục từ sớm
- Thiếu năng lực tự phục vụ bản thân. Bao gồm những hoạt động thường ngày như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa,… Hầu như trẻ chậm phát triển trí tuệ phải nhờ tới sự trợ giúp từ người lớn
- Kỹ năng tương tác xã hội kém khiến trẻ bị cô lập, ít bạn bè hoặc người đồng hành, thấu hiểu
- Không thể đi đến những nơi xa lạ mà không có sự theo sát từ gia đình
Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chăm sóc một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải điều dễ dàng. Nhưng bố mẹ hãy tin rằng, chỉ cần có lòng tin, kiên trì, dành tình thương đến bé, bạn và con sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ bố mẹ có thể tham khảo:
Cần linh hoạt hơn trong việc kỳ vọng trẻ
Để chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách tốt nhất, trước tiên, bố mẹ cần phải chấp nhận về tình trạng của con. Bạn cần hiểu rằng, với tình trạng này, không đòi hỏi quá nhiều từ trẻ về mọi kỹ năng. Chắc chắn, hành trình này sẽ rất gian nan và vất vả, bố mẹ cần kiên trì, hướng dẫn trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Sau đó nâng dần cấp độ để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân.
Với những nhiệm vụ “khó nhằn”, mẹ cần chia nhỏ nhiều bước để trẻ dễ thực hiện. Nên dạy trẻ nhiều lần đến khi thành thạo trước khi học kỹ năng mới.
Động viên, khích lệ trẻ
Trong quá trình chăm sóc trẻ chậm phát triển, thay vì lớn tiếng hay đánh mắng, bố mẹ cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ “vì sao điều này là không đúng,…” Sau đó hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề sao cho hợp lý. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, đừng quên dành cho trẻ những cái ôm, cử chỉ trìu mến để khẳng định rằng “con yêu đã làm rất tốt, bố/mẹ tự hào về con”.
Mặc dù trẻ chậm phát triển trí tuệ rất cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ bố, mẹ, nhưng bạn cũng không nên bao bọc chúng. Hãy để trẻ tự do, làm mọi điều trong sự quan sát từ bố mẹ. Đồng thời trao cho trẻ những cơ hội để thể hiện năng lực. Qua đó trẻ sẽ được công nhận và tự tin hơn.
Bố mẹ nên giao cho trẻ những nhiệm vụ vừa giúp nâng cao kỹ năng, vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí. Chẳng hạn như tưới cây xanh, nhặt rau, thu dọn đồ chơi,… Ngoài ra, cần dạy cho trẻ cách ứng xử cơ bản từ bé, như chào hỏi, xin phép trước khi dùng đồ của người khác,…
Trẻ sinh non chậm phát triển: Thử thách con phải đối mặt là gì?
Khuyến khích trẻ tham gia các lớp học đặc biệt
Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được giáo dục trong môi trường đặc biệt để học thêm những kiến thức văn hóa, tạo tiền đề cho tương lai. Nhưng nhiều gia đình lại chọn cách tự chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà, mà không hề biết rằng trẻ cũng cần được học văn hóa như những đứa trẻ bình thường. Bố mẹ có thể cho trẻ theo học tại các trung tâm can thiệp sớm và trường giáo dục đặc biệt.
Trên đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ. Chỉ cần bố mẹ thật sự tin tưởng và có tình yêu với con cái đủ lớn, “chướng ngại vật” này sẽ chẳng là điều gì khó khăn. Chúc bé luôn khỏe mạnh và sớm đạt được những kỹ năng quan trọng của cuộc đời!