Chậm phát triển chỉ những đứa trẻ có trí tuệ thấp hơn bình thường. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nặng nề tới kết quả học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội. Vậy trẻ chậm phát triển có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho bạn vấn đề này!
Hướng dẫn chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ ĐÚNG CÁCH NHẤT
Trẻ chậm phát triển là như thế nào?
Trẻ chậm phát triển đặc trưng bởi trí tuệ kém, thiếu kỹ năng chăm sóc và giao tiếp xã hội,… Thủ phạm gây ra chậm phát triển có thể là do những bất thường trong cấu trúc não bộ hoặc dị tật khi mang thai.
Dựa trên chỉ số đánh giá, trẻ chậm phát triển được phân thành 4 dạng điển hình:
Mức độ đặc biệt nghiêm trọng:
- IQ dưới 20 điểm
- Thường dùng cử chỉ để giao tiếp hơn là lời nói
- Thiếu khả năng tư duy
- Hành động theo bản năng mà không tâm tới người xung quanh
Mức độ nghiêm trọng:
- IQ nằm trong khoảng 20 – 34 điểm
- Triệu chứng tương tự như ở mức độ trên
Mức độ vừa:
- IQ nằm trong khoảng 35 – 49
- Vốn từ ít ỏi, thường phát âm sai, gặp khó khăn khi học viết
- Cảm xúc bất ổn
- Sống cô lập, hung hăng
Mức độ nhẹ:
- IQ nằm trong khoảng 50 – 69
- Nói chậm hơn bạn bè cùng trang lứa, song sẽ sớm đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ
- Kém trong việc học viết và đọc
- Chậm tư duy
Triệu chứng trẻ chậm phát triển
Việc nhận biết sớm trẻ chậm phát triển sẽ giúp quá trình can thiệp đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của trẻ chậm phát triển:
- Trẻ chậm trễ trong các kỹ năng vận động như: lẫy, bò, ngồi, đi
- Chậm biết nói, nói ngọng, giao tiếp, diễn đạt kém
- Trẻ khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, thậm chỉ là những sự kiện vừa diễn ra
- Khả năng duy trì sự chú ý kém, do đó kéo theo kết quả học tập đi xuống
- Ở những trẻ chậm phát triển nghiêm trọng, thậm chí còn thiếu các kỹ năng tự chăm sóc bản thân: ăn uống, đi giầy, mặc quần áo, đi vệ sinh
- Trầm lặng nhưng khi có điều gì không vừa ý trẻ có thể trở thành đứa trẻ hung hăng, dễ kích động
??? Xem nhiều hơn: 10+ biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển có chữa được không?
Chậm phát triển là rào cản lớn để con thể hiện bản thân, cũng như học hỏi được nhiều kỹ năng trong tương lai. Không những gặp bất lợi cho bản thân, trẻ chậm phát triển còn là thách thức lớn cho gia đình và người thân. Vì vậy trẻ chậm phát triển có chữa được không là quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Theo các chuyên gia cho biết, chậm phát triển có chữa được không còn tùy thuộc vào mức độ mà trẻ gặp phải. Hầu hết các trưởng hợp chậm phát triển ở mức độ nhẹ đến vừa có thể điều trị nếu can thiệp kịp thời.
Tuy vậy, bố mẹ cũng nên chuẩn bị trước tâm lý. Bởi dù cho có được phát hiện sớm hay trẻ bị chậm phát triển mức độ nhẹ thì việc điều trị cũng sẽ vô cùng gian nan và vất vả. Quá trình điều trị đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các chuyên gia. Trên hết, đó là tình yêu thương vô bờ bến và niềm tin dành đến cho trẻ. Đó chính là “liều thuốc” tốt nhất cho trẻ để sớm cải thiện được những kỹ năng của bản thân. Đồng thời học hỏi để có thể sống độc lập và tự chăm sóc bản thân.
Các phương pháp điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Liệu pháp giáo dục
Mục đích của phương pháp này là giúp trẻ hòa nhập với môi trường xung quanh, học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết cho bản thân:
- Hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt như vệ sinh cá nhân, ăn uống, sắp xếp gọn gàng đồ chơi, đồ dùng học tập
- Kết nối trẻ với mọi người xung quanh để cải thiện khả năng giao tiếp và ứng xử
- Rèn luyện văn hóa như đọc, viết
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là rất cần thiết trong điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ. Thông qua đó, trẻ có thể mở lòng, tự tin hơn vào bản thân.
Bố mẹ khi phát hiện trẻ mắc chậm phát triển cần kịp thời đưa đến bệnh viện. Tại đây, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị tâm lý phù hợp với tính cách và mức độ bệnh của từng trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý những điều sau trong cách dạy và giao tiếp với trẻ chậm phát triển:
- Dành nhiều thời gian quan tâm, tâm sự, qua đó hiểu được mong muốn và suy nghĩ của trẻ. Tin chắc rằng, nếu có tình yêu thương đủ lớn từ cha mẹ, trẻ sẽ có thêm động lực để sớm hoàn thiện bản thân
- Không la mắng khi còn làm sai, thay vào đó hãy kiên nhẫn chỉ ra lý do và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng
- Khích lệ, khen thưởng mỗi khi con hoàn thành nhiệm vụ
- Theo “đồng hành” với trẻ trong mỗi bước đường để con thấy an toàn và tự tin hơn
- Đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu như vẽ, học võ, khiêu vũ, ca hát, học nhạc cụ,…
Trên đây là giải đáp “trẻ chậm phát triển có chữa được không”. Mong rằng với thông tin hữu ích này, bố mẹ sẽ có thêm động lực để sẵn sàng đồng hành cùng bé.