Nội dung chính

Thuốc hạ sốt pha với sữa được không? Cách dùng thế nào?

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt là điều không hề dễ dàng. Vì vậy rất nhiều phụ huynh đã nghĩ ra cách pha thuốc với sữa. Thế nhưng trên thực tế, việc làm này có mang lại hiệu quả không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để biết “thuốc hạ sốt pha với sữa được không”.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì phải dùng thuốc?

Không ít phụ huynh khi thấy trẻ 37.5 đã ngay lập tức dùng thuốc mà không biết rằng mức thân nhiệt này chưa phải là sốt. Thường thì nhiệt độ của bé, kể cả trẻ sơ sinh sẽ dao động khoảng 37- 37,8. Vì vậy khi trẻ bị sốt trên 38 độ C mới cần điều trị y khoa. Theo chuyên gia:

Trẻ sốt cao mới cần dùng thuốc
Trẻ sốt cao mới cần dùng thuốc
  • Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 được coi là nhẹ vì vậy chưa cần dùng thuốc. Thay vào đó mẹ hãy lau ấm vùng nách, bẹn; nới lỏng quần áo và tăng điện giải
  • Từ mức thân nhiệt 38.5 thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt kết hợp với các biện pháp vật lý áp dụng ở trên. Nếu cơn sốt vẫn còn kéo dài mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp
  • Trường hợp sốt trên 39 độ C có thể dẫn đến co giật. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Quá trình di chuyển nên dùng khăn mỏng chắn ngang cửa miệng phòng khi trẻ lên cơn giật và cắn vào lưỡi

Pha thuốc hạ sốt với sữa – Thói quen sai lầm của nhiều mẹ bỉm

Thuốc hạ sốt có mùi vị đắng vì vậy trẻ nhỏ rất sợ. Đa số các con đều không dám uống hoặc uống rồi lại nhổ ra ngay. Đối phó với tình trạng này rất nhiều mẹ bỉm đã nghĩ ra cách pha thuốc cùng sữa. 

Trên các diễn đàn “chăm con” không ít mẹ bỉm chia sẻ về kinh nghiệm này. Cụ thể mẹ Thu Hà cho biết: “Bé nhà mình còn 3 ngày nữa là tròn 1 tuổi. Do sức đề kháng kém nên bé thường xuyên bị sốt. Lúc đầu mình cũng pha thuốc vào nước rồi dùng ống bón nhưng con không chịu hợp tác, toàn nhè hoặc cố tình ọe. Về sau nghe nhiều mẹ mách hòa thuốc hạ sốt vào sữa và cho cậu bú. Trộm vía dù có nhăn mặt nhưng vẫn còn hơn so với uống không

Cũng nói về vấn đề này, mẹ Trang cho biết: “Chẳng biết thuốc hạ sốt pha với sữa được không, nhưng con nhà mình từ bé đến giờ đều uống như thế. Bé vẫn khỏi ốm và không thấy sao. Mình nghĩ pha thuốc vào sữa cũng giống như hòa nước rồi thêm đường thôi.”

Vậy thực hư việc làm này có đúng không, liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia.

Giải đáp – Thuốc hạ sốt có pha với sữa được không?

Theo chuyên gia, mẹ không nên pha thuốc hạ sốt với sữa. Bởi vì điều này có thể khiến cho thuốc phản ứng lại với các thành phần của sữa, giảm đi tác dụng vốn có và gây nguy hại sức khỏe.

Thuốc hạ sốt pha sữa sẽ khiến hiệu quả giảm đi rất nhiều
Thuốc hạ sốt pha sữa sẽ khiến hiệu quả giảm đi rất nhiều
  • Làm giảm khả năng của thuốc

Như mẹ đã biết, ngoài nước và chất hữu cơ, trong sữa còn nhiều vi khoáng đa lượng. Không chỉ thế với lượng lipid và độ kiềm cao, sữa có thể làm chậm khả năng hấp thu của thuốc. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng canxi có trong sữa mẹ và sữa công thức có thể tương tác bất lợi với thuốc. Tạo thành phức hợp khó tan và bé không thể hấp thụ.

