Nội dung chính

Đau bụng bên trái ở trẻ em: Nguyên nhân, cách trị

Đau bụng bên trái ở trẻ em là một trong những căn bệnh thường gặp. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tình trạng này hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Trẻ bị đau bụng bên trái là gì?

Đau bụng trái là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào vị trí và các dấu hiệu đi kèm mà các bác sĩ có thể chẩn đoán ra bệnh.

Theo các chuyên gia, khi đau bụng trái trẻ sẽ có thể đau ở bụng dưới, bụng trên, ngang rốn hoặc kèm theo dấu hiệu buồn nôn, chán ăn, ra máu,… Ngoài ra, dựa vào dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu khi đau bụng người ta cũng có thể xác định được bệnh liên quan.

Đau bụng trái ở trẻ
Đau bụng trái ở trẻ

Vị trí và nguyên nhân trẻ hay đau bụng trái

Để giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh được hiệu quả mẹ cần xác định chính xác vị trí đau bụng của con. Theo các chuyên gia, tùy vào vị trí đau bụng bên trái ở trẻ mà các nguyên nhân đi kèm có thể khác nhau. Cụ thể:

Đau bụng bên trái ở phía trên

Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên xương ức. Do đó, hoạt động của các cơ quan như thận trái, tụy, dạ dày có thể đang gặp vấn đề nếu bé cảm thấy vùng bụng này bị đau. Dưới đây là những nguyên nhân khiến con gặp tình trạng này.

  • Do lá lách: Lá lách là cơ quan nằm sau dạ dày, dưới xương sườn cuối bên trái với chức năng chính là lọc máu, tân sinh tế bào, dự trữ tiểu cầu và có vai trò tăng cường miễn dịch. Khi trẻ có cơn đau bụng bên trái ở vùng phía trên thì rất có thể là do lách bị phì đại hoặc bị tổn thương
  • Do ruột: Gần như mọi thứ bất thường ở ruột đều sẽ gây ra tình trạng đau bụng bên trái ở trẻ. Cụ thể khi bé bị viêm loét dạ dày, khó tiêu, viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, táo bón tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng
  • Do zona thần kinh: Bụng là vị trí thường nổi phát ban trong bệnh Zona thần kinh. Vì vậy khi đau bụng dưới bên trái ở trẻ em mẹ có thể nghĩ đến trường hợp này
  • Do sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận: Đau bụng bên trái ở trẻ em có thể do bệnh sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận bên trái. Đây là bệnh lý có thể gây đau dữ dội ở phần bụng trên phía trái, phía sau của lưng. Triệu chứng đi kèm có thể là sốt, đau khi tiểu hoặc lẫn máu

Ngoài ra tình trạng đau bụng dưới bên trái ở trẻ em còn có thể khởi phát do động mạch chủ, vấn đề về tụy hoặc do phổi.

Đau bụng bên trái phía dưới

Vị trí dưới bụng bên trái thường là cơ quan tiêu hóa, bài tiết. Đây là những phần thiết yếu và quan trọng của cơ thể. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là do rối loạn tiêu hóa hoặc có liên quan đến hệ bài tiết, sinh sản. Cụ thể:

Trẻ đau bụng trái phía dưới rốn
Trẻ đau bụng trái phía dưới rốn
  • Bé mặc các bệnh về hệ tiêu hóa: Trẻ có biểu hiện đau bụng phía dưới, khả năng đã mắc chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột. Thông thường, những cơn đau bụng phía dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khó chịu như sốt, nôn mửa, táo bón, buồn nôn,… Ngoài ra việc bị táo bón, viêm ruột già hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt cũng sẽ gây ra những cơn đau bụng bên trái dữ dội
  • Mắc bệnh về hệ sinh sản: Với các bé gái trong tuổi dậy thì hoặc sinh sản những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là do lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung,…
  • Hệ bài tiết có vấn đề: Đau bụng bên trái ở trẻ em có thể do bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết ở thận và ống niệu với các biểu hiện cụ thể như cơn đau quặn bụng bên trái, bé đi tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc buồn nôn. Bên cạnh đó, việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ gây ra cơn đau đột ngột ở phần bụng dưới bên trái kèm theo triệu chứng như tiểu nhiều, đau buốt,…
  • Bệnh lý khác: Bên cạnh những bệnh ở trên thì đau bụng bên trái trẻ em còn có thể là do xuất hiện vết bầm hoặc là khối máu bị tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm nhiễm mạch máu ở vùng bụng dưới có thể gây ra cơn đau đột ngột

Đau bụng bên trái cạnh rốn

Đau bụng bên trái trẻ em vị trí cạnh rốn là tình trạng mà bé nào cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Cụ thể dựa vào vị trí cơn đau, bác sĩ có thể chẩn đoán bé đang mắc gì.

