Ngậm núm giả là thói quen thường thấy ở các bé sơ sinh. Việc có nên cho trẻ ngậm núm giả không sẽ được cân nhắc dựa trên lợi ích và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây để được biết thêm chi tiết!
Khi nào trẻ có thể dùng núm giả?
Núm giả là vật “bất ly thân” của mọi em bé trong giai đoạn cai sữa. Núm vú giả được thiết kế tương tự như núm vú mẹ, có cấu tạo gồm 2 phần chính là lá chắn và núm giả và lá chắn. Phần núm được làm từ nhựa silicon cho trẻ sơ sinh ngậm dễ dàng. Trong khi đó, phần lá chắn của núm giả được thiết kế đủ lớn để trẻ ngậm mà không bị nuốt vào.
Khi cho bé dùng núm giả, yếu tố bạn cần cân nhắc kỹ đó là nên cho bé ngậm lúc nào:
- Nếu bé đang dùng sữa ngoài, bạn có thể cho trẻ ngậm núm vú giả từ sớm. Còn nếu con vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, hãy đợi đến khi trẻ bú ổn định
- Cho trẻ ngậm núm vú giả khi trẻ không đói bụng. Lúc này, nếu cho trẻ ngậm núm vú giả, thay vì bú sữa, chúng sẽ trở nên khó chịu, cáu gắt, khiến việc cho trẻ bú gặp khó khăn
- Mẹ không nhất thiết phải cho bé dùng núm vú giả. Bởi không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc ngậm ti giả. Một số trẻ chỉ cần được mẹ ôm ấp, âu yếm và cho bú là đủ
- Không nên lạm dụng cách dùng núm vú giả để xoa dịu trẻ. Hãy thử dỗ dành trẻ bằng các biện pháp khác như hát ru, cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện,…
Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?
Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú, bên cạnh những lợi ích thì việc này cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực đối với bé. Cụ thể như sau:
Lợi ích của núm giả với trẻ
Để biết “có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi ngủ?”, trước tiên hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của việc ngậm núm giả mang lại nhé:
- Núm giả được làm bằng chất liệu tương đối mềm. Do đó, việc ngậm núm giả có thể mang lại cho bé cảm giác giống như đang ti mẹ. Đây là biện pháp rất hữu ích với bé có thói quen vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ
- Ngậm núm vú giả giúp trẻ xoa dịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Trẻ sơ sinh thường gặp khó khăn khi phải tự nằm ngủ mà không cần ti mẹ hay bế ru. Ngậm núm vú giả là lựa chọn thay thế hiệu quả tập cho bé tự ngủ mà không cần phải luôn có mẹ bên cạnh
- “Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?” Nếu bé đang quấy khóc do đói bụng mà vẫn chưa đáp ứng, việc dùng núm giả có thể giúp trấn an. Nhờ đó bạn có thêm thời gian hoàn thành nốt công việc cần làm
- Trẻ sơ sinh có nhu cầu bú tự nhiên. Ham muốn này có thể kéo dài ngay cả khi chúng đã no. Vì vậy, những lúc này, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để tránh bú quá no mà vẫn thỏa mãn được trẻ
Những rủi ro khi trẻ ngậm núm giả
Cho bé ngậm núm giả có tốt không? Bên cạnh một số lợi ích, trẻ ngậm núm giả quá nhiều có thể dẫn đến một số nguy cơ sau:
- Bé không phân biệt được ti giả và ti mẹ: Nếu bạn cho bé ngậm núm vú giả quá sớm, chúng sẽ bị nhầm lẫn giữa núm giả và ti mẹ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình bú sữa
- Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa: Nhiều thống kê cho trẻ, trẻ dùng núm giả có liên quan đến bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi
- Gặp các vấn đề răng miệng: Trẻ ngậm núm vú giả với tần suất quá nhiều sẽ có thể dẫn đến các vấn đề bất thường về răng miệng như răng mọc xiên, vẩu răng cửa, lệch khớp cắn, răng không khít. Bên cạnh đó, ngậm núm giả còn làm tăng tiết nước bọt khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn răng miệng và hình thành nhiều cao răng hơn
- Ngậm núm giả sẽ khiến lưỡi trẻ có xu hướng đưa ra phía trước làm hàm dưới đưa ra và hở miệng
- Trẻ thường xuyên ngậm núm giả sẽ nuốt phải không khí vào dạ dày. Khi lượng không khí dư thừa tích tụ quá nhiều sẽ làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu
- Ngậm núm giả quá nhiều sẽ làm bé phụ thuộc vào núm. Nếu không có núm, bé sẽ không chịu ngủ. Đặc biệt là khi cần dừng thì sẽ phải cai núm giả. Điều này thực sự không dễ dàng với trẻ
Vậy với lợi ích và tác hại trên, cha mẹ có nên cho trẻ ngậm núm giả không? Chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ không nên cho trẻ ngậm ti giả vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ hại cho bé. Hơn nữa, nếu việc vệ sinh ti giả không đảm bảo an toàn, trẻ còn có thể dễ mắc bệnh lây nhiễm.
Hướng dẫn mẹ cho trẻ ngậm núm giả đúng cách
Trên thực tế, nhiều phụ huynh vẫn cho bé sử dụng ti giả. Nếu quyết định cho bé dùng, cha mẹ phải đảm bảo sử dụng đúng cách, thường xuyên vệ sinh, thay thế núm giả sau thời gian sử dụng. Đồng thời không nên cho bé dùng quá nhiều dẫn đến việc phụ thuộc, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tâm lý của trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho mẹ:
- Không sử dụng núm vú có chứa bisphenol-A (BPA). Hợp chất này có thể làm hỏng men răng, thậm chí là tăng nguy cơ mắc một số bệnh như rối loạn sinh sản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường,…
- Không dùng dây cố định núm vú, vì như vậy có thể khiến trẻ bị khó chịu, nghẹt thở
- Chọn núm vú có kích thước phù hợp với miệng của trẻ
- Nên chọn loại núm vú có phần lá chắn lớn và có lỗ thông gió
- Thường xuyên vệ sinh núm vú cho bé bằng xà phòng và nước nóng trước khi cho sử dụng
- Nếu trẻ có tiền sử bị viêm tai giữa, tốt nhất bạn không nên cho trẻ ngậm núm giả. Điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng
Mẹo hạn chế cho bé dùng núm giả
Như ở trên đã đề cập, có nên cho trẻ ngậm núm giả không? Câu trả lời là không nên. Vậy với bé có thói quen ngậm núm giả, làm sao để bé bớt nghiền? Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ hạn chế việc ngậm núm giả:
- Để cai ngậm núm giả cho bé, mẹ cần biết được nguyên nhân nào khiến bé nghiền việc này đến vậy. Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Ví dụ, trẻ ngậm núm giả vì nó cho cảm giác thoải mái, dễ ngủ. Thay vì dùng núm giả trước khi ngủ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác như xoa lưng, hát ru, vỗ về trẻ,… Điều quan trọng là bạn phải hiểu được tính cách của bé để có biện pháp hỗ trợ bé ngủ ngon phù hợp
- Bạn nên cho trẻ ngừng ngậm núm vú giả một cách từ từ bằng cách tháo núm vú giả trong một số tình huống không cần thiết như khi trẻ đang chơi đùa vui vẻ. Một khi trẻ đã quen với việc không có núm vú bên cạnh khi ở nhà, hãy từ từ loại bỏ việc ngậm núm vú ở ngoài trời
- Chia sẻ với bé về tác hại của việc ngậm núm giả quá nhiều. Khi trẻ hiểu rõ, chúng sẽ tự động bỏ mà không cần phải ép buộc
Trên đây là giải đáp “có nên cho trẻ ngậm núm giả không?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!