Nội dung chính

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải tình trạng đáng lo?

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương như động kinh là phổ biến hơn cả.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải tình trạng đáng lo?
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải tình trạng đáng lo?

Trẻ em bị co giật sốt

Co giật do sốt thường là cơn co giật lành tính. Trẻ sơ sinh và trẻ em thường bị ốm sốt. Đối với hầu hết trẻ em, sốt chỉ gây khó chịu nhẹ có thể thuyên giảm bằng acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sốt có thể dẫn đến co giật. Hiện tượng này được gọi là co giật do sốt. 

Co giật do sốt là tình trạng phổ biến. Một vài đứa trẻ sẽ mắc một chứng bệnh này vào một thời điểm nào đó, thường là trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, nhưng cơn co giật do sốt thường không kéo dài và không gây tổn thương não, mất khả năng học tập hoặc động kinh.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là biểu hiện của bệnh gì?

Trái ngược với hiện tượng co giật sốt, trẻ bị co giật nhưng không sốt thường là cơn co giật ác tính. Tình trạng này đến từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương:

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Trẻ chấn thương đầu do va đập, té, ngã
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm não, viêm màng não,…
  • Trẻ thiếu oxy
  • Trẻ bị u nang hoặc có khối u trong não
  • Trẻ bị tự kỷ, rối loạn phát triển
  • Mẹ ăn uống thiếu chất khi mang thai
  • Do di truyền, trong gia đình có tiền sử co giật
  • Trẻ bị thiếu vitamin B6, rối loạn glucose máu, vàng da, hạ canxi máu,…

Tuy nhiên, nếu trẻ em bị co giật nhưng không sốt lặp lại nhiều lần thì khả năng cao có liên quan đến bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Trong cơn động kinh (co giật), trẻ có thể bất tỉnh và ngã, mắt có thể trợn ngược, cơ thể cứng đờ, tay chân bị giật. Hầu hết các cơn co giật kéo dài dưới 5 phút. Cứ 250 trẻ thì có 1 trẻ bị co giật không phải do sốt. Nếu chúng tái phát, đứa trẻ được cho là mắc chứng động kinh.

Nguyên nhân thông thường của các cơn co giật tái phát mà không kèm theo sốt (động kinh) là một vùng nhỏ trong mô não đôi khi gửi các thông điệp bất thường đến các vùng khác của não. Các cơn co giật tái phát thường có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc chống co giật đặc biệt (thuốc chống co giật). Các nguyên nhân phổ biến khác là chấn thương đầu, ngộ độc, lượng đường trong máu thấp, phản ứng với thuốc hoặc lượng canxi trong máu thấp.

Dấu hiệu của bệnh động kinh

Triệu chứng động kinh ở trẻ phụ thuộc vào loại co giật. Dưới đây là các dấu hiệu chung cảnh báo cơn động kinh ở trẻ:

  • Mắt nhìn chằm chằm
  • Cơ thể cứng đơ
  • Cánh tay và chân giật mạnh
  • Mất ý thức
  • Khó thở, thậm chí ngưng thở.
  • Tiểu tiện mất kiểm soát
  • Đột ngột ngã không rõ lý do
  • Không phản ứng với lời nói hoặc tiếng ồn
  • Có vẻ mơ hồi, bối rối
  • Đầu gật nhịp nhàng, có thể liên quan đến mất nhận thức

Cách xử lý trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Khi trẻ có hiện tượng co giật nhưng không sốt, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và sơ cứu theo các bước dưới đây:

  • Di chuyển bé tới nơi rộng rãi, thông thoáng
  • Nới lỏng quần áo, cho trẻ nằm nghiêng người để tránh tắc nghẽn đường thở
  • Giữ chặt tay chân trẻ vì khi lên cơn co giật trẻ có thể gây tổn thương cho chính mình
  • Cho bé ngậm đũa để tránh tình trạng cắt lưỡi
  • Tuyệt đối không được vắt chanh vào miệng trẻ. Hành động này có thể gây ngạt thở cho bé
  • Cung cấp thông tin cho bác sĩ về thời gian, biểu hiện co giật
  • Trẻ em bị co giật nhưng không sốt thường kéo dài 2 – 4 phút. Tuy nhiên, nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút thì cần đưa đi cấp cứu ngay
Cách xử lý tình trạng co giật nhưng không sốt ở trẻ
Cách xử lý tình trạng co giật nhưng không sốt ở trẻ

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị động kinh

Để hạn chế tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt, cũng như thúc đẩy quá trình điều trị động kinh, cha mẹ nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

  • Tạo môi trường thoải mái, tránh tâm lý trẻ bị kích động, giận dữ, buồn chán
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định, đúng theo liệu lượng của bác sĩ. Việc uống thuốc đều đặn có thể giúp con bạn ngăn ngừa được cơn động kinh tái phát. Ngược lại, việc uống thuốc không đầy đủ sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị ở trẻ
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và chất béo tốt. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa tinh bột và protein. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn Keto có tác động tích cực đến tình trạng động kinh của trẻ. Khoảng 16% trẻ theo chế độ ăn này đã khỏi bệnh
  • Trẻ bị động kinh cần có người chăm sóc, tuyệt đối không được để một mình, nhất là trong môi trường gần suối, sông, hồ,… Bên cạnh đó, đưa các vật dụng có cạnh sắc nhọn tránh xa tầm mắt và tầm với của trẻ. Tránh cho trẻ ngủ giường tầng
  • Thông báo tới nhà trường về tình trạng của con

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng “trẻ em bị co giật nhưng không sốt”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này