Nội dung chính

Dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì để con thông minh vượt trội?

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hình thành ngôn ngữ và nhận thức rõ ràng hơn. Chính vì vậy, ba mẹ nên tận dụng cơ hội này để khơi gợi tiềm năng của trẻ. Vậy nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì

Lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi

Độ tuổi phù hợp nhất để giáo dục bé thông minh, lanh lợi là khi bé được 3 – 6 tháng tuổi. Bởi giai đoạn này, bé đã có thể nhận thức được một số thứ xung quanh, bắt đầu biết hóng chuyện, ê a với mọi người. Bên cạnh đó, bước sang giai đoạn này, thính giác, thị giác, xúc giác của con đã phần nào nhạy bén. Việc dạy trẻ sớm sẽ phần nào làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bé, xây dựng môi trường trí tuệ và cả sự vận động tốt nhất cho con.

  • Giúp trẻ phát triển tư duy, cảm xúc, tinh thần một cách bền bỉ theo thời gian
  • Rèn luyện tính nhẫn nại cho bé, giúp trẻ có sự chủ động hơn trong cuộc sống sau này
  • Trẻ học được cách lắng nghe, thấu hiểu người đối diện thông qua những tình huống
  • Tạo tiền đề vững chắc để con có hành trang tốt bước vào tương lai
  • Dạy trẻ 6 tháng tuổi giúp trẻ nhạy bén và dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau
Lợi ích của việc giáo dục sớm cho trẻ
Lợi ích của việc giáo dục sớm cho trẻ

Dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì?

Là ba mẹ, ai cũng mong muốn bé yêu lớn lên khỏe mạnh và lanh lợi. Đến 6 tháng tuổi, não bộ của bé đã đạt 50% trọng lượng não người lớn. Đây cũng là cột mốc đáng nhớ khi em bắt bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, biết lên kế hoạch để đạt được những điều bé muốn, biết thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và biết tương tác với người thân rõ ràng hơn. Mỗi bé sinh ra đều có tiềm năng riêng biệt. Tuy nhiên, để tiềm năng ấy trở thành điểm mạnh của trẻ thì việc giáo dục những năm đầu đời có vai trò then chốt. Vậy ba mẹ có thể dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì?

Dạy trẻ 6 tháng tuổi qua việc “ăn”

Dinh dưỡng đóng vai trò của sự phát triển của trẻ giai đoạn 6 tháng trở đi. Trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức thì từ 6 tháng tuổi trở đi là thời điểm trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng từ đồ ăn dặm. Nhiệm vụ lúc này của mẹ đó chính là cân bằng dinh dưỡng hợp lý giữa đồ ăn dặm và sữa, cũng như ăn như thế nào để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé sau này.

  • Khi mới tập tành ăn dặm, mẹ chỉ nên đút cho bé khoảng 1/2 thìa thức ăn hoặc ít hơn. Đồng thời, trong quá trình ăn, mẹ nên trò chuyện để tạo hứng thú cho bé. Thế nhưng, chuyện ăn uống của bé chưa bao giờ là dễ dàng. Đôi lúc, bé sẽ đẩy hết thức ăn ra quanh miệng và không chịu ăn. Mẹ cần kiên trì, tập cho bé ăn từng chút một. Đặc biệt, hãy thay đổi thực đơn thường xuyên, đa dạng cách chế biến và trang trí món ăn đẹp mắt để thu hút sự chú ý của bé
  • Mẹ nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Mẹ nên tập cho bé thói quen ngồi thẳng, ăn từng muỗng, có khoảng nghỉ giữa các lần đút và ngừng lại khi bé có dấu hiệu nôn trớ
  • Nếu bé biếng ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé. Mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ để bé tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước
  • Thiết lập thời gian biểu ăn uống cho bé. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn cũng như giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn
  • Không nêm nếm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ. Nếu có, bạn chỉ nên dùng loại gia vị dành riêng cho bé ăn dặm
Dạy trẻ 6 tháng tuổi thông qua việc “ăn”
Dạy trẻ 6 tháng tuổi thông qua việc “ăn”

Dạy bé 6 tháng thông minh qua việc “ngủ”

Ngoài ăn uống thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không kém trong sự phát triển trí não của trẻ 6 tháng tuổi. Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp não bộ củng cố ký ức, thu thập thêm kiến thức và xử lý thông tin. Hơn nữa, khi ngủ cũng là thời điểm cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng, giúp cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Theo đó, bé 6 tháng tuổi cần ngủ đủ 15 tiếng mỗi ngày. Bước sang tháng thứ 6, bé có nhiều chuyển biến trong quá trình phát triển, ví dụ như bắt đầu ăn dặm, mọc răng, tập ngồi, cai sữa, mẹ đi làm trở lại,… Do đó sẽ không thể tránh khỏi những lúc bé cáu kỉnh, khó chịu cùng nỗi lo sợ xa mẹ, dẫn đến quấy khóc, khó ngủ hơn.

