Nội dung chính

Mẹo hay cho mẹ khi trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày?

Trẻ 3 tháng tuổi dành khoảng 5 tiếng ngủ ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bé quấy khóc, trằn trọc và ngủ không ngon. Vậy tại sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày? Giải pháp nào cho tình trạng này?. Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Một ngày bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

be 3 thang tuoi ngu bao nhieu la du

Trên thực tế, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh. Đây không chỉ thời gian để bé nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng mà còn phát triển não bộ. Các tế bào não của trẻ ở 3 tháng tuổi có thể đạt 80% so với trưởng thành.  Do đó, trẻ cần ngủ đủ cả ngày và đêm. 

Thông thường một đứa trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14-17h một ngày. Bao gồm, 5 -6 tiếng ngủ ngày và 9-12 tiếng ngủ đêm Điều đó, đồng nghĩa với việc bé chỉ nên thức khoảng 7-10 tiếng một ngày.

Theo các chuyên gia, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường sẽ không sâu và dài như của người lớn mà sẽ có sự luân phiên giữa giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu. Vì vậy, bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ 3-5 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và 1-2 giấc ngủ dài vào đêm.

Ở giai đoạn này, do trẻ đã làm quen với việc phân biệt ngày đêm. Vì vậy, một số bé bắt đầu tập ngủ xuyên đêm, tức là khoảng 6-8 tiếng 1 lần. Tuy nhiên số khác, vẫn còn thức dậy đòi ăn. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết khi bé được 6-12 tháng tuổi.

Tại sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày?

Có rất nhiều lý do khiến bé ngủ ngày không sâu hoặc bỏ hẳn giấc ngủ này. Cụ thể:

tai sao tre 3 thang tuoi ngu it ban ngay
  • Trẻ mải học kỹ năng mới: 3 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu kỹ năng phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh. Giai đoạn này con bắt đầu tập lẫy, có cảm hứng với âm thanh, biết hóng chuyện và điều khiển bàn tay linh hoạt. Việc khám phá các kỹ năng mới khiến bé thích thú, mải mê mà quên đi cả việc ngủ. 
  • Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh: Khi mới sinh ra, trẻ nhìn thế giới bằng hai màu đen, trắng. Tuy nhiên ở giai đoạn 3 tháng tuổi, võng mạc phát triển đầy đủ. Con có thể nhìn vật thể trong phạm vi từ 20-40cm với đủ màu sắc. Vì vậy, bé mải mê khám phá, ngắm nhìn và không muốn ngủ vào ban ngày.
  • Thói quen ngủ không tốt: Nếu bé đã quen với việc trên võng, xe đẩy hoặc được rung lắc thì khó có thể ngủ ngon nếu không đáp ứng nhu cầu này. Do đó, mẹ nên thiết lập thói quen đi ngủ khoa học cho bé ngay từ nhỏ thay vì cưng chiều.
  • Do tình trạng sức khỏe: Nghẹt mũi, đau tai, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể ảnh hưởng giấc ngủ của con. Vì vậy, nếu đã áp dụng mọi cách mà giấc ngủ không cải thiện mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ.
  • Phòng ngủ không thoải mái: Một số yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của con.
  • Bé khó chịu: Làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm do đó nếu tã hoặc quần áo bẩn, giường nệm không sạch bé cũng khó chịu và không ngủ ngon.

Trẻ ngủ ít ban ngày có sao không?

Trẻ sơ sinh thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ. Số giờ ngủ ban ngày và đêm gần như xấp xỉ bằng nhau. Vì vậy, việc ngủ ngày ít cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cụ thể:

tre ngu it ban ngay co sao khong
  • Trẻ quấy khóc vào đêm: Việc ngủ ít vào ban ngày khiến trẻ mệt mỏi, thường hay cáu gắt vào giấc ngủ đêm. Điều này kéo dài sẽ khiến bé bị rối loạn giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng quá trình khám phá của bé:  Ở những bé ngủ ngày đủ giấc, tinh thần sẽ được thoải mái. Con thỏa thích khám phá thế giới xung quanh và kỹ năng mới của mình.  Ngược lại nếu việc ngủ ngày không đạt, trẻ quấy khóc, mè nheo với mẹ cả ngày.
  • Ảnh hưởng phát triển thể chất, tinh thần: Giấc ngủ không chỉ là quãng thời gian mà trẻ tái tạo năng lượng. Đây còn là lúc mà các tế bào thần kinh, thể vân và các mô cơ trong cơ thể bé hoàn thiện. Vì vậy, việc ngủ không ngon dù là ban ngày hay đêm đều sẽ khiến cho quá trình phát triển rối loạn.

Giải pháp cho mẹ khi trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày

Ngủ ngày hay đêm đều cũng quan trọng. Vì vậy khi con ít ngủ ban ngày mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho bé bú đủ sữa: Đối với trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi, cữ bú nên được thực hiện thường xuyên. Cứ khoảng 2-3 tiếng một lần mẹ nên cho bé bú. Khi được ăn no con sẽ ngủ ngon hơn.
  • Phòng ngủ yên tĩnh: Phòng ngủ rất là quan trọng nhất là ánh sáng ban ngày lại thường chói hơn đêm. Vì vậy để bé có thể ngủ ngon vào ban ngày mẹ nên chú ý giảm ánh sáng trong phòng bằng cách kéo rèm, đóng cửa nhưng vẫn phải đảm phòng thoáng mát và ít tiếng ồn.
be 3 thang ngu ngon lanh nho cach nay
  • Đảm bảo tã bỉm sạch sẽ: Nếu bé ngọ quậy, khó chịu và không ngủ ngon ban ngày mẹ hãy kiểm tra tã bỉm. Đảm bảo tã luôn khô thoáng, thấm hút để bé ngủ ngon. Đồng thời vệ sinh chăn màn sạch sẽ, lựa chọn quần áo thoáng mát cho con.
  • Xây dựng khung giờ ngủ cố định: Dù là giấc ngủ ban ngày mẹ cũng nên xây dựng cho bé lịch trình cố định. Điều này giúp con quen dần với giấc ngủ này. Với trẻ 3 tháng tuổi mẹ nên đảm bảo tối thiểu 1 giấc ngủ ngắn buổi sáng, 1 giấc ngủ trưa và 1 giấc ngủ chiều. 
  • Tắm nắng cho con: Tắm nắng rất tốt cho trẻ sơ sinh, giúp tăng hấp thụ canxi, phốt pho, để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi mẹ nên lựa chọn thời điểm thích hợp trong ngày. Tốt nhất là vào sáng sớm, khoảng 15-30 phút.
  • Nhẹ nhàng với con: Giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đang mải mê khám phá thế giới và kỹ năng mới của mình. Vì vậy, đôi khi giấc ngủ của bé sẽ bị rối loạn. Con ít ngủ ngày và hay cáu gắt. Tuy nhiên nếu mẹ kiên trì với bé, tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt sau 1-2 tuần.
  • Làm “ổ” cho con: Trẻ sơ sinh quen với cảm giác ấm áp, an toàn trong bụng của mẹ. Vì vậy, biện pháp làm “ổ” là bí truyền giúp bé ngủ ngon và không giật mình. Gợi ý cho mẹ là dùng chiếc khăn thật mỏng quấn quanh người bé để tạo ra chiếc ổ nhỏ giúp bé ngủ sâu.

Lời kết:

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên mẹ không nên để tình trạng này kéo dài. Việc đảm bảo thời gian ngủ đủ và đúng chu kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện.

https://www2.hse.ie/babies-children/sleep/babys-sleep-needs-3-6-months/
https://www.healthline.com/health/baby/3-month-old-sleep-schedule
Chia sẻ bài viết này