Nội dung chính

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân vẫn chơi bình thường

Bất kỳ ai cũng đều bị sốt một lần trong đời. Trong đó, trẻ nhỏ là dễ gặp nhất. Tùy từng trường hợp mà có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường thì mẹ nên xử lý thế nào?

✔️✔️✔️ Xem thêm: Thuốc hạ sốt pha với sữa được không?

Trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường xử lý thế nào, có cần đi khám không?
Trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường xử lý thế nào, có cần đi khám không?

Tại sao trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường. Đầu tiên, bạn cần nhận thức rằng, phản ứng sốt là vô hại, đây chỉ là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang “chiến đấu” với tác nhân gây bệnh. So với người lớn, trẻ nhỏ dễ bị sốt hơn do hệ miễn dịch còn non yếu. Khi sốt, thân nhiệt tăng cao sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy vậy, một số trường hợp mặc dù sốt, thậm chí sốt cao nhưng vẫn chơi bình thường. Tình trạng này chủ yếu là do nguyên nhân gây sốt không nguy hiểm.

Nguyên nhân bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường

Trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường có rất nhiều lý do khiến cha mẹ không biết được đâu là nguyên nhân thực sự. Dưới đây là tập hợp các nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ:

Trẻ sốt do nhiễm virus

  • Sốt do thủy đậu: virus gây bệnh thủy đậu khiến trẻ có biểu hiện đau đầu và sốt
  • Sốt do bệnh tay – chân – miệng: Trẻ bị nổi bọng nước ở tay, chân và miệng. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, thậm chí là sốt cao
  • Sốt do virus sởi: Trẻ có biểu hiện giống với cảm cúm (ho nhiều, sốt, chảy nước mũi) nhưng có thêm mắt đỏ
  • Sốt xuất huyết: Bên cạnh biểu hiện xuất huyết dưới da, bệnh lý này còn khiến trẻ sốt cao liên tục trong 2 – 6 ngày
Trẻ sốt do nhiễm virus
Trẻ sốt do nhiễm virus

Sốt do nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Sốt ở trẻ có liên quan đến bệnh lý như viêm màng phổi, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản
  • Viêm họng: Trẻ bị đau họng, khàn tiếng kèm sốt cao từ 39 – 40 độ C
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trẻ có biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt và kèm sốt
  • Sốt phát ban: Trẻ xuất hiện các nốt đỏ li ti dưới da, kèm theo sốt từ nhẹ tới cao
  • Nhiễm trùng màng não – gan: Trẻ có biểu hiện đau đầu, sốt cao, buồn nôn, hôn mê, thậm chí co giật

Sốt do tiêm chủng

Hiện tượng sốt do tiêm phòng, đặc biệt là mũi tiêm nặng là hoàn toàn bình thường. Phụ huynh nên theo dõi thân nhiệt của trẻ để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ sốt do tiêm chủng
Trẻ sốt do tiêm chủng

Trẻ em sốt do mọc răng

Trong quá trình tìm hiểu trẻ sốt không rõ nguyên nhân nhiều khả năng là do mọc răng. Thông thường, trẻ mọc răng sẽ sốt nhẹ, nhiệt độ dao động khoảng 37.8 độ C. Trẻ sẽ hạ sốt trong 1 – 2 ngày, do vậy phụ huynh không cần quá lo lắng.

Trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường cần lưu ý những gì?

Có nên cho con ra ngoài chơi?

Khi bị sốt, phụ huynh được khuyến cáo nên cho bé nghỉ ngơi hợp lý. Điều này khiến cha mẹ lầm tưởng rằng không được cho con ra ngoài mà chỉ nằm yên trên giường.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không? Cần lưu ý gì?

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt nhưng vẫn cười, nói, ăn uống bình thường thì không nhất thiết bắt con ở mãi trong phòng. Cha mẹ có thể cho bé ra ngoài, vui chơi, vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, không khí bên ngoài cũng giúp ích cho quá trình phục hồi của bé:

  • Việc ở yên trong phòng nhiều giờ sẽ khiến trẻ có cảm giác bí bách, khó chịu. Không khí ngoài trời thoáng đãng và dễ chịu hơn nhiều so với trong phòng. Vì vậy, trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường có thể ra ngoài trời mà không nhất thiết ở yên trong phòng
  • Bên cạnh đó, đưa con ra ngoài còn giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, hấp thụ canxi tốt hơn. Cha mẹ có thể cho bé ra ngoài lúc buổi sáng sớm hoặc khi chiều tà nhé
Không khí ngoài trời sẽ tốt hơn cho trẻ
Không khí ngoài trời sẽ tốt hơn cho trẻ

Trẻ vừa bị sốt có nên uống thuốc ngay lập tức?

Về mặt y tế, trẻ sốt trên 38 độ C sẽ cần được theo dõi. Nếu dưới 38 độ, trẻ sốt không cần thiết phải uống thuốc, trừ khi có các triệu chứng đáng lo ngại khác. Như đã nói, sốt thực chất là phản ứng tự vệ của cơ thể. Trong khi đó, thuốc hạ sốt cũng chỉ có tác dụng giảm sự khó chịu cho trẻ chứ không thể giảm thân nhiệt xuống mức bình thường.

Nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường, không kèm theo biểu hiện bất thường, thay vì cho con dùng thuốc ngay, hãy áp dụng những cách chăm sóc sau:

  • Chườm ấm
  • Cho trẻ uống nước
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ: thân nhiệt, hơi thở, tinh thần, sắc mặt, trạng thái tiểu tiện và đại tiện
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Ưu tiên các thực phẩm chế biến dạng lỏng, mềm
Cách chăm sóc trẻ bị sốt
Cách chăm sóc trẻ bị sốt

Khi nào cần cho trẻ uống hạ sốt?

Theo nguyên tắc, khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, bạn cần cho con uống thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, nếu trẻ có thể trạng yếu ớt, còn quá nhỏ, có tiền sử sốt cao giật hoặc mắc các bệnh như viêm phổi, tim mạch,… phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc sớm hơn.

Trẻ sốt cao nhưng vẫn chơi bình thường khi nào cần đi khám?

Đa số trường hợp bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường đều không nguy hiểm, cha mẹ chỉ cần chăm sóc và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp sau, bạn không nên chủ quan khi thấy trẻ sốt vẫn chơi bình thường:

  • Trẻ sốt không rõ nguyên nhân (không phải do tiêm chủng hay mọc răng)
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ sốt đi kèm với dấu hiệu nổi ban đỏ trên da. Khả năng cao trẻ bị sốt xuất huyết hoặc sốt do sởi
  • Trẻ sốt liên tục trong 24 giờ mà không thuyên giảm. Hoặc đã hạ sốt sau 24 giờ, nhưng sau đó tái lại

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Cùng theo dõi Fitobimbi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay nhé!

Nguồn tham khảo: uptodate, nih

https://www.uptodate.com/contents/fever-of-unknown-origin-in-children-evaluation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27894446/
Chia sẻ bài viết này