Để dạy bé thông qua việc ngủ hiệu quả, ba mẹ nên thay phiên nhau ru bé ngủ, hát, kể chuyện và chơi trước khi đi ngủ. Đồng hời, hãy tập cho bé ngủ theo thời gian biểu để ba mẹ có thể vừa sắp xếp công việc, vừa đảm bảo bé ngủ đủ giấc.

Dạy bé 6 tháng thông minh qua việc
Dạy bé 6 tháng thông minh qua việc “ngủ”

Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “chơi”

Đây là giai đoạn thùy trán bé bắt đầu phát triển, quyết định đến suy nghĩ, hành vi cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc. Bởi vậy, những giờ vui chơi không chỉ đem đến sự thoải mái mà còn là cơ hội để rèn luyện các kỹ năng xã hội – giao tiếp của trẻ.

Vậy ba mẹ nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì để phát triển toàn diện? Dưới đây là những kỹ năng mà bạn cần tập luyện cùng trẻ:

Phát triển kỹ năng vận động

Hoạt động thể chất không chỉ tốt cho kỹ năng vận động mà còn giúp nâng cao sức khỏe tinh thần. Vận động thường xuyên giúp giải phóng endorphin, chống lại cảm giác lo âu, trầm cảm. Đó là lý do ba mẹ nên khuyến khích bé đạt được các mốc vận động càng sớm càng tốt: tự ngồi, tập trườn, bò, vỗ tay theo nhạc,…  Những kỹ năng này được rèn luyện sẽ giúp bé tự do khám phá, mở rộng tầm nhìn, từ đó dễ dàng quan sát, phát triển nhanh chóng hơn về nhận thức và thị giác.

Phát triển các giác quan

Bé đang trong quá trình học hỏi nên ba mẹ không cần quá cầu kỳ khi dạy bé, hãy để bé tự do khám phá. Điều ba mẹ cần làm là mua cho bé những món đồ chơi thích hợp, chất liệu an toàn để bé có thể chơi ngay trong chính ngôi nhà của mình 6 tháng tuổi là giai đoạn trí não bé phát triển mạnh mẽ dựa trên những trải nghiệm cầm nắm hay cảm nhận bằng giác quan. 

Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “chơi”
Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “chơi”

Vì vậy, ba mẹ sẽ thấy bé hay khám phá đồ vật bằng cách đưa vào miệng hoặc mút tay. Có thể mẹ chưa biết, mút tay chính là liệu pháp xoa dịu tinh thần rất hiệu quả, nhất là khi bé đói hoặc mệt. Song, nhiều ba mẹ lo nghĩ, bé mút tay quá nhiều sẽ trở thành thói quen xấu hoặc gây lây nhiễm vi khuẩn. Cách đơn giản để khắc phục đó là vệ sinh tay, miệng cho bé sạch sẽ, cùng như sàn nhà, đồ chơi, tất cả mọi đồ vật mà bé có thể tiếp xúc.

Phát triển ngôn ngữ và tình cảm

Để phát triển khả năng ngôn ngữ, mẹ nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Thực tế, bé có thể phát ra âm thanh từ 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải đến giai đoạn này, ngôn ngữ của bé mới phát triển rõ rệt. Bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu biết bập bẹ “ba ba”, “ma ma”. Bé được củng cố vốn từ vựng một cách tự nhiên thông qua việc lắng nghe người lớn giao tiếp. Vì vậy, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, hát hoặc đọc sách với bé. Đồng thời khuyến khích đặt câu hỏi cho bé, sau đó ngừng lại một chút để bé bập bẹ “trả lời”. Đây cũng chính là cách dạy để bé hiểu giao tiếp là thế nào.

Khi đọc sách cho bé, ba mẹ nên thay đổi tông giọng phù hợp với cảm xúc của từng câu chuyện và có những khoảng nghỉ để bé yêu phát triển trí tưởng tượng nhé!

Bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ dạy bé học nói. Vậy nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì để phát triển khả năng ngôn ngữ?

Chậm mà chắc

6 tháng tuổi là giai đoạn đầu để bé tiếp xúc với ngôn ngữ. Vì vậy, việc nghe và hiểu của bé sẽ trở nên khó khăn hơn nếu ba mẹ nói quá nhanh và quá nhiều thông tin một lúc. Để bé có cơ hội phát triển, ba mẹ nên nói chuyện với bé với tốc độ chậm, rõ ràng và càng đơn giản càng tốt nhé!

Hãy nói thật đơn giản

Ba mẹ vẫn có thể nói chuyện như thường ngày, song cần nhấn mạnh vào những cụm từ thường được sử dụng hàng ngày. Chẳng hạn, khi ba mẹ nói: bây giờ ba mẹ sẽ pha sữa cho con ti nhé!”, sau đó bạn hãy cầm bình sữa lên và chỉ cho bé “sữa, đây là sữa của con” và chỉ và nói “cái bình sữa”. Mỗi lần như vậy con sẽ học hỏi được thêm nhiều từ vựng mới đó!

Bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi
Bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi

Hạn chế sử dụng đại từ

Trong quá trình nói chuyện, ba mẹ nên hạn chế dùng những đại từ gây bối rối cho bé. Thay vào đó nên dùng những câu như “đây là chiếc kính của mẹ” hoặc “đây là đồng hồ của ba”, kèm theo đó là hành động trỏ vào vật mà mẹ đang nói tới. Không nên dùng các đại từ xưng hô phức tạp như cậu của con, chú của con, dì của mẹ, bạn của mẹ,…

Bắt chước

Để bé phát triển kỹ năng giao tiếp, ba mẹ nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Chú ý tới tiếng thủ thỉ và bi bô của bé. Trẻ nhỏ rất thích chơi trò “bắt chước”, cả về cao độ và âm điệu của giọng nói. Hãy chú ý tới tiếng thủ thỉ và bi bô của bé, ngay cả khi bạn chẳng hiểu ngôn ngữ này. Lặp lại lời nói đó và hỏi bé có đúng không? Tiếp tục dành sự quan tâm yêu thương của bạn để bé cảm thấy được khen thưởng khi cố gắng nói chuyện. Trong cuộc trò chuyện nên sử dụng câu từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi để trẻ bắt chước và tiếp thu tốt hơn

Hãy cố gắng lắng nghe, tập trung hoàn toàn vào trẻ để chúng có nhiều cơ hội hơn “nói chuyện” với bạn. 

Nói mọi lúc, mọi nơi

Để bé sớm biết nói, ba mẹ hãy thay phiên hoặc cùng nhau kể chuyện cho bé mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ là đọc những câu chuyện trong sách mà là cả những mẫu chuyện nhỏ thường ngày. Chẳng hạn khi đang nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ cũng nên tận dụng thời gian để nói chuyện với bé, chỉ cho bé về những nguyên liệu của món ăn, các bước mẹ đang thực hiện và món ăn đó có ngon không. Đây là cách tương tác với bé hiệu quả mà ba mẹ có thể thực hiện ở bất cứ đâu.

Khen ngợi

Trẻ nhỏ dù chưa nói được nhưng chúng có một “siêu năng lực” nhận biết cảm xúc của đối phương. Vì vậy, trong khi đang nói chuyện với trẻ, hãy luôn mỉm cười, tỏa ra năng lượng tích cực để trẻ cảm thấy thích thú hơn với điều này.

Bên cạnh đó, hãy khen ngợi, động viên trẻ khi học được kỹ năng gì đó mới, dù là nhỏ nhất. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú với việc họ nói nhiều hơn khi mà nhận được phản ứng tích cực từ người xung quanh đó

Đừng sửa chữa sai lầm

Hãy cho phép trẻ mắc lỗi. Vì hầu hết trẻ em có thể học cách sửa lỗi ngôn ngữ của mình sau khi nghe người lớn nói. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào việc sửa sai cho trẻ, chúng có thể trở nên lo lắng và do dự khi cố gắng lên tiếng.

Đồng thời bổ sung dinh dưỡng thiết yếu và an toàn cho trẻ – Omega thực vật

Các axit béo thiết yếu (Omega 3 và 6) là thành phần cấu trúc chính cho màng tế bào hệ thống thần kinh trung ương, giúp tăng số lượng khớp thần kinh và thúc đẩy dẫn truyền thần kinh nên ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, là tiền đề giúp phát triển trí não. Chính vì vậy, để não bộ phát triển và hoàn thiện, các mẹ cần bổ sung Omega 3 và 6 vào chế độ dinh dưỡng của con ngay từ khi bé được 1 ngày tuổi.

Điều đáng nói, cơ thể không tự tổng hợp Omega 3 và Omega 6 mà phải bổ sung từ bên ngoài qua ăn uống và các sản phẩm chứa hai axit béo này như TPBVSK Fitobimbi Omega Junior.

Sản phẩm cung cấp Omega 3 và 6 từ thực vật cho bé từ 1 ngày tuổi, được chiết xuất từ quả lý chua đen giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tốt cho mắt.

Được biết, dầu quả lý chua đen chứa tỷ lệ vàng Omega 6/Omega 3 là 4:1 một cách tự nhiên, đồng thời bổ sung vitamin E giúp bảo toàn Omega không bị biến chất. Do đó, nó được các bà mẹ bỉm sữa ở 60 quốc gia trên thế giới ưa chuộng tin dùng cho con ngay từ 1 ngày tuổi.

Nhờ chiết suất từ các thành phần thực vật nên Fitobimbi Omega Junior không hề có mùi tanh, rất dễ dùng cho bé. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chứa Gluten, Lactose nên rất an toàn, cha mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho các con.

Bài viết trên đây đã giúp ba mẹ biết nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Fitobimbi sẽ luôn đồng hành cùng phụ huynh trong chặng đường nuôi con lớn khôn. Cùng theo dõi website để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Chia sẻ bài viết này