Nội dung chính

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài phải làm sao?

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài mẹ đã biết nguyên nhân gì chưa? Liệu tình trạng này là do tiêu hóa hay bệnh lý gì nguy hiểm? Hãy để Fitobimbi giúp mẹ giải đáp trong bài viết sau và tìm ra cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Trẻ nôn trớ xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm não bộ như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hoặc do chuyển động. Thông thường nôn sẽ có lợi vì chúng giúp cho cơ thể tống đẩy tạp chất có hại ra ngoài. Dưới đây là những lý do khiến trẻ bị nôn không sốt.

Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ đau bụng nôn không sốt không đi ngoài là do ngộ độc thực phẩm. Theo chuyên gia, khi gặp tình trạng này, bé thường có các dấu hiệu như:

Ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ bị nôn mà không gây sốt
Ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ bị nôn mà không gây sốt
  • Nôn liên tục trong vòng 12h đầu
  • Cứ 5-30 phút lại nôn 1 lần

Ngộ độc thực phẩm có triệu chứng khá giống với viêm dạ dày. Tuy nhiên với trường hợp này bé thường sốt cao đột ngột, kèm theo tiêu chảy. Do đó nếu con không sốt cha mẹ có thể loại trừ nguyên nhân viêm ruột.

Tắc ruột

Tắc ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài. Bệnh này xuất hiện khi ruột của bé bị tắc và không thể đi ngoài được.

Triệu chứng điển hình của bệnh tắc ruột là đau bụng quằn quại, liên tục và theo từng cơn. Trẻ có thể nôn ra chất nhầy màu xanh, kèm theo một số dấu hiệu như da nhợt nhạt, vã mồ hôi. Dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Trào ngược thực quản

Hiện tượng trẻ nôn không sốt có thể do trào ngược dạ dày. Khi gặp bệnh lý này bé thường hay trớ hoặc nôn khi đang bú mẹ. Nguyên nhân là do tư thế bú sai khiến con hít phải lượng lớn không khí vào ruột.

Lồng ruột

Khi bé bị nôn không sốt mẹ hãy nghĩ đến trường hợp mắc bệnh lồng ruột. Khi đó ngoài nôn con còn có các biểu hiện như khó tiêu, phân lẫn máu, da xanh xao…

Với trường hợp này mẹ cần theo dõi kỹ hơn, kịp thời đưa bé đi đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Hẹp phì đại môn vị

Ở một số trường hợp, khi trẻ bị nôn không sốt mẹ hãy cảnh giác với bệnh lý hẹp phì đại môn vị. Mặc dù hiếm gặp nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến con nôn ói liên tục mà không đi ngoài.

Say xe

Ngoài yếu tố bệnh lý thì say xe cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt. Khi đi ô tô hoặc chơi các trò đu quay bé sẽ có thể gặp tình trạng này. Triệu chứng điển hình của say xe là đổ mồ hôi, không ăn uống được. Nếu bé thỉnh thoảng bị nôn thì mẹ không cần lo lắng. Nhưng nếu tình trạng kéo dài thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Say xe cũng có thể khiến bé đau bụng và nôn
Say xe cũng có thể khiến bé đau bụng và nôn

Trẻ bị nôn không sốt có sao không?

Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị nôn như khó tiêu, ăn nhiều, ho kéo dài. Bé cũng có thể nôn trớ trong những tuần đầu sau sinh. Hiện tượng này thường xảy ra từ 1 đến 24h sau ăn. Nếu bé bị nôn, không sốt và vẫn khỏe mạnh tăng cân thì mẹ không cần lo lắng.

Trường hợp con nôn, không sốt kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, phát ban thì rất có thể là do bệnh lý trào ngược, tắc ruột hoặc bị ngộ độc thức ăn. Với trường hợp này mẹ cần nhanh chóng cho bé đến gặp bác sĩ để được kịp thời khắc phục, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

??? Xem thêm:

Khi nào cần cho bé đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị đau bụng nôn không sốt không tiêu chảy mà có dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ:

  • Chất nôn ra màu xanh hoặc có lẫn máu
  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 1 ngày
  • Trẻ không thể ăn trong nhiều giờ, cân nặng chững
  • Có dấu hiệu mất nước nặng, không đi tiểu trong 6 tiếng
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
  • Bụng đau dữ dội, từng cơn

Về cơ bản trẻ bị đau bụng nôn không sốt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và lên phác đồ chữa trị.

Trường hợp con nôn và chững cân nặng cần gặp bác sĩ sớm
Trường hợp con nôn và chững cân nặng cần gặp bác sĩ sớm

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài?

Thực tế, trẻ nôn không sốt là hiện tượng khá phổ biến. Các bệnh lý gây ra tình trạng này không quá nguy hiểm. Do đó nếu được phát hiện kịp thời, sức khỏe của bé sẽ có cải thiện tích cực. Dưới đây là những biện pháp mà mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ nôn không sốt cũng như đi ngoài.

Bù nước cho bé

Nôn ói khiến trẻ mất nước dẫn đến khô môi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho cơ thể bị mất cân bằng điện giải. Vì vậy mẹ hãy bù nước cho con bằng cách bổ sung nước ấm. Có thể dùng thêm một số dung dịch bù nước thích hợp để đạt hiệu quả nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của bé. Nếu con có biểu hiện thiếu nước nặng như môi khô, mắt trũng, da nhợt nhạt thì cần khám ngay.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Khi trẻ bị nôn, không sốt mẹ nên tăng cường thức ăn dễ tiêu. Có thể chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả,… Tùy theo nhu cầu ăn uống của bé mà mẹ cân chỉnh liều lượng bữa ăn, tránh việc ép buộc khiến con sinh ra chán nản. Ngoài ra sau mỗi bữa ăn, mẹ nên cho bé vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp dễ tiêu, hạn chế tình trạng nôn ói rất tốt.

Cho trẻ nằm đầu cao hơn

Để giảm nguy cơ nôn ói, trào ngược mẹ nên kê đầu của bé cao hơn phần chân. Có thể dùng gối chống trào ngược để con cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, tránh mặc quá chật khiến con tức bụng sinh ra ói nhiều.

Mẹ sử dụng gối chống trào ngược để hạn chế nôn
Mẹ sử dụng gối chống trào ngược để hạn chế nôn

Cách phòng ngừa tình trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài

Để tránh rủi ro đáng tiếc khi trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài ba mẹ thực hiện biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo thức ăn của bé sơ chế sạch sẽ, nấu chín, đun sôi
  • Cho bé mặc quần áo ấm vào những thời điểm giao mùa, tránh bị cảm lạnh
  • Vào mùa đông, mẹ nên cho bé tắm ở phòng kín, không tắm quá lâu vì dễ ủ bệnh
  • Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng và chân tay bé, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Không tự ý dùng thuốc chống nôn nếu không có sự chỉ định từ phía bác sĩ

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài nhưng vẫn vui chơi bình thường mẹ có thể theo dõi tại nhà. Trường hợp bé bị chững cân, kèm theo mệt mỏi thì hãy đưa con tới gặp bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này