Thay răng sữa là quy luật tự nhiên, bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không khỏi thắc mắc “răng hàm có thay không?” và cần lưu ý những gì trong quá trình bé thay răng sữa. Cùng Fitobimbi theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn có tên gọi là răng cối. Chiếc răng này mọc ở trong cùng của hàm, giúp bảo vệ bộ nhai và xương hàm. Bộ răng sữa của trẻ gồm 20 chiếc: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Và chúng sẽ bắt đầu bị thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn năm trẻ 6 tuổi. Quá trình này sẽ kéo dài 6 năm, trẻ sẽ hoàn thành 32 chiếc răng vĩnh viễn, được chia cho 4 cung hàm. Trong đó có 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Chúng nằm lượt tại vị trí răng số 4 tới số 8 của cả hàm dưới và hàm trên.
- Răng hàm nhỏ: Răng mọc vị trí số 4 và số 5 mỗi hàm, nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh. Nếu quan sát kĩ sẽ thấy răng hàm nhỏ có “ngoại hình” khá giống với răng nanh
- Răng hàm lớn: Răng mọc vị trí số 6, 7 và 8 ở mỗi góc hàm. Riêng răng hàm số 8, hay gọi là răng khôn, một số người mọc, trong khi số khác lại không. Hoặc có mọc răng khôn nhưng không đủ 4 chiếc
Trẻ mấy tuổi mọc răng hàm?
Trước khi giải đáp “răng hàm có thay không?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu độ tuổi trẻ mọc răng hàm nhé!
Phần lớn trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi. Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ có thể theo trình tự như sau:
- Từ 5 – 8 tháng tuổi: Mọc 4 cái răng cửa giữa hàm dưới và hàm trên
- Từ 7 – 10 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa bên
- Từ 12 – 16 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm đầu tiên
- Từ 14 – 20 tháng tuổi: Mọc răng nanh
- Từ 20 – 32 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm thứ 2
Khi bộ răng sữa mọc đầy đủ, trẻ sẽ bước vào thời kỳ thay răng vĩnh viễn. Trong giai đoạn 7 – 12 tuổi, trẻ sẽ mọc răng vĩnh viễn thay thế răng sữa. Nguyên tắc thay rằng sẽ là răng nào mọc trước thì rụng trước: Cụ thể như sau: răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh và cuối cùng là răng cối lớn. Thứ tự mọc răng này sẽ khác đôi chút so với hàm dưới, răng nanh sẽ thay thế trước răng tiền cối, còn các răng còn lại vẫn được thay thế theo thứ tự như hàm trên.
>>> Xem thêm: Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm
Răng hàm có thay không?
Răng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Một trong những vai trò đáng nói tới đó là khả năng nhai và nghiền nát thức ăn. Răng có khỏe thì ăn uống sẽ ngon miệng hơn, qua đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
Sự xuất hiện của răng sữa đánh dấu giai đoạn bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. Theo hành trình phát triển, chế độ ăn của bé cũng đa dạng hơn, đòi hỏi có một bộ răng cứng cáp và khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhai thức ăn hiệu quả hơn. Vì vậy, khi đến một giai đoạn phù hợp, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bị thay thế bằng răng vĩnh viễn. Với thắc mắc trẻ có thay răng hàm không thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Bé có thay răng hàm
Răng hàm có thay là những răng hàm ở bộ răng sữa đến tuổi thích hợp sẽ bị lung lay. Chỗ trống răng hàm sữa để lại sẽ dành cho răng vĩnh viễn mọc lên. Trẻ em có thay răng hàm không? Vị trí răng hàm số mấy sẽ bị thay? Trong hầu hết các trường hợp, răng hàm lớn ở vị trí số 1, 2 ở mỗi cung hàm sẽ là răng có thay. Thời điểm thay răng khi bé được 10 – 12 tuổi.