  • Do viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là căn bệnh gây nhiều tổn thương cho phân niêm mạc dạ dày và đầu ruột non. Dù không phải là bệnh lý nhi khoa phổ biến nhưng do chế độ ăn uống, sinh hoạt hiện nay mà ngày càng có nhiều bé bị căn bệnh này. Theo các chuyên gia, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng bé sẽ có những cơn đau bên trái ở vùng ngang rốn. Những cơn đau này bắt đầu từ mức độ nhẹ cho đến dữ dội. Đi kèm với đó là các triệu chứng buồn nôn- nôn, chán ăn, nóng rát, ợ chua, sụt cân
  • Do viêm túi thừa đại tràng: Cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên trái ở trẻ. Ngoài những cơn đau ở phần quanh rốn bên trái bé còn có các triệu chứng như sốt, buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện
  • Do ruột kích thích: Khi bị chứng bệnh này trẻ sẽ cảm thấy đau nhẹ sau ăn, cơn đau thường sẽ tập trung ở phía bên trái vùng ngay cạnh rốn. Theo các chuyên gia, hội chứng ruột kích thích chủ yếu bắt nguồn từ bất thường ở nhu động ruột, trẻ bị nhiễm trùng, cơ thể không dung nạp hoặc là dị ứng thức ăn. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con
Tình trạng đau bụng trái ngay vùng rốn
Tình trạng đau bụng trái ngay vùng rốn

Cách điều trị tình trạng đau bụng bên trái ở trẻ em

Khi trẻ bị đau bụng trái, mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để giảm cơn đau cho bé.

Dùng mẹo dân gian

  • Sử dụng gừng tươi: Tác dụng chính của gừng đó là làm ấm và lưu thông máu dễ hơn. Vì vậy khi con bị đau bụng trái mẹ hãy thử pha một ấm trà gừng để con sử dụng nhằm giúp giảm đau
  • Sử dụng mật ong: Mật ong cũng được nhiều người tin dùng để giúp giảm đau tức bụng. Do đó mẹ hãy pha thử mật ong với chút nước ấm rồi cho bé dùng sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả
  • Dùng bạc hà, gừng, tỏi: Bạc hà, gừng, tỏi là những thảo dược tính ấm, tác dụng cải thiện triệu chứng đau bụng hiệu quả. Vì vậy khi bé đau vùng bụng trái mẹ hãy sử dụng 3 thảo dược này pha với nước ấm ngày uống 2 lần
  • Sử dụng lá ổi: Lá ổi là một trong những thảo dược tự nhiên có thể kiểm soát được cơn đau bụng. Vì vậy nếu chưa biết đau bụng bên trái ở trẻ em phải làm thế nào mẹ hãy lấy búp ổi sau đó sao nóng cùng muối và đun sắc cùng củ gừng đã nướng trong vòng khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống 2 lần để đẩy lùi cơn đau bụng trái

Y học hiện đại

Ngoài những mẹo vặt kể trên khi trẻ có các dấu hiệu đau vùng bụng trái mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời. Quá trình này cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời
  • Khi các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều mẹ nên cho bé nghỉ ngơi
  • Trước khi thăm khám xác định nguyên nhân của bệnh mẹ không tự ý cho con dùng thuốc
  • Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Từ đó đưa lên phác đồ điều trị phù hợp

Cách phòng tránh tình trạng đau bụng bên trái ở trẻ

Việc đau bụng trái ở trẻ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ hãy áp dụng biện pháp dưới đây.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, nước có gas, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ
  • Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nhất là rau xanh và hoa quả tươi
  • Cho bé ăn uống đủ chất, hạn chế đồ ăn nhanh, sống, chưa chế biến kỹ
  • Tập cho con thói quen ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung đầy đủ nước cho con, ít nhất là 2 lít/ ngày
Chế độ ăn uống phù hợp cho con
Chế độ ăn uống phù hợp cho con

Sinh hoạt, luyện tập điều độ

Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc tập luyện khoa học cũng giúp các bé ngăn ngừa tình trạng đau vùng bụng trái. Cụ thể:

  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức
  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng đề kháng

Khi nào bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Đau bụng dưới bên trái có thể là các dấu hiệu ban đầu của vài bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy bố mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ trong các trường hợp dưới đây.

  • Cơn đau bụng kéo dài liên tục
  • Đau dữ dội nhiều ngày
  • Bé có dấu hiệu tiêu chảy ra máu, ói mửa, đi tiêu nhiều lần
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi, người li bì

Đau bụng bên trái ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, khi dấu hiệu bệnh kéo dài mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Chia sẻ bài viết này