  • Làm biến dạng đặc tính của thuốc

Điều đáng lo nhất khi hòa thuốc sốt của bé với sữa là tình trạng biến dạng đặc tính, gây ra tác hại nguy hiểm. Cụ thể khi xảy ra phản ứng hóa học, ngoài tình trạng thuốc khó tan thì trẻ có thể sốc thuốc, ngộ độc, ảnh hưởng tính mạng nếu không kịp thời xử lý.

Vì vậy pha thuốc hạ sốt với sữa được không? Câu trả lời là không. Trường hợp bé không chịu uống mẹ hãy đổi sang siro, mùi vị của chúng dễ uống và cũng chia liều dễ hơn.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có phải uống lại?

Uống thuốc hạ sốt với sữa không được khuyến khích sử dụng vì vậy bé buộc phải uống trực tiếp. Điều này khiến cho tình trạng nôn trớ tăng cao. Vậy trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có cần uống lại.

Theo chuyên gia, nếu mẹ cho con uống thuốc mà bị nôn trớ trong khoảng 20 phút đổ lại thì cần bổ sung. Bởi vì lúc này thuốc chưa hấp thụ để giúp cơ thể hạ nhiệt. Đối với tình trạng nôn trớ sau 20 phút mẹ không cần phải bổ sung liều sau. Bởi vì lúc này thuốc đã có đủ thời gian thẩm thấu, phát huy tác dụng trị bệnh.

Chú ý: Nếu thuốc hạ sốt ở dạng siro hoặc các thuốc ho, hen suyễn ở dạng dung dịch mẹ không cần phải cho bé uống lại sau nôn. Vì đây là những loại thuốc có tính thẩm thấu rất nhanh. Việc cho bé uống bù có thể gây ra tình trạng ngộ độc, quá liều.

Nếu mới uống thuốc mà trẻ đã nôn mẹ cần bù liều
Nếu mới uống thuốc mà trẻ đã nôn mẹ cần bù liều

Làm sao để bé uống thuốc hạ sốt dễ dàng mà không cần hòa với sữa?

Để việc uống thuốc hạ sốt của bé thuận lợi mà không cần phải pha sữa mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây.

Sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro

Hiện có rất nhiều loại thuốc hạ sốt dạng siro có vị trái cây giúp bé dễ dàng hấp thụ. Với trẻ khó tính mẹ nên lựa chọn loại chế phẩm này, thay vì dùng thuốc dạng viên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, quá trình áp dụng cần phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.

Mẹo dùng thuốc hạ sốt dạng viên

Đối với thuốc hạ sốt dạng viên, mẹ có thể áp dụng các mẹo vặt sau để việc tiếp nhận của bé trở nên dễ dàng:

  • Khi sử dụng cho trẻ lớn: Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp, không cần dầm nhuyễn bởi vì điều này có thể khiến cho mùi vị của thuốc trở nên đắng hơn. Sau khi con đã uống thuốc, mẹ hãy cho bé dùng thêm viên kẹo để quên vị đắng
  • Khi sử dụng cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên hòa thuốc dạng viên với nước sau đó để nguội. Ngoài ra để bé dễ dàng uống hơn, mẹ hãy sử dụng đá lạnh làm tê đầu lưỡi hoặc pha với một chút đường
  • Khi sử dụng cho bé đang ăn dặm: Mẹ có thể hòa thuốc vào trong thức ăn của bé theo liều lượng xác định. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc hạ sốt chung với sữa tươi

Chỉnh lại tư thế uống thuốc của bé

Ngoài ra khi cho bé uống thuốc hạ sốt mẹ nên nâng cao đầu, để hơi nghiêng. Sau đó dùng muỗng đút thuốc vào trong sao cho thuốc không chạm vào mép lưỡi gây ra cảm giác đắng mạnh. Bên cạnh đó, để ngăn tác dụng phụ của thuốc hạ sốt mẹ hãy cho bé dùng thuốc sau ăn hoặc uống sữa khoảng 2 giờ. 

Thuốc hạ sốt pha với sữa được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vì vậy tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách dùng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này