Răng hàm không thay
Thông thường, răng hàm lớn ở vị trí số 3 sẽ không thay. Đây là loại răng mọc vĩnh viễn mà không phải trải qua quá trình thay răng như các loại khác. Vì là răng hàm không thay, nên bố mẹ cần giữ gìn và chăm sóc răng cho bé thật kỹ. Nếu không bé có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ.
Mặc dù là răng hàm không thay, nhưng chiếc răng này là răng mọc muộn nhất trong bộ răng ở người. Thường trẻ trên 13 tuổi mới mọc răng hàm số 3.
Dấu hiệu thay răng hàm
Đến đây hẳn các mẹ đã biết “răng hàm trẻ em có thay không?”, vậy khi răng bé sắp thay có dấu hiệu nào để nhận biết không?
Răng bị lung lay là dấu hiệu cho thấy răng sữa của bé sắp rụng. Thông thường, các vị trí răng sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp, khi đã đến tuổi thay răng sữa nhưng vẫn không tự rụng. Trong khi đó, răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện ở vị trí không đúng, gây ra sự xô lệch, hàm răng bé không đều và đẹp được.
Lúc này, các bậc phụ huynh không nên tự nhổ răng cho bé. Bởi điều này có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm. Giải pháp an toàn là nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và quan sát hướng mọc, từ đó có cách nhổ phù hợp nhất.
Ngoài ra, bố mẹ cũng lưu ý đến thời điểm thay răng của bé. Không nên tự ý nhổ răng cho bé quá sớm hoặc để quá muộn. Bởi:
- Nhổ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Lúc này răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch do không có vị trí để phát triển
- Nhổ quá sớm ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn của bé. Đây là nguyên nhân chính khiến xương hàm mềm và kìm hãm sự phát triển của nướu
Trẻ thay răng hàm nên chăm sóc như thế nào?
Ngoài việc nắm rõ răng hàm có thay không? thì bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc răng cho bé trong giai đoạn thay răng. Điều này nhằm mang lại hàm răng xinh và nụ cười đẹp cho bé yêu!
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Hướng dẫn trẻ đánh răng cẩn thận 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Đồng thời cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Sau ăn, bố mẹ hãy cho bé dùng chỉ nha khoa, thay vì tăm để loại bỏ thức ăn dính trên kẽ răng.
>>> Bạn đang xem:
Khám nha khoa định kỳ
Ba mẹ cần đưa bé đến nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Giai đoạn này, bé rất dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng. Việc khám định kỳ bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng trẻ sao cho đúng.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu thay răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá và ra chỉ định nhổ hay không. Nói chung, khám nha khoa định kỳ cũng rất cần thiết như khám sức khỏe định kỳ.
Giảm đau nếu cần
Quá trình thay răng trẻ sẽ phải trải qua nhiều sự phiền toái, trong đó kèm cả những cơn đau nhức. Lúc này, để giảm đau, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Trường hợp bé đau nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh những thực phẩm không tốt cho răng
Đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng sẽ không tốt cho răng của bé. Ngoài ra, các loại đồ uống, thức ăn chứa nhiều đường cũng nên loại bỏ khỏi danh sách thực đơn của bé. Bởi bé ăn nhiều sẽ dễ loại hủy hoại men răng, gây sâu răng. Thay vào đó, mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, ăn thức ăn loãng, được nghiền nát để bé nhai nuốt dễ dàng hơn.
Loại bỏ thói quen xấu của bé
Khi mọc răng, hầu hết các bé thường có thói quen xấu đó là hay chạm tay vào lợi hoặc cắn những đồ vật cứng. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus dính trên tay, đồ vật xâm nhập vào cơ thể bé và gây nhiễm trùng. Đây là thói quen xấu có hại cho răng cũng như sức khỏe của bé, vì vậy cần phải được loại bỏ.
Trên đây là giải đáp “răng hàm có thay không?” và những lưu ý khi chăm sóc răng miệng của trẻ trong quá trình thay răng để giúp con có nụ cười xinh